UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2010-2011 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút. Đề thi này gồm 01 trang. Câu 1: (2 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: Giâu gia hoa nở bao giờ Sớm nay bỗng thấy bất ngờ hương bay Bấy giờ mới ngước lên cây Từng chùm hoa nhỏ thơ ngây dịu dàng Mới đầu hoa lấm tấm vàng Đến khi trắng muốt là tàn mất hoa Có gì muốn nói với ta Nhưng chưa nói được thì hoa lìa cành Bước đi chậm nhé chứ anh Vùng than đen, trắng những nhành hoa rơi … (Hoa trắng – Trần Nhuận Minh) Câu 2: (1,5 điểm) “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Cố hương – Lỗ Tấn) Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường trong đoạn văn trên? Câu 3: ( 6,5 điểm) Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại? ====HẾT==== Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: 1 ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT Híng dÉn chÊm thi chän häc sinh giái NĂM HỌC 2010 - 2011 M«n thi : NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1(2điểm) a/Yêu cầu: Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển tạo cho mạch thơ, ý thơ tự nhiên, gợi dư âm trong lòng người đọc. -Từ “bỗng” kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của các giác quan: thị giác, khứu giác tạo sự bất ngờ, đột ngột trước vẻ đẹp của một loài hoa nhỏ bé, khiêm nhường, dịu dàng nhưng lại gây ấn tượng sâu đậm. -Từ láy, các tính từ chỉ màu sắc kết hợp với nghệ thuật đối lập tạo nét nhấn về thị giác. - Quá trình từ khi sinh thành đến khi kết thúc một vòng đời của hoa được Trần Nhuận Minh cảm nhận vô cùng tinh tế với tình yêu thiên nhiên sâu sắc. - Bài thơ chỉ với 10 câu thơ nhưng lại đưa ra một triết lí sâu xa, thông qua hình ảnh và vẻ đẹp của hoa tác giả đưa ra lời đề nghị về một thái độ sống: Hãy biết cảm nhận và nâng niu cái tốt đẹp, hãy biết lắng nghe và sẻ chia cùng đồng loại … b/ Thang điểm: - Điểm 2: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng. - Điểm 1: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên hoặc hiểu ý mà diễn đạt chưa lưu loát . Câu 2(1,5 điểm) 1/Yêu cầu: Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn: Ý nghĩa của con đường a/ Ý nghĩa thật: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người ta giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có… b/ Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận, con đường của mội dân tộc là con đường cách mạng.Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó con người: “Hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tinh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo”… 2 2/Biểu điểm: Ý 1: a, 0,5 điểm Ý 2: b, 1,0 điểm Câu 3 (6,5 điểm) A/Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận ( dạng mở) có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B/ Về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp , trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát vào các tác phẩm văn học trung đại có hình ảnh người phụ nữ, tránh những suy diễn tuỳ tiện. 1/ Đặt vấn đề (0,5 điểm) - Khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại. - Hoàn cảnh xã hội tác động đến cuộc sống của họ. 2/ Giải quyết vấn đề (4,5 điểm) 2.1 Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. * Vẻ đẹp hình thể: + Vũ Nương là người phụ nữ đẹp, có tư dung tốt (dẫn chứng) + Thuý Kiều: sắc sảo, mặn mà (dẫn chứng) + Hồ Xuân Hương tài sắc (dẫn chứng) * Vẻ đẹp tâm hồn: + Vũ Nương: Thuỷ chung son sắc,hiếu thảo với mẹ chồng,nuôi dạy con tốt (dẫn chứng) + Thuý Kiều: Hiếu thảo với cha mẹ (Làm con trước phải đền ơn sinh thành).Thuỷ chung với Kim Trọng (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng…mai chờ) + Hồ Xuân Hương : Tấm lòng thuỷ chung son sắc “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” + Kiều Nguyệt Nga : - Hiếu thảo với cha mẹ. “Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành” - Thuỷ chung, tình nghĩa với Vân Tiên ( dẫn chứng ) 2.2 Số phận bi thảm của người phụ nữ. + Vũ Nương: Bị chồng nghi oan là không chung thuỷ và không cho nàng thanh minh Vũ Nương phải tìm đến cái chết.(dẫn chứng) + Thuý Kiều :Xã hội phong kiến bất công nàng phải bán mình chuộc cha, tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị trà đạp…( dẫn chứng) + Hồ Xuân Hương : Cuộc đời là một chuỗi những éo le, trắc trở trong cuộc sống tình duyên. (dẫn chứng) + Kiều Nguyệt Nga: Bị trà đạp về nhân phẩm phải cống giặc Ô Qua. (dẫn chứng) 2.3 Thông qua hình ảnh người phụ nữ các tác giả lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái. + Vũ Nương: Tố cáo xã hội phong kiến với chế độ nam quyền đã giết chết người phụ nữ đức hạnh (dẫn chứng) +Thuý Kiều: - Tố cáo thế lực đồng tiền 3 “Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” - Tố cáo bộ mặt quan lại “Nghe càng đắm ngắm càng say Lạ thay mặt sắt cũng ngây vì tình” - Tố cáo thế lực nhà chứa “Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra Đang tâm vùi liễu dập hoa tơi bời” + Hồ Xuân Hương: Bị xã hội phong kiến vùi dập tài năng (dẫn chứng) + Kiều Nguyệt Nga: Tố cáo xã hội phong kiến đầy ngang trái bất công (dẫn chứng) 2.4 Đồng tình với ước mơ, khát vọng của người phụ nữ + Vũ Nương: Ước mơ bình dị về một cuộc sống gia đình hạnh phúc. (dẫn chứng) + Thuý Kiều: Ước mơ một tình yêu tự do, khát khao hạnh phúc.(dẫn chứng) + Hồ Xuân Hương: Ước mơ về một xã hội công bằng, bình đẳng, khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi (dẫn chứng) + Kiều Nguyệt Nga: Ước mơ một cuộc sống hạnh phúc. (dẫn chứng) Lưu ý: Học sinh có thể lấy thêm dẫn chứng về người phụ nữ trong: Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều. Đạm Tiên trong truyện Kiều - Nguyễn Du và Sở Kiến Hành… * Liên hệ mở rộng :(1 điểm) - Trong xã hội cũ người phụ nữ luôn bị vùi dập, phụ thuộc, luôn bị trà đạp lên nhân phẩm… - Xã hội ngày nay người phụ nữ được trân trọng và có sự bình đẳng, họ có cơ hội để khẳng định tài năng của mình trong mọi lĩnh vực… 3. Kết thúc vấn đề :(0,5 điểm) - Khẳng định lại hình ảnh người phụ nữ luôn là tâm điểm cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác . Họ là những bông hoa đẹp luôn toả sáng trong mọi thời đại. Thang điểm : - Điểm 6,5: đáp ứng được những yêu cầu trên , văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, chọn lọc, diễn đạt trong sáng, có thể có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5- 5,5 : cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, có dẫn chứng nhưng chưa thật phong phú, diễn đạt tương đối tốt,có thể có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3- 4: đáp ứng được ½ yêu cầu trên, có dẫn chứng nhưng chưa thật đầy đủ, diễn đạt chưa hay nhưng dễ hiểu. - Điểm 2: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề, hầu như chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp./. ===================***=============== 4 . UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 20 10 -20 11 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút. Đề thi này gồm 01 trang. Câu 1: (2 điểm) Cảm nhận của. thi chän häc sinh giái NĂM HỌC 20 10 - 20 11 M«n thi : NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (2 iểm) a/Yêu cầu: Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, có những phát hiện và. đoạn văn trên? Câu 3: ( 6,5 điểm) Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại? ====HẾT==== Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: 1 ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TAM DƯƠNG