Điều trị ho

8 142 0
Điều trị ho

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lá xương sông trị ho tiêu đờm Bài thuốc trị ho có đờm Tía tô trừ đờm, trị ho Qua lâu - Thuốc trị ho Quả trám trị ho, lợi phổi Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông: Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần) Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần. Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm). Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi. Lương y Trịnh Văn Sỹ Tía tô trừ đờm, trị ho Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae). Bộ phận làm thuốc là hạt, cành, lá. Tía tô được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Tán hàn, giải biểu: Dùng cho các chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng. Dùng một trong các bài thuốc sau: Tía tô. Dùng thang hương tô: Tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Hoặc tía tô 80g, cà gai leo 80g, hương phụ 80g, trần bì 40g. tán bột. Mỗi ngày uống 20g. + Tía tô 15g, kinh giới 10g, hương nhu 10g, vỏ quýt 10g, gừng tươi 3 lát. Nếu nhức đầu thêm mạn kinh tử 12g, bạch chỉ 8g. Sắc uống. Ngũ thầm thang: Gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà số lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, cho uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn (cảm cúm). Trừ đờm, dịu ho: Dùng trong các bệnh ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm. Bài 1: Tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Trị các chứng bệnh kể trên. Bài 2: Tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm. Bài 3: Tam tử dưỡng thân thang: Tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực khí ngược. Tô diệp mai táo trà: Tô diệp 6g, mận tươi 30g ( hoặc mận ướp đường), đại táo 5 quả, chè 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo nấu lấy nước, khi nước đang sôi, đổ vào ấm có chè và tô diệp, hãm tiếp. Uống 2 lần trong ngày. Liên tục dùng trong 5 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria. Lý khí, an thai: Dùng khi các bộ phận cơ thể không hoạt động tốt sinh ra đau trướng ngực, bụng, lưng, sườn đau. Thai động không yên. Bài 1: Tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Bài 2: Tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm với nước để uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên. Bài 3: Tô diệp ô mai trúc: Tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào khuấy đều, đun sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe doạ sảy thai. Kiện vị, cầm mửa: Trường hợp tỳ vị bí trệ, tiêu hoá không tốt sinh ra tức ngực buồn nôn, không ăn uống được. + Tía tô phân khí: Tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối mà uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn oẹ, không ăn được mà thiên về hàn. + Lá tía tô 30g, gừng tươi 15g. Sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn nôn ói đau bụng. Giải độc với thức ăn là cua cá: + Tô diệp tươi hoặc dạng khô 15g sắc hãm nước cho uống. Dùng cho các trường hợp ngộ độc do ăn cua luộc, nem cua, canh cua. + Lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 3 lần, uống nóng. Đơn thuốc này nếu thêm kinh giới 10g, sắc uống; chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy: + Tía tô 12g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất 12g, cỏ mần trầu 12g, kinh giới 12g. Làm thành dạng thuốc bột hay thuốc hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g. Bệnh cấp có thể sắc uống. + Tía tô 2g, vỏ quýt 2g, vỏ vối 2g, vỏ rụt 2g, thanh bì 2g, sa nhân 2g, thần khúc 2g, mạch nha 2g. Nghiền bột mịn, dùng mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4g. Thuốc này đặc trị trẻ em bị tiêu chảy. Chữa sốt xuất huyết: Tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống. Dùng phòng và chữa sốt xuất huyết. Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi cấm dùng. TS. Nguyễn Đức Quang Bài thuốc trị ho có đờm Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhày hoặc đờm. Ho có đờm thường là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang hay ngạt mũi Người bệnh thường có cảm giác nặng ngực, khó thở và mệt, vướng đờm ở cổ… Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y đơn giản chữa ho có đờm: Bài 1: Phật thủ 30g, đường phèn 15g, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần. Ăn liền 1 tuần. Bài 2: 1 quả quất (chừng 10g) rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, cho thêm 3 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thuỷ trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước chín rồi chia uống vài lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày. Bài 3: Tang bạch bì, hoàng liên, hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, ngư tinh thảo, lô căn, đình lịch tử, mỗi vị 20g; liên kiều 16g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần lễ, chữa ho lâu ngày có đờm đặc. Bài 4: Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 5-7 ngày. Chữa ho có đờm do lạnh. Phật thủ. Bài 5: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống 3-5 ngày liền. Chữa ho do lạnh có đờm loãng. Bài 6: Lê 1 quả, gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi; cho 10g bột xuyên bối mẫu, 30g đường phèn cho vào bên trong quả lê. Hấp cách thuỷ ăn trong 1-2 lần sáng và tối, có tác dụng chữa ho kéo dài có đờm đặc. Bài 7: Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở. Chữa ho do viêm khí quản, nhiều đờm, khó thở. Bài 8: Dùng la hán quả 20g, với tang bạch bì 12g, sắc uống trong ngày. Uống 7-10 ngày, chữa ho có đờm vàng đặc. Cần lưu ý, người bị ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nếu có thể nên xông hơi nóng bằng các loại lá có tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi, ăn, uống các loại quả như chanh, cam giúp bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bác sĩ Thu Vân Qua lâu - Thuốc trị ho Dược liệu qua lâu (Fructus Trichosanththes) là nhân (hạt) của quả qua lâu được thu hoạch vào mùa thu và phơi trong bóng râm (âm can) của cây qua lâu, tên khoa học Trichosanthes kirilowii Maxim hay Trichosanthes rosthomii Hams, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Tử uyển. Đông y cho rằng qua lâu có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường. Có công năng tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm (thanh nhiệt trừ đàm), nhuận táo (nhuận tràng), điều hòa khí trong ngực và tán kết. Chủ trị ho đờm, táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quả qua lâu, nhân hột, rễ cũng đều làm thuốc, nhưng tác dụng khác nhau. Dùng hột khô mẩy chắc, vỏ cứng dày, nhân trắng không lép, có nhiều dầu, nguyên hạt, không vụn nát, không ẩm mốc, đen là loại dược liệu tốt. Dùng hột thì bẻ vỏ cứng và màng mỏng ép dầu mà sử dụng (theo Lôi công bào chích luận). Còn kinh nghiệm ở Đông y nước ta thì đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân hoặc muốn làm nhanh thì lấy hột sao qua, sau đó chà cho nát vỏ lấy nhân. Khi cần bổ phế phải tẩm mật ong sao qua. Để khỏi rát cổ dùng chín. Liều trung bình cho các dạng thuốc từ 12 - 16g hoặc 10 - 20g. Cần lưu ý không sử dụng qua lâu với phụ tử vì giữa chúng tương khắc với nhau. Trường hợp tỳ, vị hư hàn không dùng, khi sử dụng nhiều có thể xảy ra tiêu lỏng. Người ta đã dùng qua lâu để trị một số bệnh chứng: Trị ho do đờm nhiệt, mà bệnh chứng có biểu hiện cảm giác tức nặng ở ngực, táo bón, dùng phương Thanh khí hóa đờm hoàn gồm qua lâu 12 - 16g, đởm nam tinh 2 - 5g, hoàng cầm 12 - 16g. Tán bột trộn mật, viên hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 12g. Trị đờm thấp và huyết ứ trệ trong ngực biểu hiện cảm giác khó thở, đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng dùng phương Qua lâu thông bạch bán hạ thang gồm qua lâu 12 - 16g, thông bạch 12 - 20g, bán hạ 12 - 16g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần. Trị đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị, có biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị dùng phương Tiểu hãm hung thang gồm qua lâu 12 - 16g, hoàng liên 4 - 12g, bán hạ 12 - 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Trị táo bón dùng qua lâu 12 - 16g, hỏa ma nhân 10 - 12g với úc lý nhân 5 - 12g, chỉ thực 4 - 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Trị vú sưng đau dùng qua lâu 12 - 16g, bồ công anh 20 - 40g, nhũ hương 3 - 6g, một dược 6 - 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. BS. Hoàng Sơn Quả trám trị ho, lợi phổi Quả qua lâu. Quả trám là một loại quả có tác dụng chữa bệnh tốt. Khi ta cho quả trám vào miệng, thì thấy vị vừa chua, vừa đắng, vừa chát, nhưng khi đã nhai kỹ thì sẽ cảm thấy được mùi vị ngọt ngào, thơm tho, mát miệng, dư vị dài lâu. Đông y cho rằng trám có vị ngọt chát, nhập vào kinh phế và kinh vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi thông hô hấp, tiêu đờm, tiêu ứ, có thể chữa các bệnh sưng họng, nhiệt ở phổi dẫn đến ho khan, ứ trệ khó tiêu, trúng độc do ăn cá, rùa. Đông y thường dùng trám làm thuốc chữa ho, lợi phổi. Để biết các bài thuốc từ quả trám, mời bạn đọc tìm hiểu trên tuần báo số 39 ra ngày Chủ nhật, 8/3/2009 của BS. Thu Hương. . Lá xương sông trị ho tiêu đờm Bài thuốc trị ho có đờm Tía tô trừ đờm, trị ho Qua lâu - Thuốc trị ho Quả trám trị ho, lợi phổi Xương sông là loại cây được nhân. thêm đường đỏ khuấy đều, cho uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn (cảm cúm). Trừ đờm, dịu ho: Dùng trong các bệnh ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm. Bài 1: Tô diệp. tự ra mồ hôi cấm dùng. TS. Nguyễn Đức Quang Bài thuốc trị ho có đờm Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhày ho c đờm. Ho có đờm thường là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm

Ngày đăng: 22/05/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan