ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG DÂN A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Con đường lây truyền HIV: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con. Câu 2: Phân biệt tài sản nhà nước và tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân -Tài sản nhà nước là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý như đất đai, rừng núi, sông hồ, khoáng sản trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,các công trình do nhà nước xây dựng,… -Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế. Câu 3: Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. Tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội đối với loài người. *HIV/AIDS: Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng của con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, hủy hoại tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của đất nước. *Tệ nạn xã hội -Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc, thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống. -Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV. 4. Hiến pháp 2013 có hiệu lực ngày tháng năm nào? -Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ 1/1/2014 gồm 11 chương và 120 điều. 5.Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo -Quyền khiếu nại: khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm ví dụ: anh H khiếu nại việc bị giám đốc cho thôi việc mà không rõ lí do. -Quyền tố cáo: khi thấy một vụ việc vi phạm pháp luật ví dụ: tố cáo một người lấy cắp xe máy của người khác. 6.Phân biệt các loại vũ khí, chất cháy nổ, các chất phóng xạ và các chất độc hại -Các loại vũ khí thông thường: súng, đạn, dao, bom, mìn. -Chất nổ: pháo, thuốc nổ, ga. -Chất cháy: xăng, dầu -Chất độc hại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, chất độc màu da cam. B.TỰ LUẬN 1.Pháp luật là gì? Thế nào là tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật? Nêu hai ví dụ. -Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. -Tính bắt buộc: pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Ví dụ: -Luật giao thông quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ai không đội sẽ bị xử lí theo pháp luật. -Luật phòng chống ma túy quy định cấm tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, ai vi phạm một trong những quy định trên sẽ bị xử lí theo pháp luật. 2.Hiến pháp là gì? Nội dung hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào? *Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. *5 bản Hiến pháp -Hiến pháp 1946 -Hiến pháp 1959 -Hiến pháp 1980 -Hiến pháp 1992 -Hiến pháp 2013 (được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ 1/1/2014 gồm 11 chương và 120 điều.) *Một số nội dung cơ bản của nước CHXHCNVN: -Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng phát triển đất nước: +Chế độ chính trị +Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân +Kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường +Bảo vệ Tổ quốc +Tổ chức bộ máy nhà nước +Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp. 3.Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau: -Bố mẹ đi vắng, em ở nhà nghe mùi khí ga bốc ra nồng nặc trong nhà Em sẽ khóa ngay van bình ga; mở các cửa sổ để khí ga thoát ra ngoài; tắt các thiết bị điện trong nhà; dùng bìa cứng, quạt tay đẩy khí ga ra ngoài; đeo khẩu trang để không ngạt ga; nếu khí ga quá nồng nặc thì báo ngay cho đại lý ga gần đó hoặc những người xung quanh -Khi thấy một em nhỏ đang đốt lửa gần nơi chứa xăng dầu Em sẽ dập tắt lửa, giải thích cho em nhỏ hiểu đốt lửa gần xăng dầu sẽ gây cháy nổ rất nguy hiểm và khuyên em nhỏ lần sau không nghịch những trò chơi nguy hiểm nữa. 4.Xử lí tình huống có liên quan đến bài quyền sở hữu tài sản của công dân. Vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý tình huống *Quyền sở hữu tài sản là quyền công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm: -Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ và quản lí tài sản. -Quyền sử dụng: khai thác và hưởng lợi từ giá trị tài sản. -Quyền định đoạt: quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho, mượn,… *Nghĩa vụ của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác -Nhặt được của rơi trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định pháp luật. -Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. -Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho người sở hữu, nếu làm hỏng phải sửa chữa bồi thường theo đúng giá trị tài sản. -Nếu gây thiệt hại phải bồi thường tài sản theo quy định của pháp luật. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG DÂN A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Con đường lây truyền HIV: đường máu, đường tình dục, đường. công dân -Tài sản nhà nước là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý như đất đai, rừng núi, sông hồ, khoáng sản trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,các công. đai, rừng núi, sông hồ, khoáng sản trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,các công trình do nhà nước xây dựng,… -Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh