Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại PHẦN 4: KỸ NĂNG LỀU TRẠI I. GIỚI THIỆU : - Dù trại diễn ra trong một ngày hay nhiều ngày, việc có một mái lều dựng lên đã làm cho không khí tại trại thật sự rộn ràng, bản thân trại sinh tham gia khi nhìn thấy lều cũng cảm thấy phấn khởi và sẵn sàng tham gia các hoạt động trại. Nếu cắm trại mà không có lều thì quả là một thiếu sót lớn. - Quyển tài liệu này được bản thân tác giả chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu. Rất mong được sự góp ý gần xa từ phía các bạn yêu thích kỹ năng hoạt động trại. II. NHỮNG NÚT DÂY THƯỜNG DÙNG TRONG DỰNG LỀU : 1. Nút Thuyền Chài : Dùng để cột vào đầu gậy chính của lều. 2. Nút thòng lọng : Dùng để móc và siết lại ở các khoen tại các góc lều. 3. Nút thợ dệt : Trong dựng lều, công dụng của thợ dệt giống thòng lọng Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại 4. Nút chạy : Dùng để buộc dây lều và căng lều, ứng dụng nhiều tại các cọc góc lều 5. Nút bồ câu (thòng lọng ngược) : Công dụng như nút chạy nhưng sử dụng thường tại các dây gậy chính hoặc phần dây căng còn dư nhiều. III. CHỌN HƯỚNG LỀU : - Vì dựng lều cũng giống như là xây nhà, việc chọn hướng của lều cũng là một việc công phu, nếu chọn hướng và nơi dựng lều không tốt thì cũng giống như việc xây nhà nhưng ở nhà lúc nào cũng không yên vậy. - Một số quy tắc chọn hướng : + Không cắm nơi đất trũng, nhất là vào mùa mưa vì sau cơn mưa thì lều của chúng ta sẽ bị ngập nước + Cũng không cắm tại những nơi đất cao chênh vênh bởi gió mạnh sẽ làm tốc mái lều, các cọc lều và lều chúng ta dễ bị rách lều Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại + Tốt nhất là hãy cắm lều tại những nơi đất bằng phẳng, nếu hơi nghiêng thì càng hay, nếu nơi cắm lều gần nguồn nước thì sẽ tiện lợi trong hoạt động trại. + Cửa lều có thể quay về hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam để đón ánh nắng sớm của buổi sáng và tránh ánh nắng gay gắt vào buổi chiều chiếu vào trong lều. + Hướng của lều còn tùy thuộc vào hướng gió thổi, nếu gió thổi vào phía ngang hông lều thì lều sẽ bị bung các cọc lều và nếu gió qua mạnh thì lều sẽ bị bay đi. Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại + Cửa của lều nên nhìn ra cảnh quan thiên nhiên, nơi có nhiều hoạt động sinh hoạt. + Nếu chúng ta tham dự một trại lớn thì các lều cửa phải quay về hướng quy định của Ban tổ chức trại (thường là quay về hướng lều chỉ huy, cột cờ hoặc sân khấu của trại) IV. CÁC VẬT DỤNG DÙNG ĐỂ DỰNG LỀU 1. Tấm lều chữ A : Trên thị trường hiện có bán khá nhiều tấm lều chữ A với nhiều chất liệu và kích cỡ tùy theo nhu cầu của chúng ta, một tấm lều chuẩn để dựng lều chữ A 6 cọc thì thường có kích thước là 3m x 4m. Khi mua lều chữ A ta cần biết một số kinh nghiệm sau : - Lều phải có khoen tròn ở 4 góc và 2 khoen tròn giữa 2 bên mép lều. Tốt hơn nữa là ở các khoen có may thêm một lớp dằn dây dù dẹp (dây đai). - Lều gọn và nhẹ nhất là làm bằng vải nylon dầu vừa không thấm nước lại rất mau khô khi ướt. Hoặc sử dụng các chất liệu khác như kaki, ka-tê, bạt nylon có sọc … - Muốn không thấm nước ta sử dụng dung dịch Acetate D>Alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm ¾ lần nước. Nhúng vải rồi đem phơi khô, hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí và không thấm nước. 2. Dây : Tốt nhất là sử dụng dây dù tròn. - Đối với lều chữ A 6 cọc : Chuẩn bị 2 sợi dây dài khoảng từ 3m – 4m, 4 sợi dây ngắn dài khoảng 1,5m – 2m. - Đối với lều chữ A 4 cọc : Chuẩn bị 2 sợi dây dài 10m 3. Cọc : Sử dụng tốt nhất là loại cọc sắt V (H1), có kích thước 25cm (đối với đất cứng) và 35cm – 40cm (đối với đất mềm). Cọc dựng lều hoàn hảo nhất là có đầu nhọn để cắm xuống đất, 2 lỗ để xỏ dây. Hoặc nếu điều kiện không cho phép để có cọc sắt V, ta vẫn có thể sử dụng một số loại cọc như : - Cọc gỗ (H2) : Lấy những gậy gỗ phế thải như : cán chổi, cán gậy lau nhà, cán chổi quét mạng nhện chặt ra từng khúc khoảng 30 cm. Nếu kiếm không ra những gậy gỗ, ta cũng có thể sử dụng ván gỗ 1 - 1,5cm bề dày, cưa ra và chuốt thành những cái cọc. - Cọc thép (H3) : Uốn từ một thanh thép đã cắt sẵn (cọc rào kẽm gai) - Cọc khoen : Những cây sắt hay cây nhôm ở gọng vè xe đạp đều có thể làm cọc khoen được cắt ra từng đoạn dài khoảng 35cm, sau đó tạo 1 vòng khoen ở một đầu, đầu còn lại mài nhọn. Sử dụng cọc này thuận lợi ở nơi đất mềm, không cần dùng búa, chỉ dùng tay ấn mạnh xuống. Ngoài ra còn một số loại cọc tự chế khác như : cọc ống nước, cọc cây, cọc ốc cổ xe đạp, cọc tre Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại 4. Gậy : Tốt nhất là sử dụng gậy tầm vong dài từ 1,6m – 1,7m, có đóng đinh ở đầu gậy (nhằm để cột nút thuyền chài vào phần đinh của gậy sau khi móc khoen vào đinh). Ngoài ra nếu tài chánh cho phép ta có thể sắm các loại gậy xếp để sử dụng cho tiện lợi. 5. Tấm trải : Hiện nay, các chợ có bán nhiều tấm nilon với nhiều màu sắc khác nhau khổ 1,2m dùng để làm khăn trải bàn hoặc may áo mưa. Ta có thể sử dụng tấm nilon này để trải nền dưới lều. 6. Dụng cụ hỗ trợ dựng lều : - Búa : Một vật cực kỳ quan trọng trong công tác đóng lều, nếu khi cắm lều mà quên mang theo búa hoặc búa mang theo không đủ dựng lều thì ta có thể sử dụng một miếng đá to để đóng cọc cũng được tuy nhiên hơi phí sức và tốc độ không bằng - Rìu : Để đẵng cây làm gậy, cọc nếu cần - Xẻng (hay cuốc chim) : để đào rãnh xung quanh lều sau khi dựng lều xong V. DỰNG LỀU : 1. Yêu cầu khi dựng lều : - Dựng lều với tốc độ nhanh nhất có thể - Chắc chắn – chuẩn xác - Sạch sẽ - gọn gàng – đẹp 2. Một mái lều chuẩn phải : - Các dây lều phải thật căng Đoàn Trường THPT Châu Phong Kỹ năng trại - Mái lều không bị chùng xuống hoặc trên mái không có nếp nhăn. - Các vị trí của các cọc phải ngay hàng, thẳng lối không bị lệch. - Bên trong lều phải thoáng, cao ráo, đủ chỗ nằm và xếp đồ đạc. - Che được nắng, thắng được mưa, tránh được gió. 3. Các bước thực hiện dựng lều chữ A 6 cọc : Bước 1 : Tháo bọc đựng lều và lấy lều ra. Bước 2 : Xác định các hướng cần thiết để dựng lều. Bước 3 : Trãi tấm lều ra theo hướng đã định. Bước 4 : Tiến hành đo cọc và đóng các cọc vào vị trí quy định theo công thức của hình vẽ sau * Riêng ở 2 gậy chính thì ta đặt gậy vào vị trí dựng gậy và đóng cọc ở phía cuối gậy * Đóng cọc chuẩn xác nên có một chân chống vào cọc, cọc nghiêng 45 độ, một tay giữ cọc và một tay đóng cọc từng nhát một thật chuẩn. Bước 5 : Khi đóng các cọc đồng thời để tăng tốc độ chúng ta thực hiện cho dây vào các cọc bằng các nút tăng lều và cho cột dây vào các khoen lều bằng nút thòng lọng hoặc thợ dệt. * Riêng cọc ở 2 gậy nên cột bằng nút bồ câu, đầu gậy cột nút thuyền chài để cố định giữa đinh đóng ở đầu gậy và khoen lều Bước 6 : Dựng 2 gậy chính lên. Bước 7 : Căng các dây lại cho thật chuẩn xác theo hình vẽ. Chúc các bạn thành công !