1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi học sinh giỏi khối 11

4 288 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 11 – THPT Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi tháng 03 năm 2011 Câu 1: (4 điểm) Vì sao đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành nước thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN ? Câu 2: (3 điểm ) Hãy so sánh theo bảng sau : Nội dung Cách mạng Tân Hợi 1911 Cách mạng tháng Mười Nga 1917 Tư tưởng Người lãnh đạo Lực lượng tham gia Kết quả Tính chất Câu 3 (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ? Câu 4 ( 6điểm) Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp ? Câu 5 ( 4điểm) Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn 1858 - 1885 , giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã kí kết những hiệp ước nào ? Nội dung chính của các hiệp ước này. ………………………Hết………………………. (Đề thi gồm 01 trang) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Lịch sử Câu 1: (4 điểm) Vì sao đế0n cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành nước thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN ? Bối cảnh lịch sử: Kinh tế: Nhật Bản có nền kinh tế nông nghiệp là nền tảng, công thương nghiệp có phát triển nhưng bị chính phủ Nhật ngăn chặn đóng cửa. Chính trị: Tồn tại CĐPK Xã hội: Duy trì chế độ đẳng cấp…. =>Mâu thuẫn giai cấp Mạc phủ kí các hiệp ước bất bình đẳng với tư bản phương Tây => 2 con đường: Cải cách Duy trì CĐPK Nhật Bản đã chọn con đường thứ nhất Sau khi Mạc Phủ bị lật đổ 1.1868 sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách…, Thiên hoàng đủ quyền lực đã quan tâm hơn đến sự phát triển và yêu cầu của tư sản nên đã đưa ra nhiều cải cách. + Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu, lập quốc hội có hai viện, bổ nhiệm các bộ trưởng sử dụng chuyên gia, ban hành Hiến pháp (1889), lập chế độ quân chủ lập hiến + Về giáo dục: Rất coi trọng, đây là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa, ban hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung cho khóa học, khoa học kĩ thuật cho thanh niên ra nước ngoài học tập. + Về kinh tế: Quyền sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ tư hữu được duy trì, xóa bỏ địa tô, ban hành thuế và cho phép mua bán ruộng đất, từ đó kích thích nông nghiệp phát triển. + Về quân sự: Nhật không quên mối thù với các nước đế quốc ứ c hiếp mình nên họ nhanh chóng phát triển quân đội, mời các chuyên gia về hướng dẫn luyện tập, sự phát triển đó phù hợp với tư tưởng truyền thống, tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, do đó quân đội phát triển. Nhật tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần 1, lần hai đã mở đường cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật sang thời kì đế quốc chủ nghĩa đi xâm lăng các nước thuộc địa. Thắng lợi của nền kinh tế Nhật tạo điều kiện cho Nhật khôi phục lại chủ quyền của mình, đối với các nước đế quốc khác không những đứng ngang hàng mà còn trở thành đối thủ của các nước tư bản phương Tây. Câu 2: (3 điểm ) Hãy so sánh theo bảng sau : Nội dung Cách mạng Tân Hợi 1911 Cách mạng tháng Mười Nga 1917 Tư tưởng Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn Chủ nghĩa Mác - LêNin Người lãnh đạo Tôn Trung Sơn Lê Nin Lực lượng tham gia Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ…, công nhân và nông dân Công nhân và nhân dân lao động Kết quả Triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, mở đường cho CNTB phát triển… Thành lập Chính quyền Xô Viết do Lê Nin đứng đầu… Tính chất CMDCTS CMVS Câu 3 (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ? Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở nga. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân và nhân dân lao động và các dân tộc được giaỉ phóng, thoát khỏi xiềng xích nô lệ: một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc llọ người, xây dựng một xã hội tự dom hạnh phúc và công bằng cho người lao động CMT10 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Thắng lợi của CMT10 Nga đã phá vỡ trận tuyến của CNTB, làm nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống XHTBCN CMT10 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống CNTB. Thực tiễn của CMT10 không những đã thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh mà còn mở ra con đường gpdt cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Ảnh hưởng đến Việt Nam: - Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh… - Ảnh hưởng đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc… Câu 4 (6 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp ? a, Quá trình đấu tranh chống TDP từ 1858- 1885 - 1858 – 1873: … + Đà Nẵng 1858 + Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì + Ba tỉnh miền Tây Nam Kì - 1873 – 1885 … + Kháng chiến chống Pháp đánh Bắc Kì lần I 1873 + Kháng chiến chống Pháp đánh Bắc Kì lần II (1882 – 1884) b. Nhà Nguyễn đầu hàng 1885 Câu 5 ( 4điểm) Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn 1858 – 1885, giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã kí kết những hiệp ước nào ? Nội dung chính của các hiệp ước này. - Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862 - Hiệp ước Giáp Tuất 1874 - Hiệp ước Hác Măng 25-38-1883 - Hiệp ước Patơnốt 6-6-1884 . BẮC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2010 - 2 011 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 11 – THPT Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi tháng. chính của các hiệp ước này. ………………………Hết………………………. (Đề thi gồm 01 trang) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: Lịch sử Câu 1:. hóa, ban hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung cho khóa học, khoa học kĩ thuật cho thanh niên ra nước ngoài học tập. + Về kinh tế: Quyền sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ tư hữu

Ngày đăng: 21/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w