1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bao ve rung

5 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Rừng" - Tiếng gọi thân thương và quen thuộc của người dân Việt Nam. Dân tộc ta cất lên tiếng gọi đó bằng tất cả lòng thành kính, mến yêu. Tình yâu đó xuất hiện cả trong ca dao, tục ngữ, xuất hiện cả trong tiếng nói tâm tình của nhân dân ta từ bao đời nay. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người không biết lợi ích cảu rừng đối với họ và trách nhiệm của họ đối với rừng. Chính vì vậy, tình yêu mà dân tộc ta gìn giữ bao đời nay đang dần bị tàn phá Rừng - người bạn thân thiết của chúng ta thực ra có rất nhiều ích lợi, chính điều đó đã trở thành những gì thiết thực và quan trọng nhất trong đời sống con người từ xưa đến nay. Hàng trăm triệu năm trước Công Nguyên, con người đã biết lấy gỗ rừng, khai thác rừng để làm nhà, làm vật dụng. Bằng chứng xác thực là sau hàng trăm thế kỉ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vật dụng đó trong lòng đất. Cho đến nay, gỗ rừng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là tài sản vô giá. Mỗi chúng ta đều có thể thấy các loại gỗ quý ở trong các đền chùa: tượng phật, trong viện bảo tàng: các tác phẩm nghệ thuật. Và trong 30 năm trở lại đây, gỗ đã trở nên phổ biến hơn nhờ sự góp mặt trong viêc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hiện đại. Trong những trang sử hào hùng của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sảy ra bao nhiêu cuộc chiến, xảy ra bao nhiêu thăng trầm của sự mất mát, sự đau thương và của cả tình yêu đôi lứa, và trong tất cả những thứ như hào nhoáng, như ảo tưởng kia đều có rừng bên cạnh, có rừng trở che. Rừng dang rộng cánh tay xanh cho những người con của cách mạng chiến thắng mọi kẻ thù hung ác: từ khởi nghĩa lam sơn với núi rừng Chí Linh cho đến cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, tất cả đều có rừng làm bạn, có rừng ôm ấp, bao bọc. Trước khi có sự tiến bộ và phát triển của y học phương Tây, rừng được mệnh danh là "thiên đường của những loài thảo dược quý" đóng góp một phần quan trọng cho y học phương Đông nói chung và y học Việt Nam nói riêng như: giảo cổ lam, sâm phương nam, có tác dụng tốt cho người bị mỡ máu cao và ổn định đường huyết. Hơn thế nữa, rừng chính là "con đê xanh", là rào cản vững chắc cho dải đất ruột thịt miền Trung trước những cơn bão lũ, đem đến cho đồng bào miền Bắc một cái Tết đầm ấm, tránh xa khỏi những biến động thất thường của thời tiết, để cho những giọt nắng đọng lại trên môi em thơ, để cho những hạt mưa gợi lại trên khóe mắt của mỗi người dân đất Việt Rừng chống hiên tượng xa mạc hóa, tạo nguồn nước ngầm trong sạch. Rừng con đóng một vai trò quan trọng trong sự sống của mỗi con người chúng ta. Nó là môi trường sinh thái, môi trường sống của tất cả loài người. Quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra: cây hít khí CO2, tạo khí O2 - một loại khí rất cần thiết cho sự sống con người. Rừng chính là "nhà máy lọc bụi " tối tân nhất mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới sánh nổi. Rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với con người chúng ta mà con đối với một tài sản vô giá của mỗi quốc gia: thế giới động vật phong phú vì rừng là nơi nuôi dưỡng, sinh sống của các loài thú quý hiếm như: hổ, báo, linh dương, các loài bò sát, Chính sự góp mặt của những người bạn này đã khiến hệ sinh thái trái đất trở nên phong phú hơn rất nhiều. Vậy mà người bạn quan trọng của chúng ta - rừng đang ngày càng bị tàn phá, ngày càng phải chịu những nỗi đau do con người gây nên. Thực trạng phá rừng hiện nay đang ngày càng trầm trọng. Diện tích rừng tự nhiên năm 1943 là 14.350.000 ha, độ che phủ rừng là 43% và diện tích đồi trọc không đáng kể. Thế nhưng đến năm 1995, diện tích rừng chỉ còn 8.253.000 ha, độ che phủ rừng là 28% và diện tích đồi trọc đã tăng lên 13.000.000 ha. Sở dĩ có những con số nghiêm trọng như vậy trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm. Nguyên nhân thứ 3 là do nạn lâm tặc hoành hành, chúng đã phá hủy hơn 1/3 diện tích rừng tự nhiên của chúng ta, lợi dụng kiểm lâm thiếu các phương tiện như súng và lực lượng mỏng. Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa. Còn một số nguyên nhân khác như khai thác gỗ làm giấy, sản xuất đồ gia dụng, Thế nhưng vẫn còn một nguyên nhân nữa vô cùng quan trọng: chiến tranh - nguyên nhân phy lý nhất mà con người phải hứng chịu. Trong 2 cuộc chiến lớn nhất của dân tộc với 2 đối thủ là các cường quốc mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ, hàng trăm triệu lít chất đọc hóa học Diosin đã cướp đi hơn 2 triệu ha rừng. Đứng trước tình trạng phá rừng nghiêm trọng đó, liệu mỗi con người chúng ta có biện pháp gì để khắc phục? Trước hết, việc khai thác rừng cần phai có kế hoạch cụ thể, chi tiết để không khai thác quá mức tài nguyên rừng, tránh ảnh hưởng đến các sinh vật khác. Mỗi người dân cần có ý thức khôi phục nhưng khu rừng bị tàn phá gần nơi mình sinh sống. Khi khai thác, cần thực hiện đúng luật mà Đảng và nhà nước đã ban bố về bảo vệ các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với các cán bộ kiểm lâm, nhà nước cần có thêm những chính sách ưu đãi để họ có thể bảo vệ rừng tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, mỗi học sinh, đội viên chúng ta cần phải có những hiểu biết và tuyên truyền cho những người xung quanh về luật bảo vệ rừng. "Rừng" - chiếc nôi của chúng ta, lá phổi xanh của Trái đất đang bị tàn phá nghiêm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có biện pháp khôi phục và bảo vệ rừng. Hãy góp công sức nhỏ bé của mình để lá phổi xanh ngày càng xanh bạn nhé Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm, Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong! Ngu ?n từ: � http://vanmau.com/forum/showthread.php/19801-Rung-co-nhieu-ich-loi- voi-con-nguoi-Con-nguoi-can-bao-ve-rung-Em-hay-chung-minh-dieu- do.daimo#ixzz1GRZIyTS9 . suy vong! Ngu ?n từ: � http://vanmau.com/forum/showthread.php/19801 -Rung- co-nhieu-ich-loi- voi-con-nguoi-Con-nguoi-can -bao- ve- rung- Em-hay-chung-minh-dieu- do.daimo#ixzz1GRZIyTS9 . Trong những trang sử hào hùng của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sảy ra bao nhiêu cuộc chiến, xảy ra bao nhiêu thăng trầm của sự mất mát, sự đau thương và của cả tình yêu đôi lứa,. dân ta từ bao đời nay. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người không biết lợi ích cảu rừng đối với họ và trách nhiệm của họ đối với rừng. Chính vì vậy, tình yêu mà dân tộc ta gìn giữ bao đời nay

Ngày đăng: 21/05/2015, 18:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w