PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2008 – 2009 Môn thi: Hoá Học Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề) A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại.Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí bay lên. Hỏi thành phần B và D. Viết các phương trình hoá học ? Câu 2: Hãy giải thích vì sao muối cacbonat tác dụng được với nhiều axit và sản phẩm sau phản ứng không phải là axit mới. Viết phương trình phản ứng ? Câu 3: a. Trình bày các phương pháp làm sạch muối ăn trong gia đình b. Giải thích tại sao có thể dùng bình Nhôm để đựng axit sufuric đặc nguội và axit Nitric đặc nguội nhưng không được dùng bình nhôm để đựng vôi tôi hay để đựng quần áo với xà phòng ? Câu 4: Có 4 dung dịch đựng trong bốn lọ bị mất nhãn là: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 và H 2 O. Bằng phương pháp hoá học hãy tìm cách nhận biết các dung dịch trên. B. BÀI TẬP Câu 5: 1. Để hoà tan hết 4g oxit kim loại có hoá trị không đổi cần dùng vừa đủ 25g dung dịch HCl 29,2%. Xác định oxit của kim loại đã làm thí nghiệm ? 2. Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: 150gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 5,5g hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14,6% (d = 1,08g/ml) thu được 4,48 lít khí H 2 (ở đktc) a. Tính % về khối lượng của mỗi kim loại b. Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng c. Tính nồng độ % các muối trong dung dịch sau phản ứng C: 12, O: 16, Na: 23, H: 1, Cl: 35,5, Al: 27, Fe: 56 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ CHÍNH THỨC VÒNG 2 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 THCS MÔN : HOÁ HỌC Năm học: 2008 – 2009 Câu 1:(1,5 điểm) Các phương trình hoá học: Al + 3AgNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + 3Ag↓ (0,25 điểm) 2Al + 3Cu(NO 3 ) 2 → 2Al(NO 3 ) 3 + 3Cu↓ (nếu Al dư) (0,25 điểm) Hoặc: Fe + 2AgNO 3 → Fe(NO 3 ) 2 + 2Ag↓ (0,25 điểm) Fe + Cu(NO 3 ) 2 → Fe(NO 3 ) 2 + Cu↓ (0,25 điểm) Theo các phương trình hoá học trên, chất rắn D gồm Ag, Cu, Fe vì hoạt động hoá học của Al > Fe nên Al phản ứng trước hết. Dung dịch B chứa Al(NO 3 ) 3 , Cu(NO 3 ) 2 dư. Chỉ có kim loại Fe trong D tác dụng với dung dịch HCl. (0,25 điểm) Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 (0,25 điểm) Câu 2: (1 điểm) Axit H 2 CO 3 là axit yếu không bền, ở nhiệt độ thường dễ bị phân huỷ thành CO 2 và H 2 O, vì vậy muối cacbonat dễ dàng tác dụng với các axit mạnh hơn nó, sản phẩm sau phản ứng không phải là H 2 CO 3 mà là CO 2 và H 2 O. (0,5 điểm) Ví dụ: 2HCl + Na 2 CO 3 → 2NaOH + CO 2 + H 2 O (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm). a.Dùng nước hoà tan muối → lọc bỏ cặn → cô cạn dung dịch muối → để nguội ta thu được muối sạch (làm nhiều lần)(0,5 điểm) b.Vì Nhôm không tác dụng với axit sufuric đặc nguội và axit nitric đặc nguội nên có thể dùng bình nhôn để đựng hai loại axit này (đựng và đậy kính). Thế nhưng nhôm lại tác dụng được với dung dịch kiềm giải phóng khí H 2 nên không thể dùng bình nhôm để đựng vôi tôi hay để đựng quần áo với xà phòng. (0,5 điểm) 2Al + Ca(OH) 2 → Ca(AlO 2 ) 2 + 2H 2 (0,25 điểm) 2Al + 2NaOH + H 2 O → 2NaAlO 2 + 3H 2 (0,25 điểm) Câu 4: (1 điểm) - Dùng quì tím nhúng vào các chất lỏng phân biệt được nước và axit. (0,25 điểm) - Dùng thuốc thử AgNO 3 xác định được HCl (0,25 điểm) HCl + AgNO 3 → AgCl ↓ + HNO 3 - Dùng thuốc thử BaCl 2 xác định H 2 SO 4 (0,25 điểm) H 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 ↓ + 2HCl - Còn lại HNO 3 (0,25 điểm) Câu 5: (2 điểm) 1. Đặt kim loại là M, hoá trị n: (1 điểm) M 2 O n + 2nHCl → 2MCl n + nH 2 O (1) (0,25 điểm) Để hoà tan 1 mol hay (2M + 16n)g oxit cần 2n mol HCl Để hoà tan 4g cần: 25.0,292 36,5 = 0,2 mol HCl (0,25 điểm) Do đó, ta có tỷ lệ: 4 2 16M n+ = 0,2 2n → M = 12n (0,25 điểm) Ta lập bảng sau: n 1 2 3 M 12 24 36 Ta thấy chỉ có giá trị n=2→M =24(Mg)là phù hợp→Oxit kim loại là MgO. (0,25 điểm) 2. * Tính toán :(1 điểm) - Tìm khối lượng NaCl trong 150g dung dịch NaCl 2,5%: (0,2 điểm) m NaCl = 100 150.5,2 = 3,75 (g) - Tìm khối lượng dung dịch NaCl ban đầu có chứa 3,75 g NaCl: (0,2 điểm) m dd = 10 75,3.100 = 37,5 (g) - Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: (0,2điểm) m H 2 O = 150 - 37,5 = 112,5 (g) * Cách pha chế: - Cân lấy 37,5 g dung dịch NaCl 10% ban đầu, sau đó đổ vào cốc hoặc bình tam giác có dung tích vào khoảng 200ml. (0,2 điểm) - Cân lấy 112,3 g nước cất hoặc đong 112,5 ml nước cất, sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch NaCl nói trên. Khuấy đều, ta được 150 g dung dịch NaCl 2,5%. (0,2 điểm) Câu 6: (3 điểm) Theo đề ra ta có: 2 H n = 4,22 48,4 = 0,2 mol (0,1 điểm) m 2 H = M.n = 2.0,2 = 0,4 (g) (0,1 điểm) a.Gọi x,y là số mol của Al và Fe. Phương trình phản ứng: + 2Al + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 (1) (0,1 điểm) 2mol 6mol 2mol 3mol x(mol) 3x(mol) x(mol) 2 3x mol + Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 (2) (0,1 điểm) 1mol 2mol 1mol 1mol y(mol) 2y(mol) y(mol) y(mol) Tổng số mol H 2 ở (1), (2): 2 3x + y = 0,2 (*) (0,1 điểm) Phương trình khối lượng của 5,5g hỗn hợp: (0,1 điểm) 27x + 56y = 5,5 (**) Từ (*), (**) ta có hệ phương trình: 2 3x + y = 0,2 27x + 56y = 5,5 Giải ra ta được: x = 0,1 → n Al = 0,1 mol m Al = 0,1.27 = 2,7 (g) (0,1 điểm) y = 0,05 → n Fe = 0,05 mol m Fe = 0,05.56 = 2,8 (g) (0,1 điểm) %Al = 5,5 7,2 .100 = 49,09% (0,1 điểm) % Fe = 100 - 49,09 = 50,91% (0,1 điểm) b.Thể tích dung dịch HCl tối thiểu: (1 điểm) Theo phản ứng (1) và (2): n HCl = 3x + 2y + 2.0,5 = 0,4 (mol) (0,25 điểm) m HCl = 0,4 .36,5 = 14,6 (g) (0,25 điểm) m dd HCl = 6,14 100.6,14 = 100(g) (0,25 điểm) V dd HCl = 08,1 100 = 92,6 (ml) (0,25 điểm) c.Theo phản ứng (1) và (2) ta có: (1 điểm) + m 3 AlCl = 133,5 . 0,1 = 13,35 (g) (0,2 điểm) + m 2 FeCl = 127 . 0,05 = 6,35 (g) (0,2 điểm) + Khối lượng dung dịch sau phản ứng: (0,2 điểm) m dd = m (hỗn hợp kim loại) + m d d HCl - m 2 H = 5,5 + 100 - 0,4 = 105,1 (g) C% (AlCl 3 ) = 1,105 35,13 .100 = 12,7% (0,2 điểm) C%(FeCl 2 ) = 1,105 35,6 .100 = 6,04% (0,2 điểm) Nếu học sinh giải cách khác nhưng đúng với đáp án vẫn cho điểm tối đa . PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2008 – 2009 Môn thi: Hoá Học Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề) A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Hỗn hợp A. Xác định oxit của kim loại đã làm thí nghiệm ? 2. Có nước cất và những dụng cụ cần thi t hãy tính toán và giới thi u cách pha chế: 150gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% Câu 6: Hoà tan. Tính thể tích dung dịch HCl tối thi u cần dùng c. Tính nồng độ % các muối trong dung dịch sau phản ứng C: 12, O: 16, Na: 23, H: 1, Cl: 35,5, Al: 27, Fe: 56 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ