Mơ lông - vị thuốc trong vườn nhà Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, chua chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc Mơ lông hay còn gọi là Mơ tam thể, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô có tên khoa học là Paederia tommentosa lour. Mơ lông là một loại dây leo, thường gặp ở bờ rào hay quấn quanh những thân cây khác, rất dễ trồng, thường mọc nhiều vào mùa hè hay mùa thu. Lá mơ mỏng, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác, đáy là tròn hoặc hình tim, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím đỏ, cả hai mặt lá đều phủ một lớp lông nhung trắng, nhỏ, mịn. Khi ta vò lá này thấy một mùi đặc biệt hôi hôi tanh tanh do trong lá chứa một loại tinh dầu có lưu huỳnh và ancaloit (paedrin) Từ lâu, dân gian thường dùng lá mơ như một loại rau sống ăn kèm với các món như: thịt chó, thịt lợn luộc, nem thính, cá rán Tuy nhiên, ngoài công dụng như một loại gia vị, mơ lông còn có tác dụng chữa bệnh. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, chua chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bài thuốc từ mơ lông mà dân gian vẫn thường dùng: Chữa kiết lỵ mới phát: Lấy một nắm lá mơ tuơi lau sạch (bằng khăn) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Ăn ngày ba lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần. Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả. Chữa đau dạ dày: Lấy khoảng 20-30g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống một lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng liên tục sẽ có hiệu quả. Chữa bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm. Tẩy giun: Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết. Nếu bị nhiễm giun kim cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ, khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra. Chữa phong tê thấp: Uống: Lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1-2 cm, xao vàng. Mỗi lần dùng 50g, sắc với 200ml nước, còn 100ml, chia đều, uống ba lần trong ngày, liên tục 10-15 ngày. Dùng để xoa bóp: cũng dùng cả lá và dây, thái nhỏ, phơi khô, xao vàng, ngâm trong rượu (trên 40 0 ) lắc đều mỗi ngày. Xoa tại các vùng đau nhức. Chữa nhọt sau lưng: Dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp. Chứng cam tích trẻ em: Dùng rễ và dây mơ lông 15-20g hầm với dạ dày lợn để ăn. Gải độc: Dùng rễ mơ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g, sắc uống làm ba lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ. . Dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp. Chứng cam tích trẻ em: Dùng rễ và dây mơ lông 1 5-2 0g hầm với dạ dày lợn để ăn. Gải độc: Dùng rễ mơ và dây mơ lông 100g, đậu xanh. Dưới đây là một số bài thuốc từ mơ lông mà dân gian vẫn thường dùng: Chữa kiết lỵ mới phát: Lấy một nắm lá mơ tuơi lau sạch (bằng khăn) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc. Mơ lông - vị thuốc trong vườn nhà Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, chua chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt,