1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING

33 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP CAO HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA 8 TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ HVTH: Trầm Hoàng Nam MSHV: CH1301100 Trà Vinh, 06/2014 HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 1/33 TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ NHẬN XÉT CỦA GVHD LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, trong đó việc rút ngắn sự tụt hậu, phát triển về khoa học công nghệ là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của công cuộc đổi mới. Song song với quá trình phát triển, ngày càng có nhiều bài toán đòi hỏi năng lực xử lý lớn xuất hiện trong khoa học, thương mại và quản lý đất nước. Các công nghệ tính toán hiện hành cũng được áp dụng nhưng không thể triển khai rộng rãi để có thể giải quyết hết các nhu cầu do chi phí đầu tư quá lớn. Việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ Grid Computing là một giải pháp tốt để giải quyết các tình huống này. Hơn nữa, công nghệ Grid Computing hiện nay còn khá mới mẻ, đang trong giai đoạn hoàn thiện, việc cùng tham gia nghiên cứu với cộng đồng thế giới sẽ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 2/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ tiến tới làm chủ công nghệ, từ đó có thể phát triển theo hướng đi của riêng mình, đáp ứng nhu cầu tính toán hiệu năng cao ngày càng tăng của đất nước. Công nghệ Grid Computing ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực điện toán hiệu năng cao. Nó cho phép tận dụng năng lực xử lý, lưu trữ cùng các tài nguyên nhàn rỗi khác để cung cấp một môi trường tính toán có năng lực xử lý lớn, khả năng lưu trữ dồi dào để giải quyết các bài toán phức tạp - khó có thể giải quyết được với các công nghệ hiện hành hoặc giải quyết được nhưng với chi phí rất cao - trong khoa học, thương mại. Grid Computing giúp tận dụng tối đa tài nguyên, tăng cường hợp tác, giảm chi phí đầu tư trong khi vẫn cung cấp năng lực tính toán như mong muốn. Trong những năm vừa qua, nhiều tổ chức, tập đoàn công nghệ thông tin lớn đã chọn công nghệ Grid Computing làm chiến lược phát triển của mình, đã đầu tư nghiên cứu nhằm sớm đưa công nghệ Grid Computing vào thực tế. Công nghệ này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói công nghệ Grid Computing là một xu hướng phát triển mới trong ngành công nghệ thông tin. Tiểu luận này là kết quả lĩnh hội được sau khi học môn Điện toán lưới và đám mây, trong đó nội dung chủ yếu của tiểu luận là tìm hiểu về công nghệ Grid Computing. Em xin chân thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ, giảng viên môn Điện toán lưới và đám mây, đã truyền đạt cho chúng em những kiến thứ quý báu về Grid Computing và Cloud Computing, đồng thời đã khơi dậy trong mỗi học viên chúng em niềm niềm đam mê nghiên cứu khoa học, khao khát được cống hiến và góp phần xây dựng đất nước ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Do kiến thức còn hạn hẹp, nên tiểu luận không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong Thầy và các bạn góp ý giúp em hoàn thiện tiểu luận cũng như cũng cố vốn kiến thức kinh nghiệm của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 3/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING 1. Khái niệm Grid 1.1 Lịch sử ra đời Mặc dù công nghệ Grid Computing được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng thực ra nhiều ý tưởng cơ bản về Grid đã xuất hiện dưới dạng này hay dạng khác trong lịch sử tính toán. Ví dụ như ý tưởng “chia sẻ năng lực tính toán” đã xuất hiện từ những năm 60-70 của thế kỷ XX, lúc đó toàn bộ năng lực tính toán được chia sẻ từ các máy mainframe. Năm 1965, những người phát triển hệ điều hành Multics (tiền thân của hệ điều hành Unix) đã đề cập đến việc sử dụng năng lực tính toán như là một tiện ích, mộtquan điểm rất gần với quan điểm về Grid hiện nay. Đó là một hệ thống cung cấp năng lực tính toán tương tự như hệ thống cung cấp điện, nước hiện đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Người dùng khi muốn sử dụng tài nguyên tính toán để xử lý công việc, chỉ cần cắm thiết bị vào hệ thống cung cấp, sử dụng và trả tiền giống như khi cắm thiết bị điện vào lưới điện. Tuy trước đó đã có nhiều ý tưởng về Grid nhưng nguồn gốc của Grid chính thức được xác định vào năm 1990, khi thuật ngữ “siêu tính toán” (metacomputing) ra đời, dùng để mô tả các dự án kết nối các trung tâm siêu máy tính của Mỹ nhằm kết hợp sức mạnh xử lý của nhiều siêu máy tính lại với nhau. Đến năm 1995, 2 dự án siêu tính toán quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các công nghệ nền tảng trong các dự án Grid ngày nay là FAFNER (Factoring via Network- Enabled Recursion) và I-WAY(Information Wide Area Year) ra đời. Khái niệm Grid ra đời ở phòng thí nghiệm Argonne National Laboratory vào tháng 7/1997, sau đó được đưa vào quyển sách "The Grid: Blueprint for a New Computing Infrastructure" viết bởi tiến sỹ Ian Foster (Argonne National Laboratory) và Carl Kesselman (University of Southern California) năm 1998. Ian Foster đã từng tham gia dự án I-WAY, Carl Kesselman là người tham gia dự án Globus Toolkit, một dự án nền tảng của công nghệ Grid và Metacomputing. Từ đó đến nay, việc phát triển công nghệ Grid trở nên rất sôi động với sự tham gia nghiên cứu, đầu tư của nhiều tổ chức, tập đoàn công nghệ thông tin, nhiều quốc gia, và đã thu được những thành tựu bước đầu. Có thể nói, việc phát triển và xây dựng hệ thống Grid là sự kế thừa và phát triển các ý tưởng, các công nghệ hiện hành ở mức cao hơn. Sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng, phần cứng máy tính, mạng đã HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 4/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ giúp các hệ thống Grid ngày nay thực hiện được nhiều điều hơn những ý tưởng trước đây. 1.2 Khái niệm Grid Một định nghĩa về Grid khá hoàn chỉnh được đưa ra bởi tiến sỹ Ian Foster như sau: “Grid là một loại hệ thống song song, phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn, kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý, thuộc nhiều tổ chức khác nhau dựa trên tính sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) của người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” (Virtual Organization (VO)), các liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên và/hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn các cơ hội kinh doanh hoặc các dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, toàn bộ việc liên minh này dựa trên các mạng máy tính” Một hệ thống Grid có những đặc trưng sau: - Có sự kết hợp, chia sẻ các tài nguyên không được quản lý tập trung: Grid tích hợp và phối hợp tài nguyên, người dùng thuộc nhiều vùng quản lý khác nhau, nhiều đơn vị khác nhau trong một tổ chức, hay nhiều tổ chức khác nhau. Công nghệ Grid tập trung giải quyết các vấn đề về bảo mật, chính sách quản trị, chi phí, thành viên, … nảy sinh trong quá trình chia sẻ và sử dụng tài nguyên. - Sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn, mang tính mở, đa dụng: Grid được xây dựng trên các giao thức và giao diện tổng quát, đa dụng để giải quyết các vấn đề cơ bản như chứng thực người dùng, phân quyền, tìm kiếm và truy xuất tài nguyên. - Đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ: Grid cho phép sử dụng phối hợp các tài nguyên để cung cấp nhiều loại dịch vụ với các mức chất lượng khác nhau, liên quan đến ví dụ như thời gian đáp ứng, hiệu suất, tính sẵn sàng, bảo mật, cho phép kết hợp nhiều kiểu tài nguyên để đáp ứng nhu cầu phức tạp của người dùng. Mục tiêu là phải phối hợp làm sao để khả năng của hệ thống sau khi kết hợp phải lớn hơn hẳn tổng khả năng của từng đơn vị cấu thành nên Grid 1.3 Tài nguyên của Grid HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 5/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 1.3.1 Tài nguyên tính toán Đây là tài nguyên phổ biến nhất, là các chu kỳ tính toán (computing cycles) được cung cấp bởi bộ vi xử lý của các thiết bị trong Grid. Các bộ vi xử lý không cần phải cùng loại mà có thể có tốc độ, kiến trúc, chạy phần mềm khác nhau. Có 3 cách để khai thác tài nguyên tính toán của Grid: + Cách đơn giản nhất là chạy các ứng dụng hiện có trên một node của Grid thay vì chạy trên máy tính cục bộ. + Thiết kế ứng dụng, tách các công việc thành các phần riêng rẽ để có thể thực thi song song trên nhiều bộ xử lý khác nhau. +. Chạy ứng dụng thực thi nhiều lần trên nhiều node khác nhau trong Grid. 1.3.2 Tài nguyên lưu trữ Tài nguyên phổ biến thứ nhì trong Grid là tài nguyên lưu trữ. Mỗi thiết bị trong Grid thường cung cấp một số dung lượng lưu trữ phục vụ cho việc thực thi ứng dụng trên Grid. Tài nguyên lưu trữ có thể là bộ nhớ trong, ổ đĩa cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác. 1.3.3 Phương tiện liên lạc Khả năng liên lạc giữa các máy tính phát triển nhanh chóng đã giúp cho công nghệ Grid trở nên hiện thực, do đó đây cũng là một tài nguyên quan trọng. Ở đây bao gồm việc liên lạc, trao đổi dữ liệu giữa các thành phần trong Grid và giao tiếp giữa Grid với bên ngoài. Một số công việc đòi hỏi một lượng dữ liệu lớn nhưng các dữ liệu này thường không nằm trên máy đang thực thi công việc. Khả năng về băng thông trong những trường hợp như vậy là một tài nguyên then chốt, ảnh hưởng đến khả năng của Grid. Việc giao tiếp với bên ngoài được thực hiện thông qua mạng Internet. Grid có thể sử dụng các kết nối Internet để liên lạc giữa các node. Vì các kết nối này không chia sẻ một đường truyền nên làm tăng băng HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 6/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ thông truy cập Internet. Các đường truyền dự phòng đôi khi cần thiết để giải quyết tốt hơn các vấn đề về hư hỏng mạng và truyền dữ liệu lớn. 1.3.4 Phần mềm, ứng dụng Grid có thể được cài đặt các phần mềm mà có thể quá mắc để cài trên tất cả mọi máy tính trong Grid. Các phần mềm này chỉ cần được cài trên một số node. Thông qua Grid, khi một công việc cần đến chúng, nó sẽ gửi dữ liệu đến node đã được cài đặt phần mềm và cho thực thi. Đây có thể là một giải pháp tốt để tiết kiệm chi phí về bản quyền phần mềm. 1.3.5 Các thiết bị đặc biệt Là các thiết bị dùng trong khoa học, kỹ thuật như kính viễn vọng, các bộ cảm biến (sensor),… Các thiết bị này chủ yếu thu thập các dữ liệu khoa học, phục vụ cho các bước phân tích, xử lý sau này. 2. Phân loại Grid và Grid Topology 2.1 Các kiểu Grid 2.1.1 Grid tính toán Loại Grid này tập trung chủ yếu vào việc sử dụng năng lực tính toán. Ở dạng Grid này, phần lớn các node là các máy tính hay các nhóm máy tính(cluster) có năng lực xử lý, tính toán rất lớn. Hình thức thực hiện là chia tác vụ tính toán lớn thành nhiều công việc nhỏ thực thi song song trên các node của Grid. Việc phân tán các tác vụ tính toán trong Grid sẽ làm giảm rất đáng kể toàn bộ thời gian xử lý và tăng khả năng tận dụng hệ thống. Thông thường một hệ thống chính sẽ chia khối dữ liệu cần xử lý thành các phần nhỏ, sau đó phân phối đến các node trên Grid. Mỗi node sẽ thực hiện xử lý dữ liệu và trả kết quả về hệ thống chính để hệ này tổng hợp và trình diễn kết quả toàn cục cho người dùng. 2.1.2 Grid dữ liệu (Data Grid) Ở đây, không gian lưu trữ là tài nguyên. Một Grid Dữ liệu chịu trách nhiệm lưu trữ và cung cấp khả năng truy cập dữ liệu cho nhiều tổ chức khác nhau. Người HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 7/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ dùng không cần biết chính xác vị trí dữ liệu khi thao tác với dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu, đặc biệt các cơ sở dữ liệu liên hợp, đóng vai trò quan trọng trong các Grid Dữ liệu, nhất là khi có nhiều nguồn dữ liệu và xuất hiện nhu cầu kết hợp các thông tin từ các nguồn dữ liệu này. 2.1.3 Scavenging Grid Một Scavenging Grid thường được dùng với một lượng lớn các máy tính để bàn. Các máy tính thường được kiểm tra định kỳ để xem khi nào bộ xử lý và các tài nguyên khác rảnh rỗi để thực hiện các tác vụ Grid. Chủ nhân của máy để bàn thường có quyền xác định khi nào thì chia sẻ chiếc máy của mình. 2.2 Đồ hình Grid (Grid Topology) Grid có thể được xây dựng theo nhiều kích cỡ khác nhau, từ một nhóm vài máy tính đặt trong một phòng ban đến hàng trăm nhóm máy tính tổ chức theo kiểu phân cấp trải rộng khắp thế giới. Đồ hình Grid đơn giản nhất là SimpleGrid, chỉ bao gồm một số máy tính đồng nhất ở cùng một vị trí. Độ phức tạp của đồ hình Grid tương ứng với số lượng tổ chức tham gia Grid và các ràng buộc về địa lý. 2.2.1 Simple Grid Một SimpleGrid chỉ bao gồm vài máy tính, tất cả đều có cùng kiến trúc phần cứng, chạy cùng một hệ điều hành, kết nối vào mạng cục bộ. Dạng Grid này sử dụng các hệ thống đồng nhất nên ít phức tạp, thường chỉ dùng để thử nghiệm, HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 8/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ làm quen với các phần mềm Grid. Các máy tính thuộc một phòng ban trong tổ chức nên việc sử dụng chúng cho Grid không cần các chính sách đặc biệt về quản lý cũng như bảo mật. Các máy tính chạy cùng hệ điều hành, cùng kiến trúc phần cứng nên việc chọn các phần mềm ứng dụng khá đơn giản, dễ dàng. Đồ hình này khiến người ta liên tưởng đến các cluster hơn là Grid 2.2.2 IntraGrid Mở rộng hơn một chút so với SimpleGrid là IntraGrid. Lúc này xuất hiện các hệ thống không đồng nhất, nhiều loại tài nguyên mới trong Grid. Sử dụng cùng một chính sách bảo mật, sử dụng mạng nội bộ để kết nối các hệ thống trong Grid là các đặc tính quan trọng của đồ hình này. Hệ thống Grid cần có các module lập lịch. Việc chia sẻ file có thể sử dụng các hệ thống file mạng (network filesytem). Các máy tính tham gia Grid có thể thuộc nhiều phòng ban khác nhau nhưng vẫn trong cùng một tổ chức. Khi Grid mở rộng ra nhiều phòng ban, các chính sách mới về cách sử dụng Grid cần phải được xác lập và áp dụng. Ví dụ: cần phải có chính sách quy định những công việc nào được thực hiện trên Grid, vào thời điểm nào; độ ưu tiên của các phòng ban,… Bên cạnh đó vấn đề bảo mật cũng cần được quan tâm, các dữ liệu nhạy cảm của một phòng ban cần được bảo vệ khỏi sự truy cập từ các công việc của các phòng ban khác. Các máy tính dành riêng cho Grid bắt đầu được đưa vào để làm tăng chất lượng dịch vụ của Grid, thay vì phải trông chờ vào các tài nguyên rảnh rỗi. 2.2.3 ExtraGrid Vẫn trong cùng một tổ chức, ExtraGrid là sự kết hợp 2 hay nhiều IntraGrid. ExtraGrid liên quan đến nhiều vùng quản lý khác nhau, phân tán theo địa lý, sử HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 9/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ dụng các kết nối truy cập từ xa hay WAN, do đó độ phức tạp trong quản lý tăng lên rất nhiều. Đối với ExtraGrid, các tài nguyên mang tính động hơn, Grid cần phải linh động trong việc quản lý các tài nguyên, cần có cơ chế kiểm soát và phục hồi lỗi. Cần có các dịch vụ cung cấp thông tin (information service) để tìm kiếm tài nguyên. 2.2.4 InterGrid Theo thời gian, các Grid mở rộng ra khỏi một tổ chức và bắt đầu liên kết nhiều tổ chức với nhau, được dùng để phối hợp giữa các tổ chức trong các dự án lớn. Một InterGrid đòi hỏi việc liên kết động các ứng dụng, tài nguyên và dịch vụ. Khách hàng hay bất kỳ tổ chức hợp lệ nào khác đều có thể truy cập Grid thông qua các kết nối Internet và WAN. Trong dạng Grid này, cấp độ bảo mật cao nhất cần được áp dụng để ngăn ngừa các khả năng bị tấn công và gián điệp. InterGrid cung cấp khả năng trao đổi, mua bán, tìm kiếm tài nguyên ở mức toàn cầu. Các tài nguyên có thể được mua từ các nhà cung cấp tin cậy. 3. Các thách thức, yêu cầu của công nghệ Grid HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 10/33 [...]... 30/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 1 Kết quả của tiểu luận Tiểu luận này đã giúp em tìm hiểu khá chi tiết về các khía cạnh, nền tảng của công nghệ Grid Computing hiện nay như: bản chất, khái niệm, các thách thức và yêu cầu, lợi ích và ứng dụng, mô hình kiến trúc, các chuẩn, đồng thời tìm hiểu các dự án Middleware Grid phổ biến hiện nay 2 Một vài hạn... và kinh nghiệm quý báu về Điện toán lưới và đám mây cho chúng em Từ đó giúp em có thêm kiến thức về lĩnh vực mới của ngành Công nghệ thông tin, qua đó cũng giúp em hoàn thành được bài tiểu luận này Em xin chân thành cảm ơn! HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 31/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Nguyễn Phi Khứ, Slide bài giảng Điện toán. .. hóa việc phát triển ứng dụng, tạo điều kiện đưa công nghệ Grid Computing vào thực tế 3.6 Các vấn đề khác HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 14/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây - GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Khi kích cỡ Grid tăng lên, chi phí quản lý cũng tăng theo, hiệu suất của Grid cũng giảm xuống, do đó khi xây dựng các công nghệ Grid cần tính toán khả - năng mở rộng của hệ thống Cần có các... thách thức của công nghệ Grid Computing Bởi vì công nghệ Grid computing cần phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, hỗ trợ nhiều loại công nghệ, tài nguyên, trải rộng khắp thế giới, do nhiều tổ chức tham gia xây dựng, nên để các thành phần Grid, ứng dụng Grid tương thích được với nhau cần phải có một chuẩn chung, một ngôn ngữ chung thống nhất cho toàn bộ nền công nghệ Trong công nghệ Grid Computing, việc... của bản thân Em xin chân thành cảm ơn! 3 Hướng phát triển Do tiểu luận này chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu về công nghệ Grid Computing mà chưa cài đặt được ứng dụng nên hướng phát triển trong thời gian sắp tới của em là cài đặt ứng dụng về lĩnh vực này để tận dụng các lợi thế của công nghệ Grid, công nghệ ảo hóa vào việc giải quyết các bài toán lớn hiện nay Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS... Middleware Grid phổ biến hiện nay 2 Một vài hạn chế Do Grid Computing là một lĩnh vực khá mới và kiến thức của bản thân về Grid Computing còn hạn hẹp nên tiểu luận này của em chỉ ở mức độ tìm hiểu các khái niệm, mô hình kiến trúc, …mà chưa xây dựng được ứng dụng về Grid để giải quyết các bài toán lớn hiện nay Kính mong Thầy và các bạn góp ý để tiểu luận của em được tốt hơn cũng như cũng cố vốn kiến thức,... Giống như tầng Fabric trong kiến trúc tổng quát Dưới đây là một số dự án Grid tương ứng với các tầng khác nhau HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 25/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ CHƯƠNG 2 CHUẨN HÓA GRID VÀ CÁC DỰ ÁN MIDDLEWARE 1 Chuẩn hóa Grid Một trong những vấn đề lớn của bất kỳ công nghệ tính toán nào là làm sao để các thành phần khác nhau có thể “nói chuyện”... điểm của các lập trình viên về kiến trúc Grid Các ứng dụng được xây dựng theo cách sẽ gọi các dịch vụ định nghĩa bởi các tầng phía dưới HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 23/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 6.3 Kiến trúc Grid trong thực tế Trong thực tế, kiến trúc Grid tổng quan đã được cài đặt và xây dựng như hình bên dưới Kiến trúc Grid gồm 4 tầng tương ứng với... Middleware (Connectivity và Resource và nửa dưới của Collective) HVTH: Trầm Hoàng Nam – CH1301100 Trang 24/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Cung cấp các dịch vụ như quản lý tiến trình ở xa, kết hợp, phân phối các tài nguyên, quản lý truy cập không gian lưu trữ, đăng ký và tìm kiếm thông tin, bảo mật và các khía cạnh của QoS như đặt trước, mua bán và trao đổi tài nguyên,….. .Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 3.1 Quản lý tài nguyên (Resource Management) Mục tiêu của công nghệ Grid Computing là chia sẻ, phối hợp, sử dụng hiệu quả nhiều loại tài nguyên đến từ nhiều nguồn khác nhau Để thực hiện được điều đó, cần phải giải quyết các thách thức và yêu cầu chính sau đây: + Tài nguyên thuộc nhiều vùng quản trị khác nhau: Các tài nguyên Grid phân . CH1301100 Trang 3/33 Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING 1. Khái niệm Grid 1.1 Lịch sử ra đời Mặc dù công nghệ Grid Computing được. trong đó nội dung chủ yếu của tiểu luận là tìm hiểu về công nghệ Grid Computing. Em xin chân thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ, giảng viên môn Điện toán lưới và đám mây, đã truyền đạt cho chúng. Tiểu luận Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP CAO HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA 8 TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐIỆN

Ngày đăng: 19/05/2015, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w