Ấn Độ là đất nước mộ đạo và trọng triết học vào bậc nhất trên thế giới. Đây là quê hương của 2 trong số những tôn giáo lớn nhất là đạo Phật, Hindu và là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo khác, trở thành một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học
Ấn Độ là đất nước mộ đạo và trọng triết học vào bậc nhất trên thế giới. Đây là quê hương của 2 trong số những tôn giáo lớn nhất là đạo Phật, Hindu và là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo khác, trở thành một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học. Các tôn giáo và triết học chung sống với nhau một cách khá hòa thuận, vì người Ấn không bao giờ ảo tưởng như một số dân tộc khác cho rằng mình có chân lý cuối cùng, chân lý tuyệt đối, không cần phải tiếp tục mọt sự tìm kiếm nào nữa. Theo họ, chân lý có nhiều phương diện, mỗi người chỉ có thể tiếp cận một phương diện của chân lý. Hệ quả là các tôn giáo ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, đức Phật là một kiếp của thần Visnu trong Hindu giáo. Đó là cơ sở dẫn đến tinh thần mẹ hiền Ấn Độ. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi tôn giáo trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động của người Ấn Độ, từ nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, cho đến văn học nghệ thuật. Ý kiến cho rằng “Tôn giáo đọc cho văn học chép” một lần nữa khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo đến đời sống văn học. Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, trong tâm hồn mỗi người. Dù theo hoặc không theo một tôn giáo nào thì trong mỗi con người luôn tồn tại một đức tin nhất định, đức tin ấy chi phối phần nào những hành động và suy nghĩ của chúng ta. Bởi vậy tác phẩm văn học – sự phản ánh cuộc sống và tâm hồn con người – sẽ thể hiện phần nào yếu tố tâm linh, tôn giáo. Nhưng không một nền văn học nào trên thế giới mà yếu tố này lại đậm nét như văn học Ấn Độ. Có thể nói rằng tôn giáo thống ngự văn học, tác phẩm văn chương như một cách thức, con đường thể hiện tinh thần, tư tưởng tôn giáo. Quá trình sáng tạo của nghệ sĩ được nhìn nhận như một hành vi tôn giáo, thao tác tâm linh, tác phẩm văn học được xem như một sách đạo tuyên truyền giáo lí, thưởng thức văn chương như một phương cách gột rửa tâm hồn … tất cả đều toán lên tinh thần tôn giáo. Nhưng cũng cần hiểu thêm rằng tôn giáo còn như là một cách nhìn nhận thế giới. Người Ấn Độ cho rằng: “Người nào đọc Mahabharata mà tin những thuyết trình bày trong đó thì gột được hết những tội lỗi của mình và chắc hắn chết đi sẽ được lên Thiên đường … Món bơ bổ hơn các món ăn khác ra sao, các người Bà La Môn cao quí hơn các người ra sao . đại dương so với một cái ao nhỏ, mênh mông ra sao, con bò 1 cái quí hơn các loài bốn chân khác ra sao, thì Mahabharata cũng cao quí hơn, mênh mông hơn các truyện khác như vậy … Người nào chăm chú nghe các Shooka trong Mahabharata mà tin thì sẽ trường thọ, có danh tiếng vững vàng trên cõi trần này và kiếp sau sẽ được hưởng vĩnh phúc trên cõi Thiên đường”. Bởi sử thi Ấn Độ được xem như là những pho sách thể hiện rõ tư tưởng của Hidu giáo, sách dạy về bổn phận, chủ yếu là bổn phận của Kshatrya – chiến binh vua chúa. Đẳng cấp này thường chọn con đường hành động, đó là hành động vô cầu (không tính đến hậu quả của hành động). Trong Mahabrahata, anh cả các Panava giải thích là nếu quay về vương quốc chiến đấu thì thất bại. Nhưng người vợ lại khẳng định: bổn phận của chúng ta là phải chiến đấu không cần tính đến hậu quả của hành động. Đó là lời khẳng định chắc chắn về con người bổn phận và sự lựa chọn con đường giải thoát. Sử thi nổi danh Ramayana nếu xét về sự hoàn chỉnh của một sử thi thuần khiết thì có thể kết thúc ở chương 78 khi Rama tiêu diệt được các Ravana nhưng Vakmiki miêu tả cuộc tái ngộ giữa Rama và Sita để khắc họa đậm nét hơn lòng trung thành tuyệt đối, việc thực hiện bổn phận của Kshatrya của Rama và Sita. Điều này thể hiện rõ trong đoạn Rama buộc tội. Trong đoạn này, ngôn ngữ, hành động và tâm trạng của Rama như thuộc về 2 con người, con người bổn phận vị tha và quyền lợi vị kỉ. Sự mẫu mực của gia đình Rama đã bị nghi ngờ khi Sita rơi vào vòng tay của quỉ. Rama phải chứng minh nàng trong sạch để khẳng định sự mẫu mực của gia đình. Những lời buộc tội của chàng không phải là ghen tuông hay đa nghi mà là sự hi sinh vì cộng đồng. Sita phải chứng minh bản thân, điều này diễn ra trước thần dân và cho thần dân chứ không phải cho Rama. Bởi hơn ai hết, Rama hiểu sâu sắc vợ của mình. Chàng đã trò chuyện với thần lửa ở chương 80 rằng: “Cũng như nước biển không thể bị biển vượt qua, nàng không thể bị khuất phục bởi Ravana. Hắn không thể đụng tới nàng cũng như không thể đụng tới ngọn lửa tinh khiết”. Và người anh hùng chỉ thực sự bước lên đài vinh quang chiến thắng khi nàng Sita chứng minh được sự trong sạch của bản thân, khi chàng thực thi trọn vẹn bổn phận với cộng đồng. Bởi “Chiến thắng hàng ngàn người, hàng ngàn lần trên chiến trường chẳng bằng người tự thắng. Người tự thắng là người vinh quang nhất” (Kinh Pháp cú). Điều này gợi nhắc đến vở Lơxit của Corney. Cả Simen và Rogirgo đều chọn danh dự, bổn phận làm đầu. Nên vì 2 Rogirgo đã giết cha của Simen và Simen cầu khẩn nhà vua giết anh ta để rửa hận cho cha. Trong sự tranh đấu giữa tư duy và tình cảm, cá nhân và cộng đồng đầy khó khăn, đau đớn ấy, nhân vật bắt buộc phải lựa chọn và cuối cùng bổn phận luôn được đặt lên hàng đầu. Rama đã hoàn thành trọn vẹn bổn phận cai trị vương quốc của một trang Kshatrya chân chính. Lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận đạo đức đã khiến chàng trở thành một biểu tượng mẫu mực cho Dharma. Cũng bởi lẽ đó mà nhân dân Ấn Độ tôn thờ, coi chàng là “hiện thân của Dharma”. Trong một sự đối sánh, chúng ta thấy rằng con người lí tưởng của sử thi Ấn độ khác con người lí tưởng của sử thi Hilap: Ấn Độ ca ngợi phẩm chất đạo đức, Hi Lạp ca ngợi sự dũng cảm, những chiến công. Sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo đối với văn học còn thể hiện đậm nét qua dòng thơ sùng tín. Nó bắt nguồn từ quan niệm về con đường thứ ba đi đến giải thoát (hạnh phúc) của Hindu giáo. Đi con đường này, tín đồ chỉ cần dâng tình yêu lên một Đấng Tối Cao là có thể đạt tới hạnh phúc, thay vì phải khổ hạnh theo con đường thứ nhất hay thực hiện hành động vô cầu (không mưu cầu kết quả của hành động) theo đòi hỏi của con đường thứ hai. Thơ sùng tín được khơi nguồn dòng chảy từ rất sớm khoảng thế kỷ 7TCN, nhưng phải đến thế kỷ 11- 17, nó mới dâng cao, lan rộng trên toàn tiểu lục địa và trở thành thành tựu duy nhất của văn học trung đại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến thơ sùng tính phát triển mạnh mẽ vào thời kì này là do đất nước Ấn Độ thời trung đại lần lượt bị các nước hồi giáo xâm lược. Đạo Hồi ào ạt xâm nhập. Trước sức tấn công mạnh mẽ của Hồi giáo, Hindu giáo phải tự mình canh tân thể loại. Thay vì nhấn mạnh vào những con đường khó đi như con đường thứ nhất thời Upanishad hay con đường thứ hai thời sử thi, nó tập trung vào con đường rộng mở nhất: con đường sùng tín để thu hút tín đồ. Có thể phân chia thành 4 trường phái tùy theo đấng Tối Cao mà các nhà thơ Sùng tín thời phụng. - Thứ nhất: thờ thần Shiva và vợ của thần là nữ thần Kali làm nên phong trào Sùng tín Shiva. - Thứ hai: phong trào Sùng tín Vishnu gồm các nhà thơ dâng trọn tình yêu cho Rama hoặc Krishna (hai kiếp hóa thân quan trọng nhất của Thần Vishnu). - Thứ ba: thờ Đấng Tối Cao ở tại tâm ta. 3 - Thứ tư: bày tỏ tình yêu lên một Đấng Tối Cao huyền bí vượt quá khả năng nhận thức của con người. Người ta chỉ nhận biết được Ngài qua những sáng tạo của Ngài mà thôi. Ngài là chân lý vĩnh hằng. Nhân vật trữ tình là cá nhân bày tỏ lòng sùng kính lên Đấng Tối Cao- lực lượng siêu nhiên. Thơ Dâng (Tagore) thực chất là dâng tặng tình yêu lên một đấng tối cao. Tập thơ mượn lời của một tín đồ dâng tặng tình yêu lên đấng tối cao trong đó đấng Tối Cao được ẩn dụ thành ông chủ, mẹ- cha, người tình … Một trong những cây bút tiêu biểu cho dòng thơ sùng kính là Kabir. Ông theo trường phái thờ Đấng Tối Cao ở tại tâm, là nhà thơ trữ tình bậc nhất thời kỳ trung cổ. Ông là phát ngôn viên xuất sắc của phong trào Thơ Thần bí- một chủ lưu quan trọng của dòng Thơ Sùng Tín. Ông sống bằng nghề thợ dệt, dệt nên sợi dây liên kết con người, suốt đời ông đấu tranh để tìm ra sự hòa hợp giữa đạo Hồi và đạo Hindu. Thơ Kabir là những bài ca thể hiện trực tiếp sự tôn kính tuyệt đối trước đấng tối cao: Tình yêu giữa Người và tôi có thể bị chia cắt sao? Như chiếc lá sen nằm trên mặt nước: Người là vị Chúa Tể của tôi, còn tôi chỉ là đầy tớ. Như con chim chakor, đêm nào cũng chăm chú nhìn ra bóng tối để thấy mặt trăng. Người là vị chúa tể, còn tôi chỉ là đầy tớ”. Thơ của ông mang tinh thần đấu tranh về sự bình đẳng của con người. Nó đập tan những hàng rào giả dối của đẳng cấp, nghề nghiệp, tôn giáo bao đời ngăn cách con người: Tu sỹ, chiến binh, thương nhân và ba mươi sáu đẳng cấp đều tìm kiếm chúa trời. Người thợ hớt tóc, bà nội trợ, người thợ mộc cũng tìm kiếm chúa Trời. Những người Hindi và những người Hồi giáo đều đật đến cõi vĩnh hằng, đó là nơi không có dấu vết của sự phân chia đẳng cấp”. Những dòng thơ của ông đả phá những nghi lễ, hình thức của các tôn giáo. Điện thánh giáo đường chỉ là những yếu tố vô nghĩa. Cái quan trọng phải là sự chân thành: “Rửa miệng, tụng kinh, ngâm mình trong những dòng sông linh thiêng, quỳ lạy trong các đền thờ, như vậy để làm gì khi mà miệng anh tụng niệm, chân anh hành hương còn lòng anh thì gian trá”. Kabir là một nhà thơ hướng đến sự toàn vẹn trong tôn giáo. Ông cho rằng cần phải đi đến sự thống nhất giữa các tôn giáo, Allah- giáo chủ đạo Hồi và Rama- một vị thần tối cao của đạo Hindu chỉ là những tên gọi khác nhau của một đấng tối cao 4 “Hãy nhìn vào trái tim mình, anh sẽ gặp cả Karim và Rama ở đó. Tất thảy những đàn ông và phụ nữ trên trái đất đều là những hình thể sống động của người”. Vừa ca ngợi “một thế giới vô biên”, sự giải thoát, đấng tối cao “không thể miêu tả bằng lời nói, không có hình, không có thân thể, bề cao, bề ngang”, nhà thơ vừa khẳng định đấng tối cao Đấng tối cao không ở đâu xa, ngài tồn tại trong vũ trụ đồng thời ở tại tâm ta “Người đã khiến thế giới bên ngoài với thế giới bên trong thành một thể bất phân”. Vì thế thật đáng thương cho những kẻ cứ đi tìm Người ở tận đâu đâu “như con hươu mang xạ trong người còn tìm kiếm mùi hương, con cá bơi trong nước mà than khát”, nhà thơ thể hiện tinh thần tôn giáo ở 2 mặt đối lập, trần thế và xuất thế. Nó như hai mặt của một tờ giấy, có mối quan hệ khăng khít và nương tựa lẫn nhau. Dòng thơ sùng kính còn ghi nhận những tên tuổi khác như Jayadeva. Sống cuối thế kỷ XII, thi sĩ nổi tiếng này vốn là một nhà thơ cung đình của vua Laksmansca ở Bengal. Ông được người đương thời xem là một trong 5 viên ngọc quý của triều đình. Việc thờ phụng Vishnu đã làm dấy lên một phong trào viết lại hai sử thi Maha và Rama. Các thi sỹ sùng tín không viết lại theo hướng trung thành với bản gốc mà thể hiện tư tưởng sùng tín của thời đại. Trong số những thi phẩm của phong trào này, Mục tử ca là tác phẩm trung tâm. Tác phẩm giống như một vở kịch opera tuy nhiên đến nay, phần âm nhạc trong vở kịch chỉ còn dấu vết trong những lời chỉ dẫn về hòa âm hay giai điệu. Người ta còn gọi đó là kịch đồng quê, là bài ca của mọi bài ca Ấn Độ, Nhân vật chính là chàng mục đồng Krishna và cô gái chăn bò Radha. Chương đầu là cảnh đôi bạn tình phải xa nhau trong mùa xuân. Cô gái nghi ngờ chàng trai đi chơi với người khác. Nàng nhớ nhung người yêu: Ôi em nhớ Hari, với những trò vui, với điệu vòng tình. Sóng tóc chàng trang điểm lông công, đôi mắt tựa ánh trăng trong xinh đẹp Và tấm thân là một đám mây mưa trĩu nặng, dát lên muôn sắc cầu vồng. Ghen tuông, đau khổ, mong chờ: Ôi em nhớ Hari, với những trò vui, với điệu vòng tình. Nụ hồn của những thiếu nữ mục đồng làm chàng say đắm Đôi môi chàng như một đóa hoa Trái tim xuẩn ngốc của em… 5 Thực chất đó chỉ là sự tưởng tượng của cô gái. Chàng trai buồn bã sầu muộn. Cuối cùng 2 người gặp gỡ và hòa hợp làm lành trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ cảm xúc. Radha hiện lên vô cùng kiều diễm. Nàng có đôi chân hoa sen, khuôn mặt vầng trăng duyên dáng. Bộ ngực tràn trề sức sống. Đôi môi nàng như mật ngọt. Trong tình yêu, nàng là người tình nồng nàn say đắm. Nàng đã chinh phục hoàn toàn trái tim chàng mục đồng hào hoa phong nhã tuấn tú trẻ trung. Krishna vốn là một nhân vật trong thần thoại Ấn Độ, là một hóa thân của Vishnu- người anh hùng chống lại các thế lực thiên nhiên và xã hội. Khi đi vào sử thi, chàng là một nhân thần có trí tuệ sáng suốt và dẫn dắt các nhân vật pandava đi đến thắng lợi cuối cùng. Chàng còn là một nghệ sĩ thiên thần, một người thần thánh trong những mối tình say đắm với các thôn nữ mục đồng. Chính ở tư cách này, chàng được thờ phụng sâu rộng nhất. (giống thần mặt trời Apolo trong thần thoại Hi Lạp). Mục tử ca đã sử dụng motif cũ dưới âm hưởng mới của thời đại sùng tín khiến Krishna trở thành một chàng chăn bò bình dị, gần gũi, vừa là một tình nhân say đắm với cô thôn nữ mục đồng. Tuy nhiên, tình yêu cụ thể giữa 2 người thực chất chỉ là sự ẩn dụ cho mối tình linh thánh, sự hợp nhất giữa linh hồn cá thể và linh hồn vũ trụ. Krishna ẩn dụ của Đấng Tối Cao Vishnu, còn Radha và những cô gái chăn bò là biểu tượng của linh hồn nhân thế. Như vậy, tôn giáo có sức ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến văn học Ấn Độ. Nhưng “tôn giáo đọc cho văn học chép” không có nghĩa là văn học chỉ có giá trị minh họa cho tôn giáo, nó có những giá trị tự thân, nội tại riêng và cũng cần hiểu rộng hơn về hai chữ tôn giáo trong nền văn hóa Ấn Độ, nó không chỉ là một khía cạnh của đời sống tâm linh, nó còn là cách nhìn nhận về thế giới. Có cảm giác như người nghệ sĩ sáng tạo dưới ánh sáng của tôn giáo cũng bình thường như một con người hít thở không khí hàng ngày vậy. Nên đọc những trang viết này người đọc không cảm thấy bị áp chế, dẫn dắt bởi giáo điều. Có thể nói rằng tính tôn giáo là một trong những đặc trưng quan trọng bậc nhất của văn học Ấn Độ. Đến với nền văn học này, người đọc nhất thiết phải đi qua chiếc cầu tôn giáo mới có thể hiểu được tiếng hát của những người con sông Hằng, 6 . không một nền văn học nào trên thế giới mà yếu tố này lại đậm nét như văn học Ấn Độ. Có thể nói rằng tôn giáo thống ngự văn học, tác phẩm văn chương như. sức ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến văn học Ấn Độ. Nhưng “tôn giáo đọc cho văn học chép” không có nghĩa là văn học chỉ có giá trị minh họa cho tôn giáo,