1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế phần mềm thi thử trắc nghiệm đại học

53 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Đại học có vai trò quan trọng trong xã hội như: Lãnh đạo, dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng, đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài người. Để thực hiện được vai trò trên thì Đại học cần thực hiện được tối thiểu hai sứ mệnh sau là: Sản xuất/Tạo ra tri thức và Sản xuất/Tạo ra trí thức. Mà lực lượng nòng cốt tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giúp Đại học hoàn thành vài trò của mình là các bạn học sinh, sinh viên chúng ta. Các trường Đại học giúp họ hoàn thành những hoài bão, ước mơ, hy vọng, của bản thân và niềm hy vọng của gia đình đối với những người con thân yêu của mình. Việc các bạn học sinh thi vào các trường Đại học để hoàn thành những ước mơ, hoài bão, hy vọng của bản thân là không thể thiếu cũng như việc tuyển sinh của các trường Đại học để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Để cải thiện tình hình tuyển sinh Đại học đáp ứng nhu cầu của xã hội khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Điện Lực đã tiến hành xây dựng phần mềm “Thi thử trắc nghiệm Đại học” qua mạng cho các bạn học sinh ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng các môn thi, năm vững đề thi, bám sát chương trình thi nhằm đạt được kết quả cao nhất cho kỳ thi. Đây là một đề tài lớn, có sự đóng góp không nhỏ của các thành viên trong lớp D5_CNTT và cũng là một trong những đường lối đổi mới của trường và thực hiện trong thời gian ngắn, vì vậy trong báo cáo của chúng em sẽ có nhưng nội dụng hạn chế không thể đề cập tới. Đồ án của chúng em gồm những nội dung chính sau: - Chương 1. Khảo sát hiện trạng thi trắc nghiệm. - Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống. - Chương 3. Xây dựng và cài đặt Module “Quản trị hệ thống”. Do có những mặt hạn chế nhất định về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên đồ án của chúng em không thể tránh được những thiếu sót, khuyết điểm. Chúng em rất mong được Thầy Cô và các bạn giúp đỡ để kiến thức bản thân chúng em cũng như đồ án được hoàn thiện hơn. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người thân, bạn bè và quan trọng là người thầy. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến các Thầy Cô ở khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường Đại Học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, chúng em cũng như bao bạn sinh viên năm cuối khác tiến hành xây dựng đồ án tốt nghiệp là cơ hội giúp chúng em học hỏi, trau rồi kiến thức thực tiến trước khi ra trường. Chúng em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Trọng Khánh đã tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện đồ án này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Thầy Cô thì bài báo cáo này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô. Bài báo cáo được thực hiện trong thời gian ngắn: “Xây dựng website thi thử trắc nghiệm Đại học” và kiến thức của em còn nhiều hạn chế, bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chức Thầy Cô trong khoa Công nghệ Thông Tin nói riêng và Thầy Cô trường Đại học Điện Lực nói chung dồi dào sức khỏe, niềm tin tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau. Trân trọng. Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Sinh viên thực hiện Cao Văn Cường MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THI TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC 3 1.1 Tổng quát về thi Trắc nghiệm khách quan 3 1.2 Phân loại câu hỏi Trắc nghiệm 12 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 20 a. Mô hình phát triển Website 20 b. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 21 c. Thiết kế hệ thống 28 CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG MODULE QUẢN TRỊ HỆ THỐNG 31 3.1 Công nghệ sử dụng 31 3.2 Bảo mật 31 3.3 Các bảng dữ liệu chính 32 3.4 Hệ thống giao diện 38 3.5 Đánh giá và thử nghiệm chương trình 42 3.6 Kết luận 43 43 CHƯƠNG 4 : PHẦN KẾT LUẬN 44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh giữa luận đề và trắc nghiệm 4 Bảng 1.2 So sánh trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí 8 Bảng 1.3 Thí dụ về dàn bài trắc nghiệm 11 Bảng 1.4 Tương quan loại câu hỏi và tỉ lệ may rủi 16 Bảng 3.5 Bảng tài khoản tblAccount 34 Bảng 3.6 Bảng thông tin cơ quan tblAuthorities 35 Bảng 3.7 Bảng thông tin thời gian thi của từng môn trong kỳ thi tblExamination 35 Bảng 3.8 Bảng thông tin cấu trúc đề thi tblExamStruct 36 Bảng 3.9 Bảng thông tin nhóm quyền thi tblGroupAccount 36 Bảng 3.10 Bảng chứa thông tin tin tức tblNews 37 Bảng 3.11Bảng thông tin người thành viên tblPerson 38 Bảng 3.12 Bảng trạng thái của tài khoản tblStatusAccount 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Bảng 1.1 So sánh giữa luận đề và trắc nghiệm 4 Hình 1.1 Quy trình thi đại học 5 Bảng 1.2 So sánh trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí 8 Bảng 1.3 Thí dụ về dàn bài trắc nghiệm 11 Hình 1.2 Câu hỏi lựa chọn với 1 lựa chọn đúng 12 Hình 1.3 Câu hỏi dạng câu hỏi quan hệ (associateInteraction) 13 Hình 1.4 Câu hỏi điền vào chỗ trống (inlineChoiceInteraction) 14 Bảng 1.4 Tương quan loại câu hỏi và tỉ lệ may rủi 16 Hình 2.5 Biểu đồ tuần tự tạo và cập nhật người quản trị 23 Hình 2.6 Biểu đồ tuần tự xóa quyền người quản lý môn thi 23 Hình 2.9 Biểu đồ tuần tự tạo và cập nhật quyền giám định viên 27 Hình 2.10 Biểu đồ tuần tự xóa quyền giám định viên 27 Hình 2.11 Biểu đồ lớp của hệ thống 28 Hình 2.12 Biểu đồ lớp phân hệ quản trị hệ thống 29 Hình 2.13Biểu đồ tuần tự tạo và cập nhật người quản lý môn thi 29 Hình 3.16 Mô hình liên kết diagram 33 Bảng 3.5 Bảng tài khoản tblAccount 34 Bảng 3.6 Bảng thông tin cơ quan tblAuthorities 35 Bảng 3.7 Bảng thông tin thời gian thi của từng môn trong kỳ thi tblExamination 35 Bảng 3.8 Bảng thông tin cấu trúc đề thi tblExamStruct 36 Bảng 3.9 Bảng thông tin nhóm quyền thi tblGroupAccount 36 Bảng 3.10 Bảng chứa thông tin tin tức tblNews 37 Bảng 3.11Bảng thông tin người thành viên tblPerson 38 Bảng 3.12 Bảng trạng thái của tài khoản tblStatusAccount 38 Hình 3.17 Giao diện đăng nhập vào quản trị hệ thống 39 Giao diện quản trị hệ thống 39 Hình 3.18 Giao diện quản trị hệ thống 39 Hình 3.19 Giao diện quản lý quyền 40 Hình 3.20 Giao diện quản lý Trang chủ 40 Hình 3.21 Giao diện quản lý câu hỏi 40 Hình 3.22 Giao diện quản lý Menu 41 Hình 3.23 Giao diện quản lý Banner 41 Hình 3.24 Giao diện quản lý thời gian thi 41 Hình 3.25 Giao diện quản lý tin tức 41 Hình 3.26 Giao diện trang chủ người dùng của Website 42 Hình 3.27 Giao diện đăng ký thành viên hệ thống 42 1 PHẦN MỞ ĐẦU Chương đầu tiên chúng em xin giới thiệu về các vấn cần đặt ra trong đồ án và nhiệm vụ của đồ án cần phải thực hiện gồm những nội dung chính như sau: 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng hệ thống thi đai học Như chúng ta đã biết từ trước những năm 1996 hình thức thi vào các trường đại học chủ yếu là tự luận cho tới tháng 7 năm 1996 một điểm mốc đáng chú ý là kỳ thi tuyển Đại học Đà Lạt bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan (có 7.200 thí sinh dự thi, 2 loại đề trắc nghiệm và tự luận được sử dụng để thí sinh tự chọn, có 70 % thí sinh chọn đề thi trắc nghiệm. Trong 60 trường hợp vi phạm kỷ có 4 thí sinh từ nhóm làm trắc nghiệm) mà sự thành công của nó được hội nghị của Bộ GD-ĐT rút kinh nghiệm vào tháng 9 năm đó. Và hiện tại, nhiều trường học đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm và kết quả thu được rất khả quan. Thêm nữa, theo Bộ Giáo dục và đào tạo, mỗi khối thi vào đại học, học sinh sẽ phải thi một môn theo hình thức thi trắc nghiệm. Như vậy, thi trắc nghiệm đang dần trở nên phổ biến và cần thiết, do đó yêu cầu có một phần mềm tin cậy, chất lượng, có nhiều tính năng hỗ trợ tốt hình thức thi này cũng đã được nhiều tổ chức đơn vị đặt ra. 1.2Hình thức thi trắc nghiệm Hình thức của thi trắc nghiệm rất đa dạng, ví dụ: một câu hỏi có một số phương án trả lời, thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất, hay một câu hỏi có nhiều phương án trả lời đúng và thí sinh chọn các câu trả lời đúng. Câu hỏi trắc nghiệm không chỉ kiểm tra việc thí sinh lựa chọn một phương án trả lời đúng mà còn có thể là kiểm tra kiến thức kết hợp các ý niệm, kiến thức khác nhau khi tạo đường nối các phương án trả lời có liên quan. Trong tình huống này, thể hiện của câu hỏi không còn là một số phương án trả lời với ô đánh dấu để chọn câu trả lời đúng nữa, mà là 2 cột phương án trả lời được xếp cạnh nhau để thí sinh tạo đường nối giữa các phương án trả lời có liên quan. Hay trong một tình huống khác, câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra kiến thức thuộc lòng một đoạn ký tự có ý nghĩa nào đó. Lúc này, sẽ không có phương án trả lời nào được đưa ra để lựa chọn. Việc trả lời câu hỏi được thực hiện bằng cách điền một đoạn ký tự vào một ô trống cho trước. GVHD: T.S. Nguyễn Trọng Khánh SVTH: Cao Văn Cường 2 2. Nhiệm vụ của đồ án Trước sự thay đổi nhanh chóng của mô hình kinh tế toàn cầu, môi trường của nền giáo dục đại học cũng đang có nhiều thay đổi. Sự phổ cập đại học liên quan đến phát triển hệ thống đào tạo phục vụ cho cộng đồng, đặt trọng tâm lên tính hiệu quả của dịch vụ đào tạo và kết quả cạnh tranh thông qua hệ thống đào tạo mở, việc tiếp nhận kiến thức từ trường đại học, sự hợp tác giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học ở nước ngoài, hệ thống giáo dục đặt ra yêu cầu cần phải có những thay đổi mới. Do đó để đáp ứng được những thay đổi nêu trên trong môi trường giáo dục cần phải tổ chức hệ thống đào tạo điện tử. “Hệ thống thi thử trắc nghiệm Đại học” là một thành phần quan trọng trong mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay”. Thi trắc nghiệm là hình thức thi đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi nhiều lý do khác nhau: • Đánh giá chính xác trình độ của sinh viên, chất lượng đào tạo. • Lượng kiến thức kiểm tra lớn, bao quát nhiều vấn đề. • Hình thức kiểm tra phong phú. • Chấm điểm, đưa ra kết quả nhanh và chính xác. Ở Việt Nam, nhiều trường học đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm và kết quả thu được rất khả quan. Thêm nữa, theo Bộ Giáo dục và đào tạo, mỗi khối thi vào đại học, học sinh sẽ phải thi một môn theo hình thức thi trắc nghiệm. Như vậy, thi trắc nghiệm đang dần trở nên phổ biến và cần thiết, do đó yêu cầu có một phần mềm tin cậy, chất lượng, có nhiều tính năng hỗ trợ tốt hình thức thi này cũng đã được nhiều tổ chức đơn vị đặt ra. Hiện nay, đã có một số phần mềm thi trắc nghiệm (của nước ngoài cũng như những tổ chức trong nước) được đưa vào sử dụng nhưng chúng đều có một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu thi trắc nghiệm ở Việt Nam. Đối với những phần mềm của nước ngoài thì hạn chế thường do ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Việt, giá thành phần mềm cao, vấn đề bảo trì, đào tạo không thuận lợi. Còn đối với những phần mềm của các tổ chức trong nước vấn đề chủ yếu là chất lượng bài trắc nghiệm không cao do ngân hàng câu hỏi, chưa theo qui trình thi, tính bảo mật không cao. Yêu cầu đặt ra đối với các trường đại học, cao đăng ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Điện Lực nói riêng cần phải có một “Hệ thống thi thử trắc nghiệm Đại học” hoàn thiện áp dụng vào tình trạng thực tế. GVHD: T.S. Nguyễn Trọng Khánh SVTH: Cao Văn Cường 3 CHƯƠNG 1 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THI TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC Trong chương trước chúng ta đã được biết yêu cầu đặt ra vấn đề phải xây dựng hệ thống thi thử trắc nghiệm Đại học. Bước đầu tiên của công việc này là chúng ta đi tìm hiểu về lý thuyết thi Trắc nghiệm, thi trắc nghiệm như thế nào, những vấn đề cần biết về thi trắc nghiệm là gì chúng sẽ được trình bày chi tiết trong phần dưới như sau: 1.1Tổng quát về thi Trắc nghiệm khách quan 2.1 Luận đề và Trắc nghiệm khách quan Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm. Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề mà xưa nay vốn quen thuộc với chúng ta cũng là những bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của thí sinh về các môn học. Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức kiểm tra này là “Trắc nghiệm loại luận đề” để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan”. Thật ra, việc dùng từ “khách quan” này để phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quan” và trắc nghiệm khách quan không phải hoàn toàn “khách quan”. Tại Việt Nam, các tài liệu thường ghi là “trắc nghiệm khách quan”, không phải hiểu theo nghĩa đối lập với một đo lường chủ quan nào, mà nên hiểu là hình thức kiểm tra này có tính khách quan cao hơn cách kiểm tra, đánh giá bằng luận đề chẳng hạn. Chúng ta gọi tắt “luận đề” là trắc nghiệm luận đề và “trắc nghiệm” là trắc nghiệm khách quan. Dưới đây là các điểm khác biệt và các điểm tương đồng giữa luận đề và trắc nghiệm. • Khác biệt: Luận đề Trắc nghiệm - Một câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả câu trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình. - Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng. - Một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. -Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn. - Khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phân lớn thời gian để suy nghĩ và viết. - Khi làm một bài trắc nghiệm thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và GVHD: T.S. Nguyễn Trọng Khánh SVTH: Cao Văn Cường 4 suy nghĩ. -Chất lượng của một bài luận đề tùy thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài. -Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phân lớn do kỹ năng của người soạn thảo bài trắc nghiệm. -Một bài thi theo lối luận đề tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác. -Một bài thi trắc nghiệm khó soan, nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác. -Thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng của riêng mình. -Người soạn thảo trắc nghiệm có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi, nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng. -Một bài luận đề cho phép và đôi khi khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể xác định được). -Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán. -Sự phân bố điểm số của một bài thi luận đề có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm (ẩn định điểm tối đa và tối thiểu). -Phân bố điểm số của thí sinh hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc nghiệm. Bảng 1.1 So sánh giữa luận đề và trắc nghiệm • Tương đồng: • Trắc nghiệm hay luận đề đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được. • Trắc nghiệm và luận đề đều có thể được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức giải quyết các vấn đề. • Trắc nghiệm và luận đề đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phân đoán chủ quan. GVHD: T.S. Nguyễn Trọng Khánh SVTH: Cao Văn Cường [...]... luận rằng câu trắc nghiệm ấy là dễ so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm • Nếu độ khó cảu câu trắc nghiệm < độ khó vừa phải: ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy là khó so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm • Nếu độ khó của câu trắc nghiệm xấp xỉ dộ khó vừa phải: ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy vừa sức với trình độ học sinh làm trắc nghiệm Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm Độ... trọng nhất của việc thi cử • Khi có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và cấu trúc lại một bài trắc nghiệm mới Đặc biệt, ta muốn chấm nhanh và công bố kết quả sớm • 2.5 2.5.1 Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt, và gian lận trong thi cử của thí sinh Trắc nghiệm chuẩn mực và Trắc nghiệm tiêu chí Trắc nghiệm chuẩn mực Trắc nghiệm chuẩn mực là trắc nghiệm được soạn nhằm... chất lượng là bộ phận thi t lập hệ thống, xét điều kiện dự thi, đơn vị tổ chức thi, lập kế hoạch thi, lập danh sách phòng thi đề nghị cán bộ coi thi, đề nghị ra đề thi Trưởng các đơn vị Là bộ phận phân công cho giáo viên ra đề, bố trí cán bộ coi thi tổ chức thi, phân công chấm thi Giáo viên Giáo viên là bộ phận biên soạn đề thi chấm thi và nhậm điểm trị trong các kỳ thi đại học Thi sinh Khi có đủ... khó câu trắc nghiệm được tính theo công thức: Độ khó của câu trắc nghiệm= Ví dụ: Một bài trắc nghiệm có 1.000 thí sinh làm bài, câu trắc nghiệm 1 có 500 thí sinh làm đúng thì độ khó của câu trắc nghiệm 1 là 500/1000=0.5 1.2.3.3 Độ khó vừa phải câu trắc nghiệm: Tính độ khó của câu trắc nghiệm rồi so sánh với độ khó vừa phải của câu đó: • Nếu độ khó của câu trắc nghiệm > độ khó vừa phải: ta kết luận... tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường đại học Các kỹ thuật độ tin cậy, phân tích câu trắc nghiệm được trình bày trong các phần sau là các kỹ thuật của trắc nghiệm chuẩn mực 2.6 2.6.1 Quy hoạch một bài thi Trắc nghiệm Khái niệm Quy hoạch một bài trắc nghiệm là thành quả học tập là dự kiến phân bố hợp lý các phần tử của bài trắc nghiệm theo mục tiêu và nội dung môn học sao cho nó có thể đo lường chính... website thi thử trắc nghiệm Đại học và đi phân tích thi t kế hệ thống với nội dung chính là: Phân tích thi ́t kế quản trị hệ thống Nôi dung chi tiết từng phần em xin trình bày dưới đây: a Mô hình phát triển Website Mô hình phát triển website thi thử trắc nghiêm Đại học của chúng em phát triển theo bốn module chính là module quản trị hệ thống, module quản lý thông tin, module quản lý thi, module... trắc nghiệm sau khi đã được sửa đổi lại trên căn bản của sự phân tích các câu trắc nghiệm có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một trắc nghiệm có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích Chúng ta phải phân tích câu trắc nghiệm trên hai phương diện: độ phân cách, độ khó 1.2.3 Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm 1.2.3.1 Định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm Khi ta làm một bài trắc nghiệm, ... Và tự luận cho các môn Toán, Văn, Sử, Địa Hình thức thi trắc nghiệm là hình thức mạng lại hiệu quả cao nhất cho thí sinh Điểm số của thí sinh hoàn toàn được quyết định do kết quả của bài trắc nghiệm Còn đối với bài thì tự luận, điểm số một phần lớn do người chấm (ẩn định điểm tối đa và tối thi u) 1.2.6 Yêu cầu đối với một hệ thống thi trắc nghiệm đại học Hệ thống cần được xây dựng không những phải giải... Thí dụ về dàn bài trắc nghiệm 2.6.4 Mức độ khó của các câu trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm gồm những câu quá dễ thường không có hiệu quả đo lường khả năng của học sinh Để đạt được hiệu quả đo lường khả năng, nên chọn các câu trắc nghiệm sao cho điểm trung bình nên bài trắc nghiệm xấp xỉ bằng 50% số câu hỏi Tuy nhiên, khi ấn định mức độ khó trung bình là 50%, độ khó của từng câu trắc nghiệm có thể khác... năng mà ta muốn đo lường Quy hoạch bài trắc nghiệm là công việc phải làm trong giai đoạn chuẩn bị Công việc này thực sự cần thi t khi xây dựng một đề thi bằng hình thức trắc nghiệm Trong việc quy hoạch, điều cần làm trước tiên là phải xác định các mục tiêu học tập mà học sinh phải đạt được Sau đó kết hợp với các mức độ yêu cầu về nhận thức để lập thành dàn bài trắc nghiệm 2.6.2 Đánh giá (evaluation): . thống thi thử trắc nghiệm Đại học. Bước đầu tiên của công việc này là chúng ta đi tìm hiểu về lý thuyết thi Trắc nghiệm, thi trắc nghiệm như thế nào, những vấn đề cần biết về thi trắc nghiệm. tủ, học vẹt, và gian lận trong thi cử của thí sinh. 2.5 Trắc nghiệm chuẩn mực và Trắc nghiệm tiêu chí 2.5.1 Trắc nghiệm chuẩn mực Trắc nghiệm chuẩn mực là trắc nghiệm được soạn nhằm cung cấp. trình thi, tính bảo mật không cao. Yêu cầu đặt ra đối với các trường đại học, cao đăng ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Điện Lực nói riêng cần phải có một “Hệ thống thi thử trắc nghiệm Đại

Ngày đăng: 19/05/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w