Đề kiểm tra Giữa ky2 TV5

6 289 0
Đề kiểm tra Giữa ky2 TV5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường: Họ và tên: Lớp: SBD : Năm học : 2010-2011 KIỂM TRA GIƯA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Thời gian: 65 phút Ngày kiểm tra Chữ ký giám thị STT: Số mật mã Điểm Chữ ký giám khảo I Chữ ký giám khảo II Số thứ tự : Số mật mã: I/KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm) 1.Đọc thành tiếng (5 điểm) 2.Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)- Thời gian 30 phút SÂN CHIM Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng bạc biển. Tôi đang ở trong mui thuyền, bỗng có tiếng gọi: - Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần , nhửng đàn chim đen bay kín trời , cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ tiền đồng.Chim đậu chen nhau trắng xóa trên nhưng đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chị gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sào trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. Đoàn Giỏi Trích “ Đất rừng phương Nam” HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT …………………………………………………………………………… Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau: 1. Tác giả quan sát cảnh sân chim bằng những giác quan nào? a. Bằng thị giác (nhìn) b. Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác ( ngửi) c .Bằng cả thị giác và thính giác ( nghe) 2. Đoạn văn “ Tôi vội ra khoang trước nhìn đen ngòm lên da trời.” Tả cảnh gì? a. Tả cảnh đông đúc của sân chim khi đến gần. b. Tả cảnh đông đúc của sân chim khi nhìn từ xa. c. Tả cảnh đông đúc của sân chim khi thuyền đi xa tới ba nghìn thước. 3.Tác giả so sánh bầy chim “ tua tủa bay lên” với “ đàn kiến chui ra bò li ti đen ngòm lên da trời” có chính xác không? Và có tác dụng gì? a.So sánh không chính xác vì đàn chim không thể giống đàn kiến. b. So sánh tương đối chính xác, có tác dụng diễn tả được chim ở đây rất nhiều. c. So sánh chính xác, có tác dụng làm cho người đọc hình dung được rõ độ dày đặc của bầy chim. 4. Em hiểu “ trầm tư” có nghĩa là như thế nào? a. Buồn bã, ít nói. b. Đăm đăm suy nghĩ c. Không suy nghĩ gì. 5. Qua bài văn, em biết gì thêm về sân chim ở miền Nam? a. Chim ở miền Nam rất nhiều và có nhiều giống chim quen thuộc. b. Chim ở miền Nam rất nhiều và khó bắt vì nó làm tổ ở trên cao c. Chim ở miền Nam rất nhiều và có nhiều giống lạ 6. Ba câu văn trong đoạn : “ Cồng cộc đứng trong tổ quằn nhánh cây” tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để cụ thể hóa hình dáng lạ của các giống chim? a. .Nghệ thuật nhân hóa. b. Nghệ thuật so sánh. c. Nghệ thuật so sánh và nhân hóa. 7. Trong đoạn văn : “ Tôi vội ra khoang trước nhìn đen ngòm lên da trời” có bao nhiêu từ láy? a. Một từ. ( Đó là từ: ) b. Hai từ. ( Đó là các từ : ) HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT ……………………………………………………………………………. c. Ba từ. ( Đó là các từ : ) 8. Đoạn văn : « Càng đến gần, những đàn chim đên bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. » liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ b. Bằng cách thay thế thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ c. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 9. Hai câu : “ Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.” Liên kết với nhau bằng cách nào? a. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ b.Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. c.Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ 10. Các từ in nghiêng trong câu “ Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sào trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng.” Thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Tính từ c. Động từ II/KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả ( 5 điểm) Thời gian 15 phút HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT ……………………………………………………………………………. 2.Tập làm văn (5 điểm) – Thời gian 35 phút Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II Năm học: 2010-2011 I/ KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm0 2. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm) Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ý đún g c b c b c b c a c c Câu 8: Lặp từ ngữ đó là từ : chim Câu 9: Thay thế từ ngữ đó là từ chúng thay cho từ chim. II/ KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) 1. Chính tả ( 5 điểm): Giáo viên đọc cho HS viết bài: “Cây trái trong vườn”. Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn ( 5 điểm) Mỗi lỗi trong bài viết ( sai , lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. 2.Tập làm văn ( 5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: Được 5 điểm - Viết được bài văn miêu tả ( tả một đồ vật trong nhà mà em thích). Bài viết có đủ ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả. Bài viết có nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa về đồ vật gắn bó mà em yêu thích. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 *Lưu ý: Đối với HSKT, HSLB… khi coi, chấm bài kiểm tra, giáo viên cần quan tâm các em theo các công văn đã được hướng dẫn. Phô tô lại bài kiểm tra để lưu hồ sơ. . 2010-2011 KIỂM TRA GIƯA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Thời gian: 65 phút Ngày kiểm tra Chữ ký giám thị STT: Số mật mã Điểm Chữ ký giám khảo I Chữ ký giám khảo II Số thứ tự : Số mật mã: I/KIỂM TRA. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II Năm học: 2010-2011 I/ KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm0 2. Đọc thầm và làm. *Lưu ý: Đối với HSKT, HSLB… khi coi, chấm bài kiểm tra, giáo viên cần quan tâm các em theo các công văn đã được hướng dẫn. Phô tô lại bài kiểm tra để lưu hồ sơ.

Ngày đăng: 19/05/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan