Tuần :26 Tiết :52 Ngày soạn: 04/03/2011 Lớp: 8 4 Ngày giảng:10/03/2011 Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Liên bảo Người soạn: Lê Thị Hiếu Bài thực hành 6: SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE…DO(tt) A. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 1. Về kiến thức: • Viết chương trình pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. • Biết sử dụng câu lệnh ghép. 2. Về kĩ năng: • Rèn luyện kĩ năng khai báo và sử dụng biến. • Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng của các câu lệnh. 3. Về tư tưởng tình cảm: • Học sinh hiểu bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài. • Học sinh nghiêm túc, hình thành phong cách làm việc chuẩn mực. • H ọc sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, yêu thích môn học hơn. B. PHƯƠNG PHÁP , PHƯƠNG TIỆN: 1) Phưong pháp: Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan. 2) Phương tiện: Giáo viên : • Vở soạn bài. • Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3. • Máy tính Học sinh: • Học bài cũ , xem trước bài mới trước khi đến lớp. • Sgk tin học quyển 3. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. Ổn định lớp: ( 1 phút) • Ổn định chỗ ngồi trong phòng. • Nắm sĩ số lớp. Vắng mặt:……… Có mặt:…………. II. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Giải thích ý nghĩa từng thành phần có trong câu lệnh - Vẽ sơ đồ thuật toán và nêu hoạt động của câu lệnh lặp. 2. Gợi động cơ: (1 phút) Tiết trước chúng ta đã bắt đầu rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh thông qua bài 1. Tiết này, cô sẽ hướng dẫn cho các em giải bài 2 để nâng cao hơn khả năng đọc hiểu chương trình. III. Nội dung bài giảng: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 30 ‘ - Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2. ?Hãy nêu input và output của bài toán? + Input: Nhập vào số tự nhiên N. + Output: In ra N có phải là số nguyên tố hay không. ? Số nguyên tố là số như thế nào? - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Số nguyên tố là số chỉ chia hết cho một và chính nó. - Vậy em nào có thể cho lớp biết số 1 có phải là số nguyên tố không. - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Không chỉ số một , mà cả những số nhỏ hơn một cũng không phải là số nguyên tố. -GV: lấy ví dụ về số nguyên tố. ? Làm như thế nào để kiểm tra số 5 là số nguyên tố? ?Làm thế nào để kiểm tra số tự nhiên n có phải là số nguyên tố hay không? - Để kiểm tra n là số nguyên tố hay không, ta đi kiểm tra n có chia hết cho các số từ 2 đến n-1 hay không? Nếu n không chia hết thì n là số nguyên tố, ngược lại n không phải là số nguyên tố. - Vậy dùng phép toán nào để kiểm tra n không chia hết cho một số. - Bằng cách sử dụng phép chia lấy phần dư mod. - GV lấy ví dụ cho HS hiểu cách chia lấy phần dư. - Một học sinh đọc, các học sinh khác chú ý theo dõi. - Bài toán cho biết: Số tự nhiên N được nhập từ bàn phím. - Yêu cầu: Số N có phải là số nguyên tố không. -Là số chia hết cho 1 và chính nó. - Chú ý lắng nghe. - Không. Vì số 1 chỉ có 1 ước - Chú ý lắng nghe. - Trả lời. - Ví dụ - Ta kiểm tra các số đó có ước số nào khác 1 và 5 không? - Để kiểm tra n là số nguyên tố hay không, ta đi kiểm tra n có chia hết cho các số từ 2 đến n-1 hay không? Nếu n không chia hết thì n là số nguyên tố, ngược lại n không phải là số nguyên tố. - Bằng cách sử dụng phép chia lấy phần dư mod. - HS quan sát và làm Bài 2. Tìm hiểu chương trình nhận biết một số tự nhiên N được nhập vào từ bàn phím có phải là số nguyên tố hay không. + Input: Nhập vào số tự nhiên N. + Output: In ra N có phải là số nguyên tố hay không. GV đưa ra thuật toán. ? Như vậy theo yêu cầu của đề bài thì bước đầu tiên ta sẽ làm gì? B1: Nhập số tự nhiên n từ bàn phím. GV : Qua bước tiếp theo ta sẽ chia ra 2 trường hợp, trường hợp thứ 1 ta kiểm tra xem những số nhỏ hơn hoặc 1 thì ta in ra nó không phải là số nguyên tố. B2: Nếu n<=1 . n không phải là số nguyên tố B4 GV: Bước còn lại ta tiếp tục kiểm tra nhưng số lớn hơn 1. B3: Ngược lại. - i 2. - Trong khi n không chia hết cho i, i i + 1; - nếu i=n. Thông báo n là số nguyên tố ngược lại n không phải là số nguyên tố. B4: KT - Vậy điều kiện của bài toán này là gì? - Nếu điều kiện đúng sẽ thực hiện gì? - Nếu điều kiện sai sẽ thực hiện gì? - Bây giờ ta sẽ thử kiểm tra một số và xem đó có phải là số nguyên tố hay không. - Ví dụ : Nhập n = 4. Lần lặp i n mod i Điều kiện 1 2 0 S - Ta thấy 4 mod 2 bằng 0. Nên 4 không phải là số nguyên tố. - Ta xét tiếp số 5. - Ví dụ: Kiểm tra số 5 có phải là số nguyên tố hay không? Lần lặp i n mod i Điều kiện 1 2 1 Đ 2 3 2 Đ 3 4 1 Đ 4 5 0 S - Ta thấy i=5 bằng n=5 nên 5 là số nguyên tố. theo yêu cầu của GV - B1: Nhập số tự nhiên n từ bàn phím. - Chú ý lắng nghe. - Quan sát và lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý quan sát và lắng nghe. - Lắng nghe - n mod i <>0. - nếu điều kiện đúng i:= i + 1; - nếu điều kiện sai: KT - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Nhập n bằng 1 sẽ in Thuật toán: B1: Nhập số tự nhiên n từ bàn phím. B2: Nếu n<=1 . n không phải là số nguyên tố B4 B3: Ngược lại. - i 2. - Trong khi n không chia hết cho 1, i i + 1; - nếu i=n. Thông báo n là số nguyên tố ngược lại n không phải là số nguyên tố. B4: KT - Nếu cô nhập n bằng 1 sẽ cho kết quả thế nào? - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Nếu cô nhập n bằng 1 sẽ in ra kết quả là 1 không phải là số nguyên tố. - Dựa vào thuật toán bài này sử dụng mấy biến? - Đó là những biến gì? Kiểu gì? Như vậy chúng ta sẽ đi vào phần khai báo. GV: Nhận xét chốt ý. GV: Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện phần khai báo các bạn còn lại tự khai báo và gõ vào máy. Tiếp theo phần thân chương trình. ? Phần thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa gì ? kết thúc bằng từ khóa gì? Bây giờ các em dựa vào bước 1 trong thuật toán 1 em lên bảng ghi cho cô lệnh nhập? - Vậy ta dùng hàm gì để kiểm tra n<=1 không là số nguyên tố. Dùng hàm if. Tương tự như vậy gọi học sinh lên bảng ghi lệnh tiếp theo GV: Vừa nãy chúng ta cùng tìm hiểu xong những số n<=1 rồi vậy trường hợp ngược lại là n>1. - Đầu tiên gán i:=2; Như vậy theo thuật toán bước tiếp theo chúng ta sẽ làm gì? ? Kiểm tra điều kiện ta dùng lệnh gì? ? Dựa vào thuật toán em nào có thể cho cô biết điều kiện để vòng lặp tiếp tục là gì? Nhưng vậy trong khi n mod 1<>0 thì ta tăng biến đếm i lên Gv gọi HS lên bảng ghi câu lệnh . Nếu i=n thì số đó là số nguyên tố. Ngược lại n không phải là số nguyên tố. GV gọi HS lên bảng ghi. - GV gọi 1 hs lên thực hiện hoàn chỉnh chương trình. - Chúng ta vừa đi tìm hiểu xong ý nghĩa cửa từng câu lệnh có trong chương trình. ra kết quả là 1 không phải là số nguyên tố. - Thuật toán sử dung 2 biến: n ,i - Kiểu số nguyên - Hs làm theo yêu cầu của GV -Bắt đầu từ khóa Begin và kết thúc bằng từ khóa End. - HS lắng nghe và lên bảng thực hiện. - Dùng hàm if - HS lên bảng ghi các bạn còn lại gõ vào trong máy tính của mình. - Kiểm tra điều kiện. - While … do - N mod i <>0 - HS lắng nghe - Hs thực hiện theo yêu cầu GV a) Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây. uses crt; var n,i : integer; begin clrscr; write(‘Nhap vao mot so nguyen: ‘); readln(n); if n<=1 then writeln(n,’ khong la so nguyen to’) else begin i:=2; while n mod i <> 0 do i:= i + 1; if i = n then writeln(n,’ la so nguyen to’) else writeln(n,’ khong la so nguyen to’); end; readln; end. - Bây giờ lớp hãy đọc nhẩm chương trình lại trong thời gian 2 phút. Em nào còn thắc mắc thì hỏi. - Cho lớp gõ chương trình vào máy trong thời gian 7 phút. - Chạy thử chương trình với một vài độ chính xác khác nhau. - Quan sát, giám sát việc thực hành của học sinh. b) Gõ, dịch và chạy thử chương trình với một vài độ chính xác khác nhau IV) Củng cố:(7 phút) - Bài tập: 1) Đoạn lệnh sau đây cho kết quả là gì? s:=1; While s<10 do Begin Writeln(s) ; S:=s+1; End; - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành. V) Bài tập về nhà:(1 phút) - Học bài . - Ôn lại kiến thức đã học để tiết sau học tiết bài tập. . giảng:10/03/2011 Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Liên bảo Người soạn: Lê Thị Hiếu Bài thực hành 6: SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE DO( tt) A. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 1. Về kiến thức: • Viết chương trình pascal. thực hành của học sinh. b) Gõ, dịch và chạy thử chương trình với một vài độ chính xác khác nhau IV) Củng cố:(7 phút) - Bài tập: 1) Đoạn lệnh sau đây cho kết quả là gì? s:=1; While s<10 do Begin. ; S:=s+1; End; - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành. V) Bài tập về nhà:(1 phút) - Học bài . - Ôn lại kiến thức đã học để tiết sau học tiết bài tập.