1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi lớp4 HKII

4 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Trường TH Đinh Bộ Lĩnh GV: Ngô Thị Xuân Sanh Tổ : Bốn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA-SỬ-ĐỊA A.KHOA HỌC 1 a/ Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn , nước , không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa , cặn bã. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất . b/Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được . **2.Kể tên các nhóm chất dinh dưỡngmà cơ tthể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên: -Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. -Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. -Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. -Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min,chất khoáng. Ngòai ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước. 3. Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ? (ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng , phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn . 4. Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn ?( Trong nguồn động vật , chất đạm do thịt các loài gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp .Vì vậy , nên ăn cá. 5.Tại sao chúng ta không nên ăn mặn ?( Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao . 6. Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày? (Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ loại vi ta min , chất khoáng cần thiết cho cơ thể . các chất xơ trong rau ,quả còn giúp chống táo bón. 7.Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ? Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần : -Chọn thức ăn tươi, sạch , có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc và mùi vị lạ -Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn -Nấu chín thức ăn , nấu xong nên ăn ngay , thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách 8. Những cách bảo quản thức ăn : Làm khô ,ướp lạnh , ướp mặn, đóng hộp … **9. Các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng : Cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên .Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đua trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị . **10.Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì: a/ Nguyên nhân :-Ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món ăn , -Tỉ lệ mỡ và thức ăn béo cao , - Hoạt động thể lực ít b/ Cách phòng bệnh :- Giữ chế độ ăn khoa học -Thường xuyên tập luyện ,lao động thể lực -Cần thay đổi khẩu phần ăn trong tuần - Tăng năng lượng tiêu hao bằng lao động thể lực,thể dục , thể thao 11.Những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh như: Hắt hơi, sổ mũi ,chán ăn , mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa , tiêu chảy , sốt cao ,… -Khi bị bệnh phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị . 12.Khi bị bệnh, cần ăn uóng như thế nào? Khi bị bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng , sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể …( Xem tiếp trang 35) **13Nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: -Không chơi đùa gần hồ ao,sông suối .giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. -Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ.tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. -Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiệnn cứu hộ, tuân thủ các quy địnhcủa bể bơi. 14.Học thuộc 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí (xem trang40) 15.Nước có tính chất gì?(Nước là một chất lỏng trong suốt,không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía,thấm qua một số vật và hoà tan được một số chất. 16.Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí(hơi) và thể rắn.Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định.Nước ở thể rắn(nước đá) có hình dạng nhất định. **17.Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 18.Nước bị ô nhiểm có một trong các dấu hiệu :có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. **19.Nguyên nhân làm nước bị ô nhiểm: Nước bị ô nhiễmlà nước có một trong các dấu hiệu :có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. Tác haị:nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống,phát triển vàlan truyền các loại bệnhdịch như tả, lị, thương hàn,tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,…Có tới 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiểm. 20.Các cách bảo vệ nguồn nước:Cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước như :giếng nước, hồ, ao, đường ống dẫn nước .Xây dựng nhà tiêu tự hoại nhà tiêu hai ngănđẻ phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.Mhà tiêu phải làm xa nguồn nước. Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp tước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. 21. Chúng ta cần phải tiết liệm nứơc vì: Phải tốn nhiều công sức , tiền của mới có nước sạch để dùng . Vì vậy , không được lãng phí nước. -Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều ngườì khác được dùng 22.Xung quanh mọi vật và mọi chổ rỗng bên vật đều có không khí . -Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển . **23. Tính chất của không khí : -Không khí trong suốt , không màu , không mùi, khônng vị , không có hình dạng nhất định . -Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. **24.Không khí gồm những thành phần : Hai thành phần chính là: Khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Ngoài ra còn chứa khí cac –bô- nic, hơi nước,bụi , vi khuẩn ,… ** 25 Không khí và nước có nhũng tính chất giống nhau là: Trong suốt, không màu, không mùi , không vị , không có hình dạng nhất định. B.LỊCH SỬ 1Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang: -Biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.Cuộc sống ở làng bản giản dị, vui tươi, hoà hợp với thiên nhiênvà có nhiều tục lệ riêng. 2Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh:Nước mất nhà tan,hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược.Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước trả thù nhà. - Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa:Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưngphất cờ khởi nghĩa.Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. từ Mê Linh,nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyềnđô hộ.Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định đã cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. -Ý nghĩa:Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. 3.Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: a)Diễn biến:Ngô Quyền đã dùng kếcắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yêuú ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúcthuỷ triều lên, nước che lấp các cọc nhọn.Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặcvào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt .Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, thuyền giặc bị vướng vào cọc nên không tiến không lùi được . Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết đến quá nữa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại . Ý nghĩa : Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. 4.Buổi đầu độc lập , thời Lí ,Trần,Hậu Lê đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt 5.Sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn hai mươi năm Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn . Lên ngôi Hoàng đế, thống nhất giang sơn. 6.Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai :sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp . Lí Thường Kiệt đã chủ động giản hoà để mở lối thoát cho giặc .Quách Quỳ vội vàn chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước . Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững. 7. Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh: Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. 8.Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện :Đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược. 9.Khi giặc Mông-Nguyên vào Thăng Long,vua tôi nhà Trần đã dùng kế:Đều chủ động rút khỏi kinh thànhThăng Long.Quân Mông-Nguyên vào được Thăng Long, nhưng không tìm thấy một bóng người, một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. Chính lúc đó, quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long.Lần thứ nhất, chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi vào xâm lược.Lần thứ hai tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống để thoát thân.Lần thứ ba,quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu giệt chúng trên sông Bạch Đằng. (Thăng Long còn có tên gọi khác là Hà Nội) 10. Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt.Nhờ vậy nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no. C. ĐỊA LÍ 1.Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ:Là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.Ở đây người dân đã trồng rừng, trồng cây ăn quả và trồng cây công nghiệp lâu năm để phủ xanh đất trống đồi trọc. 2Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. 3Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông, Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hoá đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao. 4.Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông là chính.Họ trồng lúa, ngô, chè, ttrồng rau và cây ăn quả,…trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công(dệt,thêu , đan, rèn, đúc, ) và khai thác khoáng sản. 5.TâyNguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Dăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh,…Ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô. 6.Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống, nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. Những dân tộc sống lâu đời ở đây là:Gia-rai,Ê-đê, Ba-na, Mông, Tày, Nùng,… 7.Một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên: -Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại -Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, người dân thường tổ chức lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới 8.Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên :Cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu ,bò. 9. Tây Nguyên có nhiều loại rừng . Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển .Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô với cái tên khá đặc biệt là rừng khộp ( hay khộc ).Cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết . 10.Đà Lạt có điều kiện thuận lợiđể trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát : Nhờ có không khí trong lành và mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp. Những công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi và du lịch đều hoà nhập với thiên nhiên làm cho Đà Lạt trở thành thành phố du lịch ,nghỉ mát nổi tiếng . 11. Đồng bằng Bắc bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên . 12. Đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác ,với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi, ven các sông có đê để ngăn lũ . 13. Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ :Hội Chùa Hương, Hội Liêm ,Hội Gióng …thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ , mùa màng bội thu , 14.Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ vì : Nhờ có đất phù sa màu mỡ , nguồn nước dồi dào , người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước . Một số cây trồng , vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ :Lúa , ngoài ra còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả ,nuôi gia súc , gia cầm , nuôi và đánh bắt cá tôm . Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi lợn , gà , vịt vào loại nhiều nhất nước ta . 15.Chợ Phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập . Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương . 16. Vị trí của thủ đô Hà Nội : Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ , nơi có sông Hồng chảy qua , rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới . 17.Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế ,văn hoá,khoa học hàng đầu của nước ta -Hà Nội là thủ đô của nước ta . Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước . -Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu , trường Đại học , bảo tàng ,thư viện hàng đầu của cả nước. -Nhiều trung tâm thương mại , giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội , như các chợ lớn , siêu thị , hệ thống ngân hàng, bưu điện, … 18. Một số di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh của Hà Nội : Hồ Hoàn Kiếm , khu phố cổ , hội trường Ba Đình , viện bảo tàng lịch sử Việt Nam,trường Đaị học sư phạm Hà Nội . Chợ Đông Xuân . *Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010 . Khi đó kinh đô được dặt tên là Thăng Long . . nghỉ mát : Nhờ có không khí trong lành và mát mẻ, thi n nhiên tươi đẹp. Những công trình phục vụ cho việc nghỉ ngơi và du lịch đều hoà nhập với thi n nhiên làm cho Đà Lạt trở thành thành phố du. của quân dân nhà Trần được thể hiện :Đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược. 9.Khi giặc Mông-Nguyên vào Thăng Long,vua tôi nhà Trần đã dùng kế:Đều chủ động rút khỏi kinh thànhThăng. thi n nhiênvà có nhiều tục lệ riêng. 2Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh:Nước mất nhà tan,hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược.Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền

Ngày đăng: 19/05/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w