VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 290 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO PHÙ HỢP VÙNG VÙNG SINH THÁI NAM TRUNG BỘ (2010 - 2012) Lưu Văn Quỳnh 1 , Nguyễn Thị Huyền 1 , Tạ Thị Huy Phú 1 , Trần Vũ Thị Bích Kiều 1 , Phạm Văn Nhân 1 và Trần Văn Mạnh 2 1 Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ 2 Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và Phân bón vùng miền Trung - Tây Nguyên SUMMARY The results of short-day and rice variety breeding with high yield and suitability to the ecology of Central Southern area of Vietnam (2010 - 2012) From 2010 to 2012 years, the subject: “Research short-day rice variety breeding with high yield and suitability to the ecology of central southern of Viet Nam” was conducted. 45 other materials were used for crosses of 170 varieties. Among them, there are 33% from location rice varieties with high suitability to environmental condition, 27% from OM rice varieties with good characters as short - day and long grain, 17% from other are special rice varieties with the capability of resistance to BPH, BL or aromatic grain …From 2010 to 2012, we bred 297 lines of F3 generation, 136 lines of F4 generation, 421 lines of F6 generation and remain to 12 lines of F7, F8 generations and 5 promising varieties as AN20-6 ; AN22; AN19-1; AN19-2; AN21. 4 varieties of AN13, AN26-1, AN14 và AN20-6 were introduced to production. Among them, AN13 and AN26-1 varieties were recognized by Ministry of Agriculture and Rural Development in 12/2011 (AN13) and 02/2013 (AN26-1). Keywords: Rice, short day, high yield, Central Southern, variety. I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao ngày càng được nhiều nhà chọn tạo giống và các cơ quan nghiên cứu quan tâm trong những năm gấn đây nhằm thích ứng với những biến đổi của điều kiện thời tiết khí hậu và chống chịu với sâu bệnh hại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm tác giả đã đề xuất và thực hiện đề tài “Chọn tạo giống lú a ngắn ngày, năng suất cao phù hợp vùng vùng sinh thái Nam Trung Bộ” - một vùng bị nhiều tác động tiêu cực của thiên nhiên. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Bao gồm 86 nguồn gen tạo giống do Viện thu thập. - Nguồn dòng phân li (F3 - F8) dòng kế thừa của nhóm tác giả và 170 tổ hợp lai mới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tạo vật liệu khởi đầu (lai tạo) Lai hữu tính, bao gồm lai hai và lai ba (lai 3 chiều), lai thuận và nghịch. Người phản biện: TS. Lại Đình Hòe. 2.2.2. Đánh giá nguồn vật liệu lai tạo các thế hệ F2 - F7 - Chọn lọc dòng phân li theo phương pháp phả hệ (B.D.Singh, 1986). - Quan sát độ thuần và nămg suất: Bố trí không lặp lại 10 - 30m 2 /dòng. 2.2.3. Đánh giá tính kháng sâu bệnh (rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá) Thử tính kháng theo các phương pháp chuẩn và thang điểm đánh giá của IRRI 2.2.4. Đánh giá chất lượng gạo Do Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung - Tây Nguyên và Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm thực hiện. 2.2.5. Khảo nghiệm giống Theo Quy phạm khảo nghiệm cho các giống lúa (10TCN 558 - 2002) do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 291 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tạo vật liệu khởi đầu Năm 2010 thực hiện 90 tổ hợp lai mới. Nguồn bố mẹ bao gồm giống lúa đã được sản xuất trên địa bàn nhiều vụ như ĐB6, KDĐB, ĐV108 nhằm khai thác tính thích nghi cao. Các giống lúa này chất lượng gạo thấp, thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày. Nhóm giống ngắn ngày sử dụng chủ yếu nhóm OM vì phần lớn thời gian sinh trưởng (TGST) của chúng dưới 100 ngày, hạt dài và ít bạc bụng mặc dù tiềm năng năng suất chưa vượt trội. Năm 2011 thực hiện lai 50 tổ hợp, nguồn gen lai tạo được đa dạng như: Gen chất lượng cao (ML48, Khom Loong (Kh.L), DS20 ), gen ngắn ngày (OM6600, OM4511, OM6976, ML48, ML2002) gen kháng sâu bệnh (AN13, RNT3, RNT12 ). Đặc biệt chú trọng một số tổ hợp lai 3 để đưa các gen mới có một số tính trạng nổi trội như CHPVA, NPLT, LP7, OM6916, OM6976 Năm 2012 tiếp tục lai bổ sung 30 tổ hợp, tro ng đó bổ sung nguồn gen mới như: Các giống AN13, AN14, AN26. Giống lúa KDML, Hóm Mã lĩ, Cò khó hộc, Kh.L là những giống lúa thơm và nếp đặc sản của Thái Lan. Nguồn gen dạng hình mới (NPLT) có nguồn gốc từ IRRI, hạt hơi bầu nhưng bông to, cây khỏe, thuộc nhóm trung ngày Như vậy, có 45 nguồn gen đã sử dụng (DV108, KDDB, ĐB6, OM660, OM6976, OM6916, OM5472, OM3995, OM3689, DS20, RNT12, KhL, ML48, NPLT, LP7, CHPVA, TH1, Thơm đen, DH14, IR572199, OM6074, RNT3, BC15, PC6, B52, OM4872, IR78948, RN615, AN10-5, OM4662, N.99, RNT15, AN13, IR80315, OM4944, H10, AN14, KDML, NPLT, AN26, Cò khó hộc, TH3 - 05, Homali). Trong đó, trên 33% là nguồn địa phương, 27 % nguồn OM ngắn ngày, gạo chất lượng hạt dài, 17% nguồn gen đặc sản và nhiều nguồn gen kháng rầy, kháng đạo ôn và dạng hình mới được thu thập trong và ngoài nước tham gia trong 170 tổ hợp lai của đề tài chưa kể đến nguồn đột biến và nguồn kế thừa khác. 3.2. Đánh giá, chọn lọc nguồn vật liệu lai tạo 3.2.1. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai kế thừa đến HT2011 Vụ ĐX2010/2011 (Đông Xuân 2010/2011) cấy 363 dòng/28 tổ hợp lai và chọn được 277 dòng. Vụ HT2011 (Hè Thu 2011) chọn lại được 12 dòng/11 tổ hợp, bao gồm các tổ hợp: Thơm đen/ML2003//OM4498, M8260/ML4//ML20022, OM8258/ML4//AS996, OM8242/OM2395//OM3536///OM6561, ML2002/IR62032, OMCS2000/ML4, Kh.L/ML203//OMCS98, ML4/IR62032, OM4498/ML2002, OM576/ĐB6, OM576/ĐB6//OM8260 và cho so sánh, thử tính kháng rầy nâu, đạo ôn và bệnh bạc lá. Trong số số này có các tổ hợp cho nhiều dòng triển vọng như: ML4/IR62032, Thơm đen/ML2003// OM4498, Khao loong//ML2003//OMCS98. 3.2.2. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai mới Với 2053 cá thể phân li F2 của 63 tổ hợp đó là: ĐV108/KD ĐB, ĐV108/ĐB6, ĐV108/ OM6600, ĐV108/OM5472, ĐV108/OM3689, ĐV108/ĐS20, KD ĐB/ĐV108, KD ĐB/ĐB6, KD ĐB/OM5472, KD ĐB/OM3995, KD ĐB/OM3689, KD ĐB/DS20, ĐB6/OM6600, ĐB6/OM6976, ĐB6/OM6916, ĐB6/OM5472, ĐB6/OM3995, ĐB6/DS20, OM6600/ĐV108, OM6600/KDĐB, OM6600/ĐB6, OM6600/ M6976, OM6600/OM5472, OM6600/ M3689, OM6976/ĐV108, OM6976/KD ĐB, OM6976/ ĐB6, OM6976/M6916, OM6976/ M5472, OM6976/OM3689, OM6976/ĐS20, OM6916/ ĐV108, OM6916/KD ĐB, OM6916/ĐB6, OM6916/OM6600, OM6916/ OM6976, OM6916/OM5472, OM6916/ĐS20, OM5472/ ĐV108, OM5472/KD ĐB, OM5472/ĐB6, OM5472/OM6916, OM3995/ ĐV108, OM3995/ KD ĐB, OM3995/ĐB6, M3995/OM6976, OM3995/OM 6916, OM3995/ OM5472, OM3995/OM3689, OM3995/ĐS20, OM6916/ KDĐB, OM3689/ĐB6, OM3689/ OM6600, OM3689/M6916, OM3689/ĐS20, OM3689/KD ĐB, ĐS20/KD ĐB, ĐS20/ OM6976, ĐS20/OM6916, DS20/OM3689, ĐS20/OM3995, ĐS20/OM3689, DS20/OM6600) ở vụ ĐX2011 để cấy thành 2053 dòng F3 (vụ HT2010), chọn được trên 1010 dòng thế hệ F4 ngắn ngày, dạng hình chấp nhận, có tiềm năng năng suất cao (dạng hình thâm canh). Trong số đó có các dạng hạt tròn, hạt dài khác nhau và một số dòng có mùi thơm. Các dòng chọn đạt yêu cầu đồng ruộng: Sạch sâu bệnh (rầy nâu, đạo ôn và bạc lá ). Vụ ĐX 2012 cấy F4 (1000 dòng) của trong số 49 tổ hợp trên. Kết quả cho biết trong 49 tổ hợp gieo cấy có 43 tổ hợp có số dòng F5 được chọn với số lượng 712 dòng trong đó phần lớn là dạng hình ngắn ngày cấy chọn thế hệ F6. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 292 Đáng chú ý, có một số tổ hợp đặc biệt như tổ hợp OM6916/ĐV108, ĐB6/OM6976, ĐV108/ OM6600, ĐB6/OM3995 phân li khá đa dạng, trong đó có nhiều dòng có độ thuần di truyền sớm ổn định, thuộc nhóm chín sớm và rất sớm, bông to, gạo đẹp được tách ra để tiếp tục chọn và đồng thời đưa vào bộ so sánh. Trong vụ HT 2012 cấy 712 dòng thuộc thế hệ F5 nêu trên và chọn được 421 dòng thế hệ F 6. 421 dòng F6 thuộc nhóm ngắn ngày, có nhiều dạng hạt. Các nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng gạo tiếp tục được tiến hành trong các vụ tiếp theo. Trong vụ HT2012, một vườn dòng F2 mới của 31 tổ hợp lai cũng đã chọn được 297 dòng F3 để bổ sung cho nguồn vật liệu chọn lọc mới. Tóm lại: Kết thúc năm 2012, đề tài đã chọn được 297 dòng thế hệ F3, 1 36 dòng F4, 421 dòng F6 và duy trì 12 dòng F7. 3.3. Khảo nghiệm tác giả và đánh giá dòng/giống triển vọng 3.3.1. Khảo nghiệm tác giả vụ ĐX2010 và HT2010 Bảng 1. Đặc điểm nông học các giống lúa vụ ĐX và HT2010 tại An Nhơn Bình Định Khả năng đổ ngã TGST (ngày) Cao cây (cm) TT Tên giống Nguồn gốc ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 AN13 ML4/IR62032 1 1 106 100 103 97 2 ML2002 (Đ/C) Trạm Ma Lâm - BT 1 1 106 100 93 92 3 AN10 ML2002/IR62032 1 1 106 102 100 100 4 AN18 OM4498/ML2002 1 9 112 100 99 98 5 AN11 OMCS2000/ML4 1 3 106 101 93 90 6 AN12 OM576/IR50404 1 3 104 100 96 95 7 AN16 - 1 OM4498/ML2002 3 3 104 100 103 101 Kết quả khảo nghiệm từ 7 giống lúa trong vụ ĐX và HT2010 (bảng 1) thấy được phần lớn các giống khá cứng cây. Giống yếu cây nhất AN18 mặc dù trong vụ ĐX cứng cây cấp 1 nhưng vụ HT đổ ngã hoàn toàn (cấp 9). Giống biểu hiện hơi yếu cây có AN11, AN12 và AN16 - 1 (cấp 3). Thời gian sinh trưởng các giống khảo nghiệm khoảng 104 - 106 ngày, chỉ có giống AN18 dài ngày nhất 112 ngày. Vụ HT các giống dưới 100 - 102 ngày (trong điều kiện cấy), nếu gieo sạ là 93 - 95 ngày. Chiều cao cây, có 3 giống cao ở mức trung bình AN13, AN10, AN16 (100 - 103cm), các giống khác thấp cây hơn dưới 100cm. Bảng 2. Năng suất và các yếu tố năng suất vụ ĐX và HT2010 tại An Nhơn Bình Định Bông/m 2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) KL.1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) TT Tên giống ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 AN16 259 337 131 116 12 8,4 23 22,5 75,3 68,3 2 AN13 247 376 151 120 7 8,3 24 23,0 69,2 70,3 3 ML2002 (Đ/C) 267 363 143 118 33 12,0 22 20,5 69,2 67,0 4 AN10 259 337 129 92 7 11,3 24 21,5 58,7 60,0 5 AN18 226 - 147 - 38 - 24 - 58,3 65,5 6 AN11 230 287 156 90 12 7,9 24 22,0 57,8 53,7 7 AN12 240 330 139 111 23 12,2 23 21,5 56,6 65,3 CV (%) 15,0 14,5 LSD .05 4,3 4,5 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 293 Vụ ĐX2010, năng suất hai giống AN16 cao hơn đối chứng ML2002 có ý nghĩa 5% sau đó giống AN13 tương đương ML2002 (69,2 tạ/ha). Các giống khác năng suất thấp hơn có ý nghĩa 5%. Tuy nhiên AN16 hơi yếu cây so với AN13. Như vậy, trong vụ ĐX2010 nổi lên có giống lúa AN13. Vụ HT2010 cũng tương tự như vậy, giống lúa AN13 cho năng suất cao nhất (70,3 tạ/ha) sau đó AN16 (68,3 tạ/ha) cao hơn đối chứng (67,0 tạ/ha). Như vậy g iống lúa AN13 trội nhất trong bộ giống khảo nghiệm vụ ĐX và HT2010 nhờ có tỷ lệ lép thấp (8,3 - 8,4%) và số hạt/bông cao (bảng 2). 3.3.2. Khảo nghiệm tác giả vụ ĐX và HT2011 Bộ giống khảo nghiệm vụ ĐX2010/2011 và HT 2011 có bổ sung giống AN26-1 (bảng 4). Kết quả cho biết, giống bị đổ ngã nặng có AN18 (ĐX đổ ngã cấp 9), các giống hơi nghiêng AN13 (vụ ĐX), AN16, AN11 và AN12. Giống AN26-1, AN10 cứng cây hơn (cấp 1 cả hai vụ ĐX và HT). Thời gian sinh trưởng, nếu so với ĐX2010 thời gian sinh trưởng bộ giống vụ ĐX 2011 kéo dài hơn 7 ngày do thời tiết lạnh. Vụ HT thời gian sinh trưởng của các giống chỉ 100 - 101 ngày trong điều kiện cấy, 90 - 93 ngày trong điều kiện gieo sạ. Nhìn chung các giống cao trung bình có AN13, AN10, AN16, AN18. Các giống khác thấp cây hơn (90 - 95cm) tương đương ML2002 (bảng 3). Bảng 3. Đặc tính nông học của các giống khảo nghiệm ĐX2010/2011 và HT 2011 Đổ ngã (điểm) TGST (ngày) Cao cây (cm) TT Tên giống Nguồn gốc ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 ML2002CL (Đ/C 1) Trạm Ma Lâm - BT 1 1 113 100 91 92 2 AN13 ML4/IR62032 3 1 113 97 102 97 3 AN26-1 TĐ/ML2003//OM4498 1 1 110 97 95 95 4 AN10 ML2002/IR62032 1 1 111 100 101 100 5 AN16 OM4498/ML2002 3 3 111 101 100 101 6 AN11 OMCS2000/ML4 3 1 113 90 94 90 7 AN12 OM576/IR50404 3 1 111 100 93 95 8 AN18 OM4498/ML2002 9 3 110 100 100 98 Kết quả trong vụ ĐX2010/2011 hầu hết các giống có số bông trung bình đến khá (trên 210 bông/m 2 ), mật độ bông cao > 250 bông/m 2 có AN13, AN26-1, AN15, AN11, AN18. Hạt/bông các giống khá hơn đối chứng có AN13, AN26-1. Tỷ lệ lép hơi cao ở các giống AN18. Khối lượng 1000 hạt từ 22 - 24g. Năng suất có 2 giống trên 70 ta/ha như AN13, AN26-1 cao hơn nhiều ML2002CL. Giống khác có năng suất khá như AN10-5 trên 65,5 tạ/ha. Trong vụ HT2011 có 3 giống trên 70 tạ/ha gồm AN26-1, AN13 và AN10-5 cao hơn giống đối chứng ML2002CL. Năng suất AN26-1 và AN13 cao do bông nhiều hạt và tỷ lệ lép thấp < 10%. Giống đối chứng ML2002CL năng suất k há (trên 67 tạ/ha). Các giống lúa khác năng suất giảm do tỷ lệ lép cao hơn 15% (bảng 4). Bảng 4. Năng suất và các yếu tố năng suất của bộ giống khảo nghiệm ĐX và HT 2011 Bông/m 2 Hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1000 hạt (g) NS thu (tạ/ha) TT Tên giống ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 AN13 250 363 130 125 05 7 24 23 72,5 71,3 2 AN26-1 270 370 131 129 7 9 23 23 71,0 73,5 3 AN10-5 210 300 120 100 14 13 23 22 70,9 71,0 4 ML2002CL (Đ/C1) 245 340 122 120 11 12 22 21 64,7 67,0 5 AN16 270 350 125 110 10 17 23 22 65,5 51,5 6 AN11 300 310 120 107 9 20 23 22 63,2 41,1 7 AN12 219 299 120 100 11 23 24 23 61,7 51,9 8 AN18 301 311 121 119 19 16 22 22 50,5 40.5 CV (%) 11,5 12,5 LSD .05 5,3 41 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 294 Như vậy, hai vụ ĐX và HT 2011 hai giống khá nhất là AN13 và AN26-1. Trong đó giống AN13 đã được khảo nghiệm qua 4 vụ trong hai năm 2010 và 2011 luôn cho tốt nhất. 3.3.3. Khảo nghiệm tác giả vụ ĐX và HT 2012 Bộ khảo nghiệm vụ ĐX và HT2012 có 8 giống, trong đó các giống khảo nghiệm năm 2011 vẫn được tiếp tục, ngoài ra bổ sung AN18-6 (OM4498/ML2002). Giống lúa đối chứng vẫn sử dụng ML2002CL. Bảng 5. Đặc t ính nông học của các giống trong vụ ĐX2012 và HT2012 tại Bình Định Chiều cao (cm) TG trổ (ngày) Cứng cây (điểm) TGST (ngày) TT Tên giống Tổ hợp lai ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 AN 10 - 15 ML2002/IR62032 100 99 5 7 1 1 114 99 2 ML2002CL Trạm Ma Lâm - BT 98 97 7 5 1 1 113 100 3 AN 16 OM4498/ML2002 101 101 7 7 1 7 114 97 4 AN 13 ML4/IR62032 106 100 5 6 3 3 117 101 5 AN18-6 OM4498/ML2002 101 99 3 8 1 7 112 102 6 AN 10 - 5 ML2002/IR62032 106 100 5 5 1 3 117 103 7 AN 26 - 1 TĐ/ML2003//OM4498 104 103 5 6 1 3 112 98 8 AN 14 K.L//ML2003/OMCS98 104 102 5 7 1 1 115 100 Kết quả nghiên cứu đặc tính nông học cho thấy, các giống khảo nghiệm thuộc nhóm cao cây trung bình từ 100 - 106cm. Thời gian trổ khá tập trung 3 - 7 ngày. Khả năng đổ ngã, thấy có AN16-1 và AN18-6 hơi yếu cây trong vụ HT. Thời gian sinh trưởng của các giống trong vụ ĐX khá dài ngày (từ 112 - 117 ngày) do thời tiết lạnh trong vụ kéo dài. Trong vụ HT thời gian sinh trưởng các giống rút ngắn hơn dưới 103 ngày trong điều kiện cấy. Như vậy, trong điều k iện gieo sạ các giống khảo nghiệm chỉ khoảng 90 - 96 ngày (bảng 5). Bảng 6. Năng suất của các giống vụ ĐX và HT 2012 tại Bình Định Bông/m 2 Hạt/bông Hạt lép (%) KL1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) TT Tên giống ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 AN10-5 220 321 284 194 22,6 19,3 20,1 20,0 76,7 66,3 2 AN14 220 305 159 189 22,3 15,5 25,4 24,5 69,8 72,5 3 AN26-1 233 332 173 171 24,1 11,7 24,0 23,7 68,7 70,7 4 AN16 207 311 164 154 12,9 17,7 24,0 23,0 64,7 65,0 5 AN13 279 325 182 177 25,0 13,8 24,4 23,5 63,7 71,3 6 ML2002CL (Đ/C) 249 322 159 150 32,1 19,1 25,3 22,5 62,3 69,5 7 AN10 - 15 196 298 151 149 20,8 20,2 27,1 24,0 59,0 65,3 8 AN18-6 209 317 138 127 15,9 25,5 30,3 24,1 58,3 63,1 CV (%) 6,0 10,2 LSD .05 6,4 5,7 Kết quả đánh giá năng suất cho thấy, mật độ bông vụ ĐX2012 khá thấp do thời tiết lạnh nhưng sang vụ HT các giống đẻ mạnh cho bông hữu hiệu khá cao trên 300 bông/m 2 . Hạt chắc/bông ở hầu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 295 hết các giống và trên 150 hạt, giống AN18-6 thấp nhất cũng trên 127 hạt. Các giống có số hạt khá cao như AN10-5, AN14, AN26-1, AN13 (159 - 284 hạt). Hầu hết các giống lép nhiều ở vụ ĐX2012 (do thời tiết như đã nói trên) nhưng sang vụ HT tỷ lệ lép ở các giống giảm rõ rệt, trong đó giống AN26-1 có tỷ lệ lép thấp nhất 11,7%, AN13 chỉ 13,8%, AN14 15,5%. Khối lượng 1000 hạt các giống trong bộ khảo nghiệm khá to 23 - 25g đặc biệt giống AN18-6 vụ ĐX đạt 30g và HT 24g. Năng suất, vụ ĐX2012 các giống có năng suất cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa 5% như AN10-5, AN14, còn lại các giống có năng suất cao hơn giống đối chứng nhưng không có ý nghĩa như AN26-1, AN16, AN13. Sang vụ HT các giống có năng suất trên 70 tạ/ha như AN14, AN26-1 và AN13. Ba giống lúa AN26-1, AN16, AN13 cũng là những giống cho năng suất cao ổn định cả 2 vụ ĐX và HT (bảng 6). 3.3.4. So sánh sơ bộ các dòng/giống triển vọng Bộ giống lúa so sánh vụ HT2012 (bảng 7) là những dòng/giống lúa mới triển vọng có độ thuần sớm ổn định, dạng hình tốt. Trong đó tổ hợp M6916/ĐV108 có 2 dòng cho hai giống AN20-3 và AN20-6. Tổ hợp ĐV108/OM6600 có Dòng-22 (D22). Tổ hợp ĐB6/OM3995 có Dòng-19 (D19) và Dòng-31 (D31). Tổ hợp ĐB6/OM6916 có Dòng-77 (D77). Trong bảng 8 cho biết các dòng/giống đều có thời gian sinh trưởng dưới 98 ngày, ngắn hơn hoặc tương đương ML2002CL và đều thuộc nhóm cao trung bình (< 115cm). Riêng AN20-3 độ thuần hạn chế hơn các giống khác. Bảng 7`. Nguồn gốc và đặc tính và năng suất các dòng/giống vụ HT2012 tại Bình Định TT Tên giống Tên tổ hợp lai Bông/m 2 TGST (ngày) Cao (cm) Độ thuần NSTT (tạ/ha) 1 AN20-3 OM6916/ĐV108 297 90 112 Khá 57,09 2 AN20-6 OM6916/ĐV108 264 85 108 Cao 63,55 3 AN22 (D22) ĐV108/OM6600 250 93 107 Cao 59,70 4 AN19 (D9) ĐB6/OM3995 323 95 103 Cao 64,77 5 AN19 (D31) ĐB6/OM3995 271 98 106 Cao 65,97 6 AN 21 (D77) ĐB6/OM6916 231 98 110 Cao 62,69 7 CLT Viện CLT và CTP 330 93 101 Cao 58, 45 8 ML2002CL (Đ/C2) Chọn lọc từ ML202 280 98 98 Cao 56,05 CV (%) 12,5 LSD .05 4,30 Đánh giá về năng suất (bảng 7), các giống khác đều cho năng suất khá cao và cao hơn đối chứng ML2002CL rất có ý nghĩa ở mức 5%. 3.3.5. Kết quả đánh giá sâu bệnh Bảng 8. Một số kết quả đánh giá nhân tạo sâu bệnh một số giống lúa mới năm 2011 TT Tên dòng/giống (Tên tổ hợp lai) Rầy nâu (cấp) Bệnh đạo ôn (cấp) Bệnh bạc lá (cấp) 1 AN13 5 3 5 2 AN14 5 3 5 3 AN26-1 3 1 3 4 AN10-5 5 5 3 6 ML2002CL (Đ/C 1) 5 3 1 17 Pbt33 (Đ/C kháng rầy) 1 1 5 18 TN1 (Đ/C nhiễm) 9 9 9 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 296 Kết quả khảo nghiệm VCU cho biết, các giống triển vọng vẫn duy trì được cấp kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá từ 1 - 5. Giống lúa đối chứng ĐV108 nhiễm nặng rầy nâu và bệnh đạo ôn. Tóm lại: Trong bộ khảo nghiệm tác giả nổi trội 3 giống về năng suất, khả năng chống chịu bao gồm AN13, AN14 và AN26-1. Trong đó AN13 đã được chọn đưa vào khảo nghiệm VCU từ vụ ĐX2009/2010 đến ĐX2012. Giống lúa AN14 và AN26-1 được chọn khảo nghiệm VCU từ vụ Đông Xuân 2010/2011 đến vụ ĐX2012 (3 vụ). Đây là những giống lúa rất có tiềm năng cần được mở rộng nghiên cứu. 3.4. Khảo nghiệm giá trị sản xuất và giá trị sử dụng (VCU) 3.4.1. Khảo nghiệm VCU giống lúa AN13 Bảng 9. Năng suất AN13 trong bộ khảo nghiệm VCU vụ ĐX và HT2010 Năng suất của các giống (tấn/ha) Quảng Nam Sơn Tịnh - Quảng Ngãi TT Tên giống ĐX 2009/2010 HT2010 ĐX 2009/2010 HT2010 1 AN 13 5,72 5,07 51,7 64,9 2 KD 18 (đc 2) 5,91 5,56 56,2 61,3 CV (%) 6,5 7,2 6,6 7,0 LSD .05 0,57 0,61 5,5 7,1 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng miền Trung - Tây Nguyên. Giống lúa AN13 đã được đánh giá sớm là một trong những giống lúa triển vọng nên đồng thời khảo nghiệm tác giả và cho khảo nghiệm giá trị sản xuất và giá trị sử dụng (VCU). Kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng miền Trung - Tây Nguyên (bảng 9) cho biết, năng suất của AN 13 trong bộ giống khảo nghiệm vụ ĐX và HT2010 cao hay thấp hơn giống đối chứng KD18 không có ý nghĩa ở mức 5%. Trong thí nghiệm vụ ĐX 2011 (bảng 10) cho thấy, năng suất của AN13 không khác biệt so với giống lúa đối chứng KD18. Bảng 10. Kết quả khảo nghiệm VCU giống AN13 vụ ĐX 2011 tại Quảng Ngãi TT Tên giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) So đối chứng (%) 1 AN13 71,1 61,1 0,0 2 KD18 (Đ/C) 71,0 61,1 - CV (%) 5,21 LSD .05 2,5 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung - Tây Nguyên. Tóm lại: Các kết quả khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm VCU đã xác định được năng suất của AN13 tương đương đến khá hơn các giống lúa đối chứng ML2002CL, KD18 và kháng sâu bệnh tốt hơn, chất lượng gạo tốt hơn. AN13 đang được khảo nghiệm tiếp DUS. Ngày 8/12/2011 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 715/QĐ - TT - CLT, ngày 08/12/2011 công nhận AN13 là một giống lúa mới cho vùng sinh thái Nam Trung Bộ. 3.4.2. Khảo nghiệm VC U hai giống lúa AN14 và AN26-1 AN26-1 có TGST vụ Hè Thu chỉ 98-100 ngày và ĐX 116 ngày (nếu gieo sạ vụ Hè Thu 92 - 94 ngày) so với KD18 ngắn ngày hơn hai ngày, các đặc tính khác như chiều cao cây, AN26-1 ở vụ Hè Thu 2011 và Hè Thu 2012 thấp cây hơn ML2002 khoảng 4 - 6cm. Trong vụ ĐX 2012 giống lúa AN26-1 lại cao hơn ML2002 khoảng 2cm nhưng thấp hơn vụ HT. Đặc điểm nổi bật trong vụ HT2011 đó là, trong điều kiện thời tiết bất thuận ở cuối vụ giốn g lúa AN26-1 ít bị đổ ngã hơn (điểm 5) so với KD18 bị đổ ngã hoàn toàn (điểm 7). Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả nêu trên. Như vậy, kết luận rằng giống lúa AN26-1 thuộc nhóm giống lúa ngắn ngày hơn KD18, chiều cao xấp xỉ với KD18 nhưng ít bị đổ ngã hơn giống KD18. Mặt khác, khoảng thời gian Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 297 trổ bông của AN26-1 khá tập trung (1 - 5 ngày), độ thuần cao, thoát cổ bông, mức độ tàn lá điểm 5 tương đương KD18 và độ rụng hạt phụ thuộc thời vụ, nhưng cũng tương đương KD18 (bảng 11). Bảng 11. Đặc tính nông học của AN26-1 và AN14 vụ HT2011, ĐX2012 và HT2012 Thời vụ Tên giống TGST (ngày) Độ dài trỗ (cấp) Chiều cao (cm) Độ thuần (cấp) Cổ bông (cấp) Cứng cây (cấp) Độ tàn lá (cấp) Rụng hạt (cấp) AN26-1 98 1 - 5 103 1 1 5 5 1 AN14 100 1 - 5 103 1 1 1 5 1 HT 2011 KD18 (Đ/C) 100 5 109 5 1 7 5 1 AN26-1 114 5 101 3 1 5 5 5 AN14 116 5 102 1 1 1 5 1 ĐX 2012 KD18 (Đ/C) 116 5 99 1 1 1 5 5 AN26-1 100 1 101 5 1 5 5 5 AN14 105 5 102 1 1 1 1 1 HT 2012 KD18 (Đ/C) 99 1 105 1 1 1 5 1 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung - Tây Nguyên. Đối với giống lúa AN14: TGST vụ ĐX 2012 trong điều kiện cấy 116 ngày, vụ HT 2011 và vụ HT2012 dao động 100 - 105 ngày. Như vậy, trong điều kiện gieo sạ vụ ĐX chỉ 109 ngày (vụ này trời rét đậm kéo dài nên hầu hết các giống sinh trưởng bị dừng lại kéo dài thêm trên 10 ngày) và vụ HT 94 - 98 ngày. Chiều cao của AN14 dao động 102 - 103cm trong cả hai vụ ĐX và HT. Các đặc tính khác như độ thuần, cứng cây, thoát cổ bông, rụng hạt đều đạt điểm 1 và độ tàn lá điểm 1 - 5 tốt hơn giống đối chứng (bảng 11). Đánh giá về các yếu tố năng suất (bảng 12) của AN26-1 cho thấy AN26-1 là một giống lúa cho nhiều bông (vụ ĐX 277 bông và HT trên 300 bông), bông có nhiều hạt, hạt đóng dày và ít lép tương đương KD18. Nhưng AN26-1 KL1000 hạt đạt từ 21,6 - 22,8g nặng hơn KD18 (19 - 20g). Điều đó cho thấy giống lúa AN26-1 là một giống có kết cấu bông, hạt thuận lợi để cho năng suất cao và có nhiều triển vọng. Đối với AN14 số bông hữu hiệu/m 2 gần tương đương KD18, số hạt/bông đạt 129 - 138 hạt/bông. Tuy nhiên trong vụ ĐX 2012 số hạt trên bông giảm xuống chỉ 116 hạt. Tỷ lệ lép của AN14 chiếm từ 15,9 - 25,5% nhưng vẫn thuộc các giống có tỷ lệ lép trung bình. Khối lượng 1000 hạt tùy theo thời vụ, riêng thời vụ ĐX 2012 cho 25,6g, như vậy AN14 là giống lúa hạt khá to. Bảng 12. Năng suất của AN26-1, AN14 ở 3 vụ HT2011, ĐX2012 và HT 2012 ( *) Thời vụ Tên giống Số bông hữu hiệu/m 2 Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1.000 hạt (g) AN26-1 324,3 129,1 19,3 21,6 AN14 285,3 138,0 25,5 24,6 HT 2011 KD18 (Đ/C) 292,7 150,1 19,2 19,5 AN26-1 277,5 135,0 17,1 22,8 AN14 287.8 116,3 15,9 25,6 ĐX 2012 KD18 (Đ/C) 289,6 151,5 15,8 20,4 AN26-1 360,0 122,6 6,6 19,0 AN14 357,0 129,0 17,8 23,1 HT 2012 KD18 (Đ/C) 374,8 156,1 13,6 17,6 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung - Tây Nguyên. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 298 Kết quả đánh giá về năng suất AN26-1 ở 3 vụ Hè Thu 2011, ĐX 2012 và HT 2012 tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Thấy rằng, giống lúa AN26-1 cho năng suất cao hơn giống đối chứng KD18 ở 2 điểm Quảng Nam và Phú Yên. Ở Quảng Nam, vụ HT2011 giống AN26-1 cho năng suất 62,7 tạ/ha (KD18 chỉ 60,8 tạ/ha), vụ ĐX 2012 giống AN26-1 năng suất 59,6 tạ/ha (KD18 chỉ 57,5 tạ/ha), HT2012 giống AN26-1 năng suất 59 tạ/ha (KD18 chỉ 56 tạ/ha). Cũng tương tự như vậy với điểm khảo nghiệm ở Phú Yên. Nhưng điểm khảo nghiệm ở Quảng Ngãi năng suất AN26-1 có thấp hơn KD18 nhưng không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Như vậy, trong số 3 điểm khảo nghiệm có 2 điểm năng suất cao hơn KD18 (Quảng Nam, Phú Yên), 1 điểm (Quảng Ngãi) tương đương KD18 (bảng 13). Bảng 13. Năng suất 3 điểm của AN26-1 và AN14 vụ HT2011, ĐX2012 và HT2012 Thời vụ Tên giống Quảng Nam Quảng Ngãi Phú Yên AN26-1 62,7 57,5 41,5 AN14 52 52,3 53,8 KD18 (Đ/C) 60,8 59,5 36,2 CV (%) - 6,9 5,1 HT 2011 LSD .05 6,6 4,0 AN26-1 59,6 62,7 56,9 AN14 60,8 64,1 58,5 KD18 (Đ/C) 57,5 66,2 56,8 CV (%) 3,89 3,13 6,17 ĐX 2012 LSD .05 5,23 4,53 7,9 AN26-1 59,0 52,5 61,4 AN14 63,6 71,1 71,1 KD18 (Đ/C) 56,0 60,9 57,6 CV (%) 7,87 8,64 8,82 HT 2012 LSD .05 7,25 8,69 8,8 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung - Tây Nguyên. Đối với giống lúa AN14 năng suất trong số 9 thí nghiệm chỉ có 2 thí nghiệm Quảng Nam và Quảng Ngãi (HT2011) có nhỉnh hơn nhưng không khác biệt với đối chứng K18. Điểm Phú Yên (HT2011) và 6 thí nghiệm còn lại của vụ ĐX2012 và HT2012 ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên năng suất đều cao hơn đối chứng KD18 đặc biệt ở vụ HT2012 điểm Quảng Ngãi và Phú Yên năng suất trên 70 tạ/ha. Điều đó cho thấy, giống lúa AN14 năng suất vượt trội so với đối chứng KD18 Tóm lại, kết quả khảo nghiệm VCU hai giống lúa AN26-1 và AN14 ở 3 vụ, 3 điểm đã xác định, so với ML2002CL hai giống AN26-1 và AN14 cho năng suất cao hơn rất có ý nghĩa và cao hơn hay tương đương KD18. Ngoài ra, AN26-1 và AN14 có khả năng kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá khá tốt. Ngày 28/02/2013 giống AN26-1 được công nhận theo Quyết định số 70/QĐ-T T-CLT. 3.5. Đánh giá chất lượng gạo của một số dòng giống nổi bật Bảng 14. Phẩm chất gạo của giống lúa AN26-1 và AN14 Tên giống Chiều dài hạt (mm) Tỷ lệ D/R Tỷ lệ rắng trong (%) Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Gạo nguyên (%) AN26-1 6,42 2,9 91,7 80,2 70,2 76,8 AN14 6,89 3,2 91,7 77,0 68,2 76,4 KD18 (Đ/C) 5,65 2,6 71,7 78,8 70,7 69,9 Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung - Tây Nguyên. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 299 Chất lượng gạo (bảng 14), kết quả phân tích của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung - Tây Nguyên cho biết giống lúa AN26-1 và AN14 chất lượng gạo khá hơn KD18. Chiều dài hạt của AN26-1 và AN14 từ 6,4mm đến 6,89mm, trong khi KD14 chỉ 5,65mm. Tỷ lệ D/R lớn hơn. Đặc biệt, gạo trắng 2 giống trên 91,7%. Bảng 15. Phẩm chất gạo của giống lúa AN13, AN26-1 và AN14 TT Tên giống Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) (%) gạo nguyên amylose (%) Nhiệt độ hoá hồ Mùi thơm 1 AN13 78,8 65,5 59,2 22,4 TB Không 2 AN14 79,8 72,1 67,6 22,2 TB Không 3 AN 26 - 1 80,2 70.0 61,3 22,9 Cao Không 4 KD18 (Đ/C1) 79,4 71,7 71,8 24,7 Thấp Không Nguồn: Số liệu phân tích của Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm. Theo số liệu phân tích của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (bảng 15) đối với 4 giống AN13, AN14, AN26-1 và đối chứng KD18 cho nhận xét: So với đối chứng KD18 (amylose 24,7%) các giống có amylose thấp hơn nhiều, chỉ 22,2 - 22,9%. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Sau 3 năm nghiên cứu (ĐX2010 - HT2012) chúng tôi đã đạt được một số kết quả chính: - Chọn được 297 dòng/31 tổ hợp thế hệ F3, 136 dòng/7 tổ hợp thế hệ F4, 421dòng/52 tổ hợp thế hệ F6 và đánh giá 12 dòng thế hệ F7. - Hai giống AN13, AN26-1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử cho vùng sinh thái Nam Trung Bộ năm 2011 và 2012. - 5 giống lúa triển vọng: AN20-6; AN22; AN19-1; AN19-2; AN21. 4.2. Đề nghị - Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho đề tài mới để có điều kiện khai thác tốt vật liệu nêu trên nhằm tạo được nhiều giống lúa mới tốt hơn cho vùng. - Cho xây dựng dự án phát triển các giống lúa đã được công nhận AN13 và AN26-1 trong các vụ tới để có điều kiện mở rộng diện tích đưa vào cơ cấu gieo trồng phục vụ sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bui Ba Bong, Nguyen Văn Bo and Bui Chi Bưu (2010). Viet Nam Fifty years of Rice Research and Development. Agriculture Publishing House. Hanoi 2010. 2 Lưu Văn Quỳnh, Đinh Hồ Anh và Hồ Lệ Quyên (2010). Kết quả chọn thuần giống lúa ML2002CL cho các tỉnh miền Trung. Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2006 - 2010. NXB. Nông nghiệp. Tr. 149 - 154. 3 Singh.B.D. (1986). Plant Breeding Principbs and Methods. Kalyani Publishes New Deli Ludhiana (PP.180 - 193). 4 Trần Đăng Hòa, Trần Thị Hoàng Đông, Nguyễn Tiến Long (2012). Xác định các dòng sinh học (biotye) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và chọn lọc giống lúa kháng rầy nâu ở một số tỉnh miền Trun g. Định hướng nghiên cứu lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. NXB. Nông nghiệp. Tr 281 - 290. . VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 290 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO PHÙ HỢP VÙNG VÙNG SINH THÁI NAM TRUNG BỘ (2010 - 2012) Lưu Văn Quỳnh 1 , Nguyễn Thị Huyền 1 ,. đó, nhóm tác giả đã đề xuất và thực hiện đề tài Chọn tạo giống lú a ngắn ngày, năng suất cao phù hợp vùng vùng sinh thái Nam Trung Bộ - một vùng bị nhiều tác động tiêu cực của thiên nhiên VIỆT NAM 298 Kết quả đánh giá về năng suất AN2 6-1 ở 3 vụ Hè Thu 2011, ĐX 2012 và HT 2012 tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Thấy rằng, giống lúa AN2 6-1 cho năng suất cao hơn giống