1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HĐNGLL TIEN BUOC LEN DOAN

9 344 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK - - - - -  - - - - - HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Giáo viên hướng dẫn: cô Bùi Thị Toan Sinh viên: Vũ Thị Xuân Lớp: Sư Phạm Toán – Lý K34 Khoa: Tự nhiên BMT, tháng 3 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Năm học 2011, chúng em vinh dự được thực tập sư phạm tại trường: THCS Phan Chu Trinh, số 1 đường Phan Bội Châu, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột. Và trong tháng 3 có rất nhiều ngày lễ lớn, để chào mừng các ngày lễ như ngày quốc tế phụ nữ, ngày mất cụ Phan Chu Trinh,ngày thành lập đoàn, chúng em được tham gia trong công tác đội, đoàn của trường. Trong đó có những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, và em được trường phân công công tác chủ nhiệm ở lớp 8E, tại đây em đã thực hiện những gì mà mình học được trong phần nghiệp vụ sư phạm tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đăklăk, hoạt động theo chủ điểm “ Tiến bước lên đoàn” thông qua buổi sinh hoạt này để giúp các em hiểu rõ và nhận thức đúng đắn hơn về đoàn TNCS HCM, từ đó tự hào và có hướng phấn đấu tích cực để được trở thành những đoàn viên TNCS HCM Trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành được bài tập này một cách thuận lợi, thì trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô: Bùi Thị Toan, tổ tâm lí trường CĐSP ĐắkLắk đã hướng dẫn cho em tiến hành nghiên cứu. Tiếp đến, em xin chân thành gửi đến quý thầy cô giáo trường CĐSP ĐẮKLẮK lòng biết ơn vì đã tạo điều kiện cho em đi thực tập, đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cũng như các thầy cô giáo trường THCS Phan Chu Trinh. Đặc biệt là Nguyễn Dương Hải là giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm lớp 8E đã tận tình giúp đỡ em trong tiến trình thực hiện buổi hoạt động sinh hoạt ngoài giờ lên lớp này. Ngoài ra, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong nhóm nói riêng và các bạn trong đoàn thực tập nói chung. Đồng thời em xin cảm ơn các học sinh thân yêu lớp 8E đã giúp em hoàn thành tốt công việc thực tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn BMT, tháng 03 năm 2011 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Xuân I/ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: Chúng ta đã biết Giáo dục là quá trình tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và người được giáo dục nhằm phát triển sức mạnh vật chất, tinh thần của thế hệ đang lớn lên trên cơ sở giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sữ xã hội của loài người. Mục đích giáo dục cũng thay đổi theo từng thời kì khác nhau. Dưới chế độ phong kiến: Mục đích giáo dục là dựa vào nho giáo và xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội là hình thành người quân tử, sống theo lí tưởng nhân nghĩa yêu thương người khác, coi trọng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tài năng. Mục đích giáo dục từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến thời kì đổi mới hướng tới: “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên trở thành con người phát triển về mọi mặt, trở thành những người công dân tốt, trung thành với tổ quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của đảng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, là người lao động tốt, cán bộ tốt của nhà nước, có tài, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, sống có văn hóa, có sức khỏe, yêu cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp”. Trong giai đoạn hiện nay, mục đích của giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách và năng lực của người công nhân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Do mục đích giáo dục trong từng thời kì khác nhau, do nguyên lý giáo dục cũng thay đổi, trước đây giáo dục truyền thụ chủ yếu theo lối một chiều. Ngày nay để ứng dụng được mục đích giáo dục, thì Đảng ta đã xác định phương châm giáo dục theo nguyên lý: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình, giáo dục xã hội, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Trong đó học đi đôi với hành là sự tổng kết kinh nghiệm giáo dục của loài người từ nhiều thế kỷ qua. Nguyên lý này đòi hỏi quá trình giáo dục phải thực hiện tốt việc học và hành bởi lẽ: Học là để nhận thức, nắm bắt, hiểu biết những nội dung khoa học cần biết đối với từng cấp học, độ tuổi. Hành là để vận dụng những sự hiểu biết, những nội dung đã nắm bắt được vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về nội dung học đã thu lượm được. Trong quá trình giáo dục hiện nay, không chỉ giúp học sinh nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học kĩ thuật, văn hóa… mà còn phải giúp học sinh cải tạo bản thân. Học và hành đan kết với nhau chặt chẽ. Vì vậy, thực hiện tốt nguyên lý này sẽ hình thành ở học sinh mục đích, động cơ hoạt động đúng đắn, qua đó giúp các em thích ứng nhanh, tham gia một cách có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc trong thời kì đổi mới. chính vì vậy đã học thì phải hành, đó là yêu cầu mang tính tất yếu đối với con người nói chung và với học sinh nói riêng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em thực tế hơn, rèn luyện sự nhanh nhẹn và giúp các em hiểu rõ hơn về cách ứng xử, phép lịch sự, lễ phép, đặc biệt là hiểu thêm về đất nước mình, tự hào về truyền thống, về lịch sử hào hùng của dân tộc. II/ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN: Học sinh lớp 8E trường THCS PHAN CHU TRINH số 1 đường Phan Bội Châu, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột. III/ KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chủ điểm tháng 3: I. Yêu cầu giáo dục : - Nhận thức được giá trị của ngày 26/03, mục đích, lý tưởng của Đoàn viên và nhiệm vụ của Đoàn viên, thanh niên hiện nay. - Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. - Rèn luyện đạo đức tư cách của người Đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của Đoàn. - Rèn luyện các kĩ năng tổ chức & điều khiển các hoạt động của tập thể. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung : - Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/03 - Điều lệ Đoàn. - Tư liệu, báo chí phản ánh các chương trình hành động của Đoàn, về nhiệm vụ, lí tưởng của thanh niên. - Các câu hỏi để tạo đàm, thảo luận. - Các câu hỏi về tổ chức Đoàn và phần thưởng - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Hình thức hoạt động : - Cử 2 HS điều khiển chương trình (1 HS làm thư kí) - Cử đại diện tham gia các trò chơi - Mời đại diện Chi bộ, - Cử HS trang trí, kê bàn ghế. - Trắc nghiệm vui. - Thám hiểm vẽ đẹp thế giới - Trò chơi đoán ý đồng đội. III. Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện hoạt động : - Tranh vẽ cho phần thi, bảng chấm điểm của BGK, phần quà. 2. Về tổ chức : *GVCN : - Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và hình thức tiến hành. Đề nghị mỗi HS phải chuẩn bị và sẳn sàng tham gia. - Phân công 2 người dẫn chương trình 1) Nguyễn Nữ Ngọc Hân 2) Trần Tiến Đạt - Phân công trang trí - Mời đại biểu dự *Học sinh: - Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. IV. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - Sinh hoạt hát tập thể: Đội ca -Tuyên bố lí do: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Hòa chung trong không khí chào mừng các ngày lễ lớn trong Tháng Ba, hôm nay các Liên Đội của trường THCS PHAN CHU TRINH phối hợp tổ chức buổi HĐNGLL với chủ điểm TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN để kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đó là lí do của buổi hoạt động ngày hôm nay. - Giới thiệu thành phần tham dự: Đến dự buổi HĐNGLL của lớp chúng ta ngày hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu có quý thầy cô, đồng thời cũng là ban cố vấn của cuộc thi : Thầy Nguyễn Dương Hải – Giáo viên chủ nhiệm lớp 8E Cô Vũ Thị Xuân – Giáo sinh thực tập chủ nhiệm Và toàn thể các bạn HS lớp 8E tham dự buổi ngoại khoá hôm nay. Một thành phần không thể thiếu của mỗi cuộc thi đó chính là BGK: 1) Lê Nguyễn Tường Vi 2) Nguyễn Thị Ngọc Huyền Và Huỳnh Nguyễn Thảo Trang chính là Ban thư kí cho cuộc thi hôm nay. Sau đây là phần tự giới thiệu của 6 đội chơi. ( Tổ trưởng 6 Đội chơi tự giới thiệu) - Giới thiệu nội dung hoạt động: HĐNGLL ngày hôm nay có những nội dung chính sau: 1/ Phần thi trắc nghiệm vui. 2/ Phần Thi trí tuệ 3/ Phần thi hùng biện Hoạt động 2 VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG SINH NHẬT ĐOÀN 26/3 - Giới thiệu: Trước khi bước vào các nội dung chính của buổi hoạt động, xin mời quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng toàn thể các bạn thưởng thức tiết mục văn nghệ do bạn Đạt trình bày, bài hát mang tên lớp chúng mình. - Tổng kết: Xin cảm ơn cả 3 đội chơi đã gữi đến chúng ta những bài hát thật hay. Một lần nữa xin thầy cô và các bạn hãy dành cho bạn Đạt những chàng pháo tay thật lớn Xin cảm ơn. - Sau đây phần 1 của cuộc thi xin phép được bắt đầu. Hoạt động 3 PHẦN THI TRẮC NGHIỆM VUI. Phần 1 : Phần thi trắc nghiệm vui: - Trong phần thi này, Có 10 câu hỏi trắc nghiệm, Mỗi câu trả lời đúng sẽ đạt 2điểm. thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 5 giây. Các đội cùng nhau ghi đáp án vào bảng phụ và giơ lên. Và có 4 câu hỏi phải trả lời nhanh. khi kết thúc câu hỏi các bạn mới được quyền trả lời bằng cách phất cờ của đội mình ra phía trước, ưu tiên cho đội phất cờ nhanh hơn. Mỗi câu trả lời đúng sẽ đạt 5 điểm. nếu trả lời sai thì quyền trả lời cho các đội còn lại. - Bây giờ chúng ta sẽ đến với câu hỏi đầu tiên trong phần những câu hỏi trắc nghiệm: 1. Bạn hãy cho biết ai là đoàn viên đầu tiên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? A. Lý Tự Trọng B. Kim Đồng C. Nguyễn Văn Trỗi D. Phan Đình Giót Đoàn viên đầu tiên của tổ chức đoàn thanh niên là Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914. Quê ở xã Việt Xuyên - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923,lúc chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Thái Lan , tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931. 2. Người Đoàn viên lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai ? A. La Văn Cầu B. Phan Đình Giót C. Nguyễn Văn Trỗi D. Tô Vĩnh Diện 3. "Người con gái trẻ măng, giặc đem ra bãi bắn " nói về ai ? A. Chị Út Tịch B. Võ Thị Sáu C. Nguyễn Thị Bình D. Nguyễn Thị Minh Khai 4. Người sáng lập ra Đoàn ta là ai ? A. Trần Phú B. Tôn Đức Thắng C. Hồ Chí Minh D. Phan Bội Châu 5. Người Đội viên đầu tiên là ai ? A. Trần Văn Ơn B. Nguyễn Văn Trỗi C. Tô Vĩnh Diện D. Kim Đồng 6. Đội thiếu niên tiền phong HCM được thành lập vào ngày tháng năm nào ? A. 15/05/1941 B. 19/05/1941 C. 10/05/1940 D. 20/05/1940 7. Kim Đồng còn có tên gọi khác là gì ? A. Bế Văn Đàn B. Nông Văn Dền C. Ông Quang Thông D. Bùi Quang Thận 8. Nguyễn Văn Trỗi quê ở đâu ? A. Nghệ An B. Hà Tỉnh C. Quảng Nam D. Cao Bằng 9. Lê Hữu Trọng là tên thật của ai ? A. Lý Tự Trọng B. Lý Thường Kiệt C. Trần Bình Trọng D. Lê Duẩn 10. "Còn cái lai quần cũng đánh" là câu nói của ai ? A. Võ Thị Sáu B. Nguyễn Thị Minh Khai C. Chị Út Tịch D. Nguyễn Thị Bình * Kết thúc phần thi câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta chuyển qua phần thi câu hỏi nhanh: 1. Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày nào? Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26/3/1931 2. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập? - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập. 3. Từ ngày thành lập đến nay, Đoàn ta đã trãi qua mấy lần đổi tên? Bạn có thể kể 3 trong số các tên gọi mà Đoàn ta đã từng mang? Từ khi thành lập đến nay, để cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn ta đã trãi qua 7 lần đổi tên, nghĩa là Đoàn TN đã từng mang 8 tên gọi khác nhau. Cụ thể: - Từ 1931-1937: Đoàn TNCS Việt Nam, sau đó đổi thành Đoàn TNCS Đông Dương - Từ 1937-1939: Đoàn TN dân chủ Đông Dương - Từ cuối năm 1939-1941: Đoàn TN phản đế Đông Dương - Từ 5/1941- 1956: Đoàn TN cứu quốc Việt Nam - Từ 10/1956- 1970: Đoàn TN lao động Việt Nam - Từ 3/2/1970- 1976: Đoàn TN lao động Hồ Chí Minh - Từ 12/1976 đến nay: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 4. Bài hát Đoàn ca còn có tên là gì? Do nhạc sỹ nào sáng tác? Bài hát Đoàn ca còn có tên là: THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC, nhạc và lời HOÀNG HÒA Chúng ta vừa kết thúc phần thi thứ nhất. Trong khi chờ đợi BGK công bố điểm cho các đội, xin mời các bạn đến với tiết mục văn nghệ bài hát: thanh niên làm theo lời bác do bạn thể hiện (Mời người trả lời đúng hát bài hát đoàn ca) và bây giờ chúng ta trở lại với phần công bố điểm của BGK. Xin mời BGK. - Xin cảm ơn BGK. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tới với phần thi thứ 2 Hoạt động 4 PHẦN THI TRÍ TUỆ Phổ biến luật chơi cho 3 dội chơi: có 6 hình vẽ, mỗi hình thể hiện cho một câu nói nào đó, các đội sẽ quan sát hình vẽ và đưa ra đáp án bằng cách phất cờ , mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Đáp án: Bóng bảy , đàn gảy tai trâu, đô thị, công cộng, kính cổng cao tường, một giọt máu đào hơn ao nước lã Hoạt động 5 PHẦN THI HÙNG BIỆN Phổ biến luật chơi cho 3 dội chơi: Các đội cùng suy nghĩ trả lời chung cho 1 câu hỏi.có 3 phút thảo luận ghi chép, chọn lọc ý kiến của các thành viên trong tổ và cử ra 1 bạn đại diện lên trình bày. Câu hỏi: Bạn hiểu như thế nào là “sống đẹp - sống có ích”? * sống đẹp trước tiên phải có cử chỉ đẹp, lời nói đẹp và hành động đẹp. Cử chỉ đẹp là hành vi cư xử tốt của mình đối với mọi người nhất là những người lớn tuổi và nhỏ tuổi hơn mình. Lời nói đẹp là những lời nói thể hiện sự khiêm nhường, đúng lúc, đúng nơi và không làm mất lòng người khác. Hành động đẹp là hành động luôn luôn giúp đỡ người khác mà không hề tính toán thiệt hơn. * Người sống có ích là người trước tiên là phải sống đẹp, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Nhà văn Nam Cao có một câu nói bất hủ “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẵm đạp lên vai người khác mà kẻ mạnh là người nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình”. - Thư kí công bố điểm - Khách mời trao giải TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM - Mời đại biểu phát biểu ý kiến: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các bạn. Trãi qua 45 phút hoạt động sôi nổi, đến thời điểm này, chúng ta đã tiến hành xong các nội dung chính của buổi hoạt động. Sau đây em xin trân trọng kính mời Thầy chủ nhiệm lên phát biểu tổng kết, nhận xét, đánh giá buổi hoạt động để chúng em rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức sau. Xin trân trọng kính mời Thầy. BMT, 15 tháng 3 năm 2011 Giáo viên chủ nhiệm Sinh viên Nguyễn Dương Hải Vũ thị xuân . buổi HĐNGLL với chủ điểm TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN để kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đó là lí do của buổi hoạt động ngày hôm nay. - Giới thiệu thành phần tham dự: Đến dự buổi HĐNGLL. giới thiệu của 6 đội chơi. ( Tổ trưởng 6 Đội chơi tự giới thiệu) - Giới thiệu nội dung hoạt động: HĐNGLL ngày hôm nay có những nội dung chính sau: 1/ Phần thi trắc nghiệm vui. 2/ Phần Thi trí tuệ 3/

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w