BAOCAO- KIEM DIEM-NHATKI HOANCHINHTHUCTAPNAM3

22 191 0
BAOCAO- KIEM DIEM-NHATKI HOANCHINHTHUCTAPNAM3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK - - - - -  - - - - - BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM III Sinh viên: VŨ THỊ XUÂN Lớp: SP TOÁN – LÝ K34 BMT, tháng 3 năm 2011 LỜI CẢM ƠN ! Qua đợt thực tập sư phạm này em xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, ban giám hiệu trường CĐSP ĐĂKLĂK đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập sư phạm. Tiếp đến em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ em nhiệt tình từ ban giám hiệu cùng quý thầy cô giáo truờng THCS Phan Chu Trinh. Và em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ninh, giáo viên hướng dẫn môn Vật Lý. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Dương Hải, giáo viên chủ nhiệm, đồng thời cũng là giáo viên hướng dẫn môn toán, đã tận tình giúp đỡ góp ý, dẫn dắt, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Ngoài ra, em xin cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong nhóm và các bạn trong đoàn thực tập. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các em học sinh thân yêu đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn! NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO THU HOẠCH I - SƠ YẾU LÍ LỊCH II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG III- TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC 1/ Tìm hiểu tình hình địa phương: 2/ Tìm hiểu tình hình giáo dục ở nhà truờng a/ Cơ sở vật chất của nhà trường b/ Cơ cấu tổ chức IV/ THỰC TẬP CHỦ NHIỆM VÀ GIẢNG DẠY: 1/ Đặc điểm tình hình lớp 8E a/ Thống kê tình hình học sinh b/ Nhận thức của bản thân về công tác Chủ Nhiệm c/ Nhận thức của bản thân về công tác Đoàn – Đội d/ Kế hoạch năm học 2/ Công việc đã làm 3/ Nhận xét rút ra từ công việc đã làm: 4/ Kết quả thu hoạch được 5/ Kết quả thu hoạch được V - NHẬT KÍ THỰC TẬP BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM I/ Ý THỨC, THÁI ĐỘ THAM GIA THỰC TẬP SƯ PHẠM. II/ NHỮNG THU HOẠCH VỀ NGUYÊN LÍ, PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC: 1/Những thu hoạch về công tác chuyên môn 2/ Những điểm mạnh yếu của bản thân trong đợt thực tập: 3/ Phương hướng phấn đấu khi trở về trường. III) KẾT LUẬN CHUNG BÁO CÁO THU HOẠCH I - SƠ YẾU LÍ LỊCH: - Họ và tên giáo sinh: VŨ THỊ XUÂN - MSSV: 0814010035 - Ngày sinh: 27/08/1990 - Nơi sinh: Đăk Lăk - Trú quán: 09A Bà Huyện Thanh Quan – Eatam – TP. BMT – Đăklăk - Quê quán: Thái Giang – Thái Thụy – Thái Bình - Lớp đào tạo: SP Toán – Lý - Khoa: Tự nhiên - Hệ đào tạo: chính quy - Khóa đào tạo: 34 - Trường thực tập: THCS Phan Chu Trinh, Tp.BMT, Đăklăk. - Thực tập giáo dục tại lớp: 8E - Thời gian thực tập sư phạm từ 21/03/2011 đến 04/04/2011 II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - Hiệu trưởng trường thực tập: Thầy Phạm Đình Ban - Hiệu phó trường thực tập: Cô Đỗ Thị Ngọc Ánh Thầy Trần Văn Em - Chủ tịch công đoàn trường: - Bí thư đoàn TNCS HCM: - Tổng phụ trách đội: - Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: thầy Nguyễn Dương Hải - Giáo viên hướng dẫn bộ môn: + Môn 1: thầy Nguyễn Dương Hải + Môn 2: cô Nguyễn Thị Ninh - Số buổi vắng: không vắng. Lời mở đầu: - Ngay từ những buổi đầu đặt chân vào trường THCS Phan Chu Trinh, để giúp chúng em làm quen với môi trường mới, thầy Hiệu Trưởng, cô Hiệu Phó và các thầy cô giáo khác đã nhiệt tình tổ chức những buổi sinh hoạt làm quen với Gíao Viên Chủ Nhiệm và Giáo Viên Hướng Dẫn (vào ngày 21/03/2011). - Trong quá trình thực tập, em có cơ hội tham dự các tiết dự giờ, học hỏi phương pháp giảng dạy thực tế thầy Nguyễn Dương Hải (giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên hướng dẫn môn Toán) và cô Nguyễn Thị Ninh (giáo viên hướng dẫn môn Lý), thầy cô luôn nhiệt tình dẫn dắt và giúp đỡ, Em được dự giờ sinh hoạt, được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm tác phong một Giáo Viên Chủ Nhiệm, cách quản lý lớp. Song song đó, việc quan sát, lắng nghe các em học sinh,cũng cho em một số hiểu biết về tâm lý học sinh THCS. - Cuối cùng là lắng nghe tâm sự trao đổi ý kiến giữa thầy và trò ở lớp, ở phòng giáo viên… Đã giúp cho em có cơ hội hiểu biết thêm về lớp, về từng em học sinh, về nỗi lòng của những người “vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. - Dưới đây em xin được báo cáo về tình hình thực tập của mình tại trường THCS Phan Chu Trinh – Buôn Ma Thuột như sau: III- TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC 1/ Tìm hiểu tình hình địa phương: - Địa chỉ Trường THCS Phan Chu Trinh: số 1 đường Phan Bội Châu, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột - Đặc điểm phường Thắng Lợi: + Phường Thắng Lợi nằm ở trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, được cấp thành phố và cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo về mọi mặt. + Phường Thắng Lợi có diện tích khoảng 87 ha, gồm 1971 hộ dân sinh sống, 11 dân tộc và 4 tôn giáo. + Cơ cấu kinh tế chủ yếu của phường là tiểu thủ công nghệp và thương mại dịch vụ. + Tình hình giáo dục của phường rất phát triển. 2/ Tìm hiểu tình hình gi á o dục ở nhà truờng a/ Cơ sở vật chất của nhà trường - Trường đã thành lập được 22 năm, là trường THCS Chuẩn quốc gia đứng đầu tỉnh ĐắkLắk. - Nhà làm việc của đoàn thể, văn phòng, phòng truyền thống, thư viện, phòng thiết bị trường học, phòng tin học, phòng đa phương tiện. - Các phòng bộ môn. - Phòng đa chức năng, nhà thi đấu - Cơ sở vật chất: đạt yêu cầu trường chuẩn quốc gia. b/ Cơ cấu tổ chức - Trường THCS Phan Chu Trinh bao gồm 74 giáo viên và nhân viên trong đó: + Ban giám hiệu: 1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng + Giáo viên: 72 giáo viên + Nhân viên: 6 nhân viên + Trong đó có 25 Đảng viên + Có 6 tổ chuyên môn và 1 tổ hành chính + Có 34 lớp gồm 1562 học sinh (904 em nữ, 55 em dân tộc thiểu số) + Địa bàn tuyển sinh của trường: Tuyển học sinh có hộ khẩu ở TP Buôn Ma Thuột. + Chất lượng học sinh: Tốt + Bình quân mỗi năm trường có:  Về học lực: 91,3% Khá, giỏi 8,7% Trung bình, yếu  Về hạnh kiểm: 99,4% Tốt, khá 0,6% Trung bình và yếu + Học sinh giỏi các cấp hàng năm:  Cấp thành phố : 160 - 200(Em)  Cấp tỉnh : 70 - 80(Em)  Cấp quốc gia: 2 – 3 (Em) - Những thuận lợi: + Đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực tập có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình công tác với tấm lòng yêu nghề mến trẻ. + Học sinh học tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ. - Những khó khăn + Địa bàn cư trú của học sinh rộng ( rải rác các phường) nên khó quản lí ở nhà. IV/ THỰC TẬP CHỦ NHIỆM VÀ GIẢNG DẠY: 1/ Đặc điểm tình hình lớp 8E a/ Thống kê tình hình học sinh: - Tổng số học sinh: 47 + Nữ: 28 + Đội viên: 47 + Đoàn viên: 0 + Dân tộc thiểu số: 3 ( 1 hoa - 1 nùng - 1 tày) + Nữ dân tộc: 2 + Con mồ côi: 0 (mồ côi cha: 1, mồ côi mẹ: 0) + Tàn tật: 0 + Con thương binh – liệt sĩ: 01 – 0 + Lưu ban: 0 + Mới vào: 0 - Độ tuổi học sinh (tính đến 31.12.2010) + Học sinh 13 tuổi: 46 + Học sinh 14 tuổi: 1 b/ Nhận thức của bản thân về công tác Chủ Nhiệm: Qua quá trình học tập cách làm một chủ nhiệm em thấy đây là một công việc có ý nghĩa, cho em nhiều cơ hội để gần gũi, hiểu và có tình cảm với học sinh nhiều hơn. Dù chỉ là thực tập chủ nhiệm trong sáu tuần nhưng em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về cách quản lý lớp, cách đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm. Thực tập chủ nhiệm đã cho em biết và thông cảm hoàn cảnh của gia đình từng học sinh để có thể quan tâm, giúp đỡ các em học tập tốt hơn, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết với các em. Đây là một công việc quan trọng đối với một Giáo Viên Chủ Nhiệm. *Tình hình của lớp 8E: - Gíao Viên Chủ Nhiệm: thầy Nguyễn Dương Hải - Tổng số học sinh: 47 - Lớp trưởng: Nguyễn Nữ Ngọc Hân - Lớp phó học tập: Lê Nguyễn Tường Vi - Lớp phó lao động: Trần Đức Hoàng - Lớp phó văn nghệ: Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Tổ trưởng tổ 1: Lương Thị Hồng Phúc - Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Khánh Linh - Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Nguyên My - Tổ trưởng tổ 4: Mai Thị Hương - Tổ trưởng tổ 5: Hoàng Thị Thiên Trang - Tổ trưởng tổ 6: Phan Thị Ngọc Hân - Cán bộ chi đoàn (đội) – sao + Chi đội trưởng: Lê Đỗ Kiều Anh + Chi đội phó: Nguyễn Thị Tú Oanh + Thư kí: Huỳnh Nguyễn Thảo Trang - Cờ đỏ: + Phạm Minh Hoàng + Nguyễn Thị Ngọc Nhi c/ Nhận thức của bản thân về công tác Đoàn – Đội: - Biết phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo ở địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao - Luôn có sự đổi mới phù hợp với nhà trường - Luôn đạt chất lượng cao. - Thực hiện đúng các mục tiêu chương trình đề ra và 5 điều Bác Hồ dạy. d/ Kế hoạch năm học:  Sơ lược tình hình lớp: - Thuận lợi: + Tập thể lớp có 47 học sinh (nữ: 28, dân tộc: 3, con thương binh: 1) + 47 học sinh đều là đội viên TNTPHCM + Lớp được sự đầu tư của nhà trường, được giáo viên bộ môn giúp đỡ, đặc biệt là được sự quan tâm, nhắc nhở, theo dõi sâu sát của giáo viên chủ nhiệm đến lớp, đến từng em, đặc biệt là những em cá biệt, những em có những thành tích nổi bật. + Là trường chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ cho việc dạy học đầy đủ. + Có sự thúc đẩy của phong trào đội TNTPHCM, phong trào thi đua học tốt của nhà trường + Đội ngũ ban cán sự lớp hoạt động tích cực + Đặc biệt có sự quan tâm của phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh - Khó khăn: + Một số em còn hiếu động, thực hiện chưa nghiêm túc nề nếp nội quy của trường lớp + Địa bàn cư trú của học sinh rộng ( rải rác các phường) nên khó quản lí ở nhà.  Những chỉ tiêu cần đạt: - Về sỉ số: + Tổng số đầu năm: 47 + Tổng số cuối năm: 47 + Tỷ lệ : 100% - Hạnh kiểm: + Tốt: 45 em Khá: 2 em Trung bình: 0 Yếu: 0 - Học tập: + Giỏi: 24 Khá: 23 Trung bình: 0 Yếu: 0 - Lớp: + Tiên tiến xuất sắc - Chi đội: Mạnh  Bằng các biện pháp thực hiện: - Tổ chức học tập, quán triệt mọi yêu cầu trong học sinh về nội quy của trường, của đội, của lớp. - Thường xuyên theo sát lớp, nhắc nhở, uốn nắn các em kịp thời, kết hợp với giáo viên bộ môn để kiểm soát lớp. - Bồi dưỡng năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ lớp theo hướng tự quản và phát huy tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong học sinh - Hướng dẫn các em thi đua, thực hiện mọi hoạt động bằng chế độ điểm thưởng phạt, công bằng hằng tuần, hàng tháng, xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng theo điểm thi đua. - Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp, có biên bản. - Phê, ký phiếu liên lạc kịp thời, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục học sinh. - Lập sổ theo dõi hàng tuần giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh đối với những học sinh không tiến bộ.  Thang điểm thi đua - Nề nếp (4 điểm) + Vi phạm: đồng phục, không đúng quy định, xếp hàng không đúng quy định, ngồi không đúng chỗ, đi trễ, mất trật tự khi sinh hoạt 15’, ăn quà vặt (trừ 0,5) + Nói tục, đánh nhau, nô đùa quá trớn làm ảnh hưởng tới người khác, không thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra (trừ 1 điểm) + Có thái độ vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi, có hành vi không trung thực ăn cắp đồ đạc của người khác (trừ 2 điểm). - Học tập (4 điểm) + Vắng có lí do, bị điểm xấu (điểm kiểm tra miệng từ 0 tới 4,5), không học và làm bài tập về nhà, không tham gia phát biểu xây dựng bài (cả tuần không 1 lần phát biểu), không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập (trừ 0,5 điểm) + Vắng học không lí do, mất trật tự trong giờ học, quay cóp khi kiểm tra (trừ 1 điểm) + 1 lượt đạt điểm tốt (8-10 điểm) cộng 0,5điểm + 1 lượt xây dựng bài cộng 0,5 điểm + 1 lượt tuyên dương trong hoạt động nhóm cộng 0,5điểm cho tổ - Các hoạt động khác (2điểm) + Không tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường, lớp đề ra ( trừ 1 điểm) + Tham gia phong trào cho tập thể lớp (cộng 1 điểm) + Không trực nhật theo quy định (trừ 1 điểm) + Có hành vi phá hoại tài sản của nhà trường, của lớp (trừ 2điểm) + Cộng điểm cho ban cán sự lớp: 1 điểm + Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ (trừ 1điểm)  Cách tính điểm xếp loại thi đua: - Biểu diễn đánh giá + Loại tốt: từ 9 – 10 điểm trở lên + Loại khá: từ 7 – 8,9 điểm + Loại TB: từ 5 – 6,9 điểm Còn lại loại yếu - Cá nhân: + Hằng tuần tổ trưởng tổng kết đánh giá thi đua của từng thành viên trong tổ và tính điểm trung bình của tổ + Điểm trung bình tất cả các tuần trong tháng để xếp loại thi đua tháng + Điểm trung bình tất cả các tháng trong học kì để xếp loại thi đua học kì + Điểm trung bình tất cả các học kì để xếp loại thi đua cả năm - Tổ: + Điểm trung bình của các thành viên trong tổ từng tuần là điểm thi đua của tổ trong tuần (lớp trưởng tổng hợp) + Điểm trung bình các tuần của tổ là điểm thi đua của tổ trong tháng Tính điểm trung bình tương tự xếp loại thi đua của tổ trong học kì, cả năm. - Khen thưởng, kỷ luật: + Cá nhân, tập thể xuất sắc được tuyên dương trước lớp + Cá nhân, tập thể đạt loại yếu tự kiểm điểm trước lớp, phạt trực nhật vệ sinh hoặc làm công việc khác (nếu có). Nếu vi phạm nghiêm trọng, có tính hệ thống, không tiến bộ thì đề nghị nhà trường cảnh cáo trước cờ KẾ HOẠCH THỰC TẬP CHỦ NHIỆM LỚP 8E Tuần Thứ/ Ngày Nội dung công việc I Hai (21/02/2011) - Họp hội đồng nhà trường - Gặp gỡ, làm quen GVCN và GVHD - Gặp gỡ, làm quen với lớp được giao thực tập chủ nhiệm Ba (22/02/2011) - Tiếp tục giao lưu làm quen với lớp - Tìm hiểu tình hình chung của lớp, tình hình học sinh Tư (23/02/2011) - Hát tập thể - Giới thiệu một số trò chơi Năm (24/02/2011) - Kiểm tra sổ đầu bài, nhắc nhở những em vi phạm ( sữa bài tập, …) Sáu (25/02/2011) - Đọc báo, truyện,… Bảy (26/02/2011) - Dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, chơi một số trò chơi II Hai (28/02/2011) - Sửa bài tập, nhắc nhở nề nếp đầu tuần - Phát động tuần học tốt, tháng học tốt - Nhắc nhở trực nhật, vệ sinh bàn ghế, lớp học Ba (01/03/2011) - SH 15 phút đầu giờ (hát, đọc báo,…) - Tiếp tục thâm nhập, tìm hiểu công tác giáo dục học sinh Tư (02/03/2011) - Kiểm tra nề nếp của lớp - vệ sinh trong và khu vực xung quanh lớp, lau kính,… Năm (03/03/2011) - Bàn kế hoạch hoạt động cho chủ điểm sắp tới - Lên kế hoạch HĐNGLL chủ điểm 8/3 “ mừng mẹ, mừng cô” Sáu (04/03/2011) - SH 15 phút đầu giờ ( Kể truyện, đố vui,…) - Giao bản kế hoạch sinh hoạt chủ điểm cho lớp trưởng để các tổ chuẩn bị, và phân công thực hiện Bảy (05/03/2011) - Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm mừng mẹ mừng cô. III Hai (07/03/2011) - Nhắc nhở nề nếp đầu tuần

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan