Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
138,39 KB
Nội dung
Đại cương Hình thái học của da Da gồm có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. 1. Thượng bì: Là lớp ngoài cùng của da, có bề dày khoảng 0,1mm, dày nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân từ 0,8 – 1,4mm, mỏng nhất là ở mi mắt, 50micron. Thượng bì tác dụng như một hàng rào bảo vệ da. Từ trong ra ngoài có 4 lớp. - Lớp tế bào cơ bản: là lớp sâu nhất của thượng bì, có nhiệm vụ sản xuất các tế bào mới thay thế tế bào đã hủy hoại. + Màng cơ bản là màng ngăn cách giữa trung bì và thượng bì. + Lớp tế bào cơ bản: gồm những tế bào hình trụ, nhân có trục dài, thẳng đứng. Giữa các tế bào hình trụ, xen kẻ những tế bào đa giác có tua đó là những tế bào hắc tố, tiết ra chất melanin để bảo vệ da chống tia cực tím của ánh nắng mặt trời. - Lớp tế bào gai: hình đa giác, xếp thành nhiều lớp, từ 6 đến 20 lớp, càng về phía ngoài các tế bào dẹt dần. Các tế bào này liên kết với nhau bằng những cầu nối. Nhân tế bào to và rất hoạt động. - Lớp hạt: là những tế bào dẹt, nhân sáng có khi dày khi mõng. - Lớp sừng: Có thể dày hay mõng tuỳ theo vùng của cơ thể, chỗ nào hoạt động cọ sát nhiều thì dày, cọ sát ít thì mỏng. Tế bào sừng dẹt lại, nhân bị hư biến, các lớp ngoài dễ bong ra. 2. Trung bì: Nằm dưới thượng bì, nó gồm có 2 phần. - Lớp nhú: Là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng độ 0,1mm. Trên bề mặt có những gai hình nón, ăn sâu vào trong lòng thượng bì. - Lớp trung bì chính thức: Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm. Được cấu tạo nhiều bó liên kết chằng chịt lấy nhau, lớp trung bì chứa các phần phụ của da, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, các vi thể thần kinh cảm giác, áp lực, nhiệt, đau 3. Hạ bì: Gồm nhiều tầng ngăn, liên kết tạo thành nhiều ô, chứa nhiều chất mỡ. ở hạ bì có nhiều mạch máu lớn. Hạ bì là nơi dự trữ mỡ, có vai trò bảo vệ cơ học chống những sức ép, chấn động đột ngột; xem như cái gối che chở da và những cấu trúc bên dưới và có vai trò điều hoà nhiệt độ. 4. Mạch máu và thần kinh ở da: Các mạch máu lớn nằm ở hạ bì. Các mạch máu nhỏ chia 2 hệ thống: - Hệ thống dưới trung bì, có nhiệm vụ nuôi dưỡng các bộ phận như lông, tuyến mồ hôi. - Hệ thống ở lớp gai: gồm nhiều mạch máu nuôi dưỡng da. - Hệ thống thần kinh da gồm các đầu mút thần kinh cảm giác, áp lực, nhiệt ở trung bì và thượng bì. 5. Các phần phụ của da: Da có 2 loại tuyến. - Tuyến mồ hôi: có loại đổ trực tiếp qua da, có loại đổ ở phần đầu của nang lông. - Tuyến bã: Nằm cạnh nang lông, đổ chất tiết vào nang lông mở ra ở da, tạo mềm mại da, chống thấm nước, chống khô da. 6. Lông móng: - Lông là biến dạng nhiễm Keratin của thượng bì, có 3 loại lông: lông tơ, tóc, râu. - Móng là biến dạng của da, ở các đầu ngón tay, ngón chân. 7. Niêm mạc: Khác da ở chỗ không nhiễm Keratin. Các lớp nông ở niêm mạc gồm tế bào có nhiều lỗ hổng dẹt và sẽ bong đi chứ không nhiễm Keratin, còn các lớp tế bào gai, lớp hạt giống như da nhưng dày hơn. Cấu trúc vi thể lớp thượng bì Da là bộ phận vô cùng quan trọng, giống như một tấm áo tự nhiên bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và có chức năng bài tiết, điều hoà nhiệt độ cơ thể. Da chia làm hai loại chính là da trơn (không có lông, không có tuyến bã như da lòng bàn tay, lòng bàn chân) và da có lông bao phủ như hầu hết da trên cơ thể. Da chia làm 3 phần chính là thượng bì, trung bì, và hạ bì, mỗi phần có cấu trúc và chức năng riêng. Về mô phôi học: da phát triển từ hai yếu tố phôi nằm cạnh nhau là mầm thượng bì nằm ở vùng ngoài của phôi vị và mầm trung bì được đưa tới tiếp xúc với mặt trong của thượng bì trong quá trình hình thành phôi dạ. Mầm trung bì không chỉ hình thành trung bì mà còn cần thiết để hình thành các phần phụ như lông, tóc. Lớp thượng bì: Là lớp ngoài cùng của da, gồm có 4 lớp chính:tính từ ngoài vào trong là lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (lớp tế bào mầm). Thượng bì dày khoảng 0.4- 1.5mm tuỳ theo vị trí trên cơ thể (dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, mỏng nhất ở vùng sinh dục) Các tế bào sừng ở lớp đáy phân chia, biệt hoá và di chuyển dần ra lớp sừng ngoài cùng rồi bong ra. Quá trình này gọi là quá trình sừng hoá, diễn ra tại lớp thượng bì giúp cho da liên tục được thay mới và đảm bảo chức năng bảo vệ cơ thể. Quá trình sừng hoá diễn ra liên tục, đầu tiên các tế bào sừng phát triển to lên, dẹt dần lại, xuất hiện các cơ quan mới và thay đổi cấu trúc, các cơ quan cũ được thay thế, các thành phần protein mới giúp quá trình sừng hoá được tổng hợp, các thành phần của màng tế bào, kháng nguyên, thụ cảm thể…cũng thay đổi và cuối cùng thì nhân và các bộ phận của tế bào bị thoái hoá, tế bào mất nước và trở thành tế bào sừng hoàn toàn. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố bên ngoài môi trường và nội tại (gen, các yếu tố toàn thân). Lớp thượng bì gồm chủ yếu là tế bào sừng chiếm tới 95%, ngoài ra còn có tế bào sắc tố, tế bào merkel, và tế bào langerhans. Các tế bào này di chuyển tới thượng bì trong quá trình phôi thai trừ tế bào merkel được hình thành tại chỗ. Tế bào Lympho hiếm thấy ở thượng bì. 1. Lớp đáy. Còn gọi là lớp mầm, gồm một lớp tế bào hình trụ nằm gắn với màng đáy, có khả năng phân bào và phát triển thay thế lớp tế bào ở trên trong quá trình sừng hoá. Tế bào đáy có nhân lớn bắt màu đậm, bào tương chứa nhiều riboxom, golgi, lưới nội bào có hạt, ty thể và các hạt sắc tố. Các lá sừng trong tế bào đáy tụ lại tạo thành các bó sừng từ xung quanh nhân chạy ra gắn với các cầu nối (desmosome) và bán cầu nối (hemidesmosome) giúp các tế bào gắn kết với nhau một cách vững chắc. Hemidesmosome gắn tế bào đáy với màng đáy còn desmosome gắn các tế bào đáy với các tế bào lớp gai ở trên. Hemidesmosome là một cấu trúc của khung tế bào, nối giữa lớp tế bào đáy với màng đáy. Các thành phần tạo nên gồm có: thành phần nội tế bào, màng bào tương và các thành phần ngoại bào. Các lá sừng trong tế bào đáy chạy tới gắn vào mảng bám của Hemidesmosome. Mảng bám gồm các thành phần: BP 230 (Bullous pemphigoid antigen 230 hay BPAg-1); BP 180 (Bullous pemphigoid antigen 180, BPAg-2 hay collagen 17) và a64 integrin, laminin-5. Các lá protein neo giữ xuất phát từ Hemidesmosome chạy ra gắn vào laminar densa. Vùng này gọi là laminar lucida. Thành phần chủ yếu của laminar densa là laminin-5, EBA Ag, collagen 7, perlecan, nidogen. Laminar densa có chức năng như một màng lọc không cho các phân tử lớn hơn 40kDa đi qua. Tiếp theo là các sợi fibril neo giữ xuất phát từ laminar densa và chạy tới gắn vào mảng neo giữ sau đó chạy ngược lại bám vào laminar densa tạo thành các bó sợi giúp gắn kết tế bào đáy với màng đáy. Hemidesmosome là thành phần vô cùng quan trọng của thượng bì và có rất nhiều bệnh da có liên quan đến bộ phận này. Tế bào lớp đáy có cặp phân tử keratin là K5 (58kDa) và K14 (50kDa), khung tế bào được tạo bởi các lá sừng nhỏ (Microfilaments: Actin, Mýyosin và Alpha actinin) và những vi ống (Microtubules) giúp tế bào có hình thái và cấu trúc bền vững. ở thượng bì của chuột, khoảng 10% tế bào lớp màng đáy có khả năng phân bào gọi là tế bào Stem, 50% là tế bào phân chia chuyển tiếp và 40% là các tế bào tiền phân bào. Tế bào Stem có thời gian tồn tại dài, chu kỳ tế bào rất chậm và pha S ngắn. Tế bào này tăng phân chia khi có vết thương, phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư, hoặc các yếu tố điều hoà phát triển thượng bì. Khi tế bào đáy phát triển, sừng hoá, thời gian tế bào này di chuyển từ màng đáy lên đến khi thành tế bào sừng là 14 ngày và thời gian ở lớp sừng đến khi thành vảy da va bong ra khoảng 14 ngày nữa. Như vậy thời gian để tái tạo toàn bộ thượng bì là khoảng 4 tuần. 2. Lớp gai. ở ngay trên lớp đáy, phân biệt với lớp đáy bằng rất nhiều các cầu nối giữa các tế bào (vì vậy gọi là lớp gai). Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn. Các tế bào ở trên to hơn, dẹt hơn và có cơ quan mới là lamellar granules, bộ phận này có dạng lá gấp lại hoặc dạng đĩa, dạng giống liposome… có nhiều ở các tế bào bên trên của lớp gai, có chức năng tạo ra và tiết xuất các glycoprotein, glycolipid, phospholipid, sterol tự do, axit hydrolase…các thành phần này có tác dụng bảo vệ cho da chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại, giữ nước và tham gia vào quá trình gắn kết và bong vảy của lớp sừng. Trong tế bào lớp gai vẫn tồn tại các lá sừng chạy từ nhân tế bào ra gắn vào các cầu nối và cũng có các keratin K5, K14. Ngoài ra xuất hiện thêm K1 (56.5kDa) và K10 (67kDa) cho thấy đang diễn ra quá trình sừng hoá của tế bào sừng. Các tế bào lớp gai nối với nhau bằng các cầu nối gọi là desmosome. Đây là cấu trúc ở bề mặt của tế bào và phụ thuộc canxi, rất vững chắc với các tác nhân cơ học. ở mỗi tế bào có một mảng bám (gắn với mặt trong màng plasma của tế bào), tạo bởi 6 polypeptids, là protein band 6, desmoplakins I và II, desmoyokin, keratocalmin và plakoglobin. Keratocalmin gắn với mảng bám tại vị trí mà các lá sừng gắn vào. Nối ở phía ngoài màng bào tương là các phân tử desmoglein 1, 3 và desmocollins I, II. Khoảng kẽ giữa các tế bào sừng là nơi diễn ra sự điều hoà và trao đổi chất, phát triển và biệt hoá các tế bào. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt gọi là lamellar granules. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid giúp cho da giữ nước tránh khô da. 3. Lớp hạt: là lớp tế bào ở trên lớp gai. Hình dạng tế bào đã biến đổi dẹt lại. Trong tế bào xuất hiện các hạt keratohyaline mà thành phần chủ yếu là tiền chất filaggrin và các lá keratin trung gian. Đây là đặt trưng của lớp hạt. Các phân tử keratin K1 biến đổi thành K2, K10 thành K11. Trong quá trình chuyển dần từ tế bào hạt thành tế bào sừng, tiền chất filaggrin sẽ chuyển thành filaggrin và là thành phần chủ yếu của vỏ tế bào sừng. 4. Lớp sừng: có tác dụng bảo vệ da, là hàng rào ngăn sự mất nước của da. Đây là những tế bào có kích thước lớn nhất ở lớp thượng bì. Thành phần chủ yếu là keratin. Triệu chứng học Tổn thương cơ bản trong bệnh da TTCB ở da biểu hiện cho biết bệnh lý tại da hay là bệnh lý của các cơ quan phủ tạng. Khi khám cần phân tích qua nhìn, sờ, làm các kỹ thuật: ấn kính, cạo thìa, nhìn qua kính lúp, soi đèn… Thương tổn cơ bản có 2 loại: 1. Thương tổn cơ bản tiên phát: 1.1. Dát: (macule) TTCB của dát là những thương tổn không có bờ, phẳng với mặt da, có biến đổi màu sắc, có giới hạn rõ với da lành có đường kính 2 cm (quan niệm trước đây là 1 cm). Có nhiều loại dát: dát tăng sắc, dát giảm sắc, dát đỏ (do giãn mạch). 1.2. Đám ( patch): TTCB giống như dát nhưng đường kính > 2cm. 1.3. Sẩn (papule): TTCB là những thương tổn gồ cao hơn mặt da có đường kính 1 cm, giới hạn rõ, màu sắc có thể biến đổi hoặc không, thương tổn chắc, nông, da bề mặt của thương tổn có thể nhẵn, thô ráp hoặc có vảy…có nhiều loại sẩn: sẩn sừng, sẩn phù… 1.4. Mảng (plaque): TTCB gồm nhiều sẩn liên kết lại với nhau tạo thành mảng có đường kính lớn thay đổi từ vài cm đến vài chục cm, thương tổn chắc, nông, có giới hạn rõ với da lành. 1.5. Cục (Nodule): TTCB của cục là những thương tổn chắc nằm sâu ở trung bì hoặc hạ bì, có đường kính > 1cm. đặc điểm lâm sàng quan trọng của cục là lớp thượng bì và trung bì nông chuyển động được trên bề mặt thương tổn. 1.6. Nang (cyst): TTCB là những túi chứa dịch lỏng, hình tròn hay bầu dục tương tự như cục, nhưng khi ấn chẩn ta có cảm giác lình bình như khi ấn nhãn cầu. 1.7. U (Tumor): TTCB có đường kính >1cm, chắc, thương tổn có thể nằm trên bề mặt da, ngang bề mặt da hay dưới da. 1.8 . Mụn nước (Vesicule): TTCB là những thương tổn bên trong chứa thanh dịch, gồ cao hơn mặt da, có giới hạn rõ, có đường kính 1 cm. 1.9 . Bọng nước ( bulla): TTCB của bọng nước giống như mụn nước nhưng có đường kính > 1cm 1.10. Mụn mủ ( pustule): TTCB là những thương tổn có giới hạn rõ, kích thước thay đổi, gồ cao hơn mặt da, bên trong chứa mủ vàng do tích tụ sản phẩm tế bào viêm và huyết thanh. 1.11. Xuất huyết ( purpura): TTCB là những thương tổn do sự chảy máu từ các huyết quản và trong da, niêm mạc gây nên sự ứ đọng máu và các sắc tố của máu: - Nếu đường kính 3cm gọi là đóm xuất huyết. - Nếu đường kính > 3 cm gọi là đám bầm máu. 1.12. Bờ thương tổn(borderline): Khi được gọi là bờ thương tổn nghĩa là thương tổn phải có bờ gồ cao hơn mặt da, khi khám thương tổn không những phân biệt được thương tổn với da lành bằng mắt mà bắt buột phải cảm nhận phân biệt được bằng tay(không cần nhìn). 2. Thương tổn thứ phát 2.1. Vảy da (scale): Là do sự bong ra của các tế bào thượng bì chết, các tế bào này có thể khô hay bóng mỡ. 2.2. Vảy tiết (oozing crust): Là những khối vảy có màu vàng đến màu nâu đen do sự tích tụ huyết thanh, máu và sản phẩm viêm. 2.3. Vết trợt (erosion): Là thương tổn nông chỉ giới hạn ở lớp thượng bì, có giới hạn rõ, bề mặt đỏ, ẩm. thương tổn này hầu hết là do mụn nước và bọng nước vỡ gây nên, khi lành không để lại sẹo. 2.4. Vết loét (ulcer): TTCB của loét là những thương tổn sâu qua khỏi màng đáy đến trung, hạ bì hay dưới da, khi lành chắc chắn để lại sẹo. đây là điểm cơ bản để phân biệt với vết trợt. 2.5. Vết nứt (fissure): Thương tổn là những đường nứt dài, hằn sâu qua lớp hạ bì cho đến dưới da. 2.6. Sẹo (scar): Thương tổn là những mô sẹo tân sinh bởi tổ chức liên kết thay thế vào chỗ tổ chức bị mất do chấn thương hay do bệnh.có 3 loại sẹo: - Sẹo lồi: do tăng sinh tổ chức gây nên, sẹo lồi thật sự chỉ nên xác định sau 2 năm. - Sẹo phì đại: thường xuất hiện ngay sau khi tổn thương da lành, nhưng thường tự giới hạn và mất đi trong khoảng thời gian 2 năm đầu. - Sẹo teo: do teo da. 2.7. Li ken hoá (lichenification): TTCB là sự dày da lan tỏa và bong vảy, đậm màu và trên bề mặt thương tổn nổi rõ các vân da và đường kẽ ô. 2.8. Gôm: TTCB là những cục có tính chất viêm bán cấp hay mạn , lúc đầu cứng, sau hóa mềm, da bề mặt trở nên đỏ, cuối cùng gôm vỡ ra ngoài tạo thành loét và khi lành để lại sẹo. 3. Thương tổn đặc biệt Gọi là thương tổn đặc biệt bởi vì thương tổn đó chỉ có giới hạn ở một số bệnh. 3.1. Nhân trứng cá(comedon): Là nút chất bã và keratin, màu hơi trắng hay hơi đen nút vào các lỗ nang lông tuyến bã. 3.2. Hạt kê (milia): Là những sẩn nhỏ màu trắng đục, có đường kính 1 – 2 cm, các sẩn này khi khám không thấy lỗ thoát hướng về bề mặt da. 3.3. Cứng da (induration): Sờ vào bề mặt da ta cảm nhận da trở nên cứng, không véo da lên được, thương tổn là do các yếu tố cấu tạo của da bị khô lại và làm cho sự trượt và co giãn của da trở nên khó khăn. 3.4. Giãn mạch (telangiectasia): Thương tổn là sự giãn các mạch máu nông làm lộ rất rõ trên da, thương tổn này thường gặp trong viêm da quang tuyến, bệnh u mạch máu, giãn mạch do corticosteroide… 3.5. Sùi (Papilloma): Là những thương tổn cấu tạo bởi các nhú bì tăng sinh kết hợp lại và nhô cao hơn mặt da, trên bề mặt có thể phủ một lớp thượng bì mỏng, hay rịn nước hoặc đóng vảy khô. 3.6. Đường hầm (Junel): Thương tổn là những đường nhỏ, ngoằn ngoèo nằm nông ngay tại lớp thượng bì của da. đường hầm là thương tổn đặc trưng trong bệnh ghẻ. Vảy phấn đỏ chân lông 1. Đại cương: Bệnh vảy phấn đỏ chân lông được Alaudius tarral, mô tả lần đầu tiên vào năm 1828 nhưng tên gọi Pityriasis Rubra Pilaris (PRP) được sử dụng vào năm 1889 bởi Besnier. Bệnh hiếm gặp 1/35.000-1/50.000 dân số. Tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Có 5 thể bệnh : thể điển hình ở người lớn; thể không điển hình ở người lớn; thể điển hình ở trẻ em; thể không điển hình ở trẻ em; thể khu trú ở trẻ em. Gần đây, người ta thấy nhiều bệnh nhân HIV giai đoạn AIDS có thương tổn giống PRP nên xếp chúng vào thể thứ 6 (type VI). Thể có tính chất gia đình, di truyền gen trội, xuất hiện sớm ở thời thơ ấu (1-10 tuổi). Người ta tìm thấy Acidic Keratin 17 ở da bệnh, bất thường về chuyển hoá vitamin A (theo Frazier). Thiếu hụt protein gắn retinol nhưng vitamin A thì bình thường (theo Stoll et al). Thể mắc phải xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào từ 40-60 tuổi. Ngày nay người ta cho rằng nguyên nhân do nhiễm virus sinh u. 2. Lâm sàng: 2.1. Thể điển hình ở người lớn: Thương tổn khởi phát là dát đỏ ở đầu, mặt, phần trên thân mình có vảy mỏng. Sau một vài tuần xuất hiện: thương tổn là sẩn chắc, khu trú chân lông, kích thước bằng đầu đinh ghim, màu hồng hoặc đỏ, hình chóp nón, trên sẩn có vảy sừng trắng dính chặt. Sẩn chân lông liên kết nhau thành mảng, bờ nham nhở, mảng đỏ sù sì, khô ráp, bong vảy da. Vị trí: Mặt duỗi đốt một ngón tay, chân thường xuất hiện sẩn. Lòng bàn tay bàn chân dày sừng, nứt nẻ, nhìn nghiêng thấy ánh vàng. Móng dày, thay đổi màu sắc ở bờ tự do, hơi vàng, đôi khi có khía dọc, xuất huyết nền móng. Khuỷu tay, đầu gối là mảng da dầy, giới hạn rõ nhưng bờ nham nhở. Trên mặt thường là dát đỏ, ít khi là sẩn, đôi khi biểu hiện lộn mi. Da đầu có nhiều vảy da và vảy cá nhưng không rụng tóc. Triệu chứng cơ năng: khó chịu, kích thích, cảm giác ngứa, kiến đốt. Tiến triển: dai dẳng, kéo dài, tái phát, một số trường hợp tự khỏi từ 1-3 năm, một số có biểu hiện với bệnh bạch cầu cấp hoặc u lympho T ở da, một số tiến triển đến đỏ da toàn thân. 2.2. Thể không điển hình ở người lớn (chiếm 5% trường hợp) Sẩn chân lông rất ít, chủ yếu là đỏ da bong vảy, đôi khi chỉ ở cẳng chân dễ nhầm với bệnh chàm mạng tính. Việc chẩn đoán dựa vào giải phẫu bệnh là chủ yếu. 2.3. Thể điển hình ở trẻ em: Khởi phát từ 5-10 tuổi, bệnh tự khỏi, biểu hiện lâm sàng giống thể điển hình ở người lớn. trường hợp khởi phát sau nhiễm khuẩn cấp tính nào đó. Một số trường hợp chuyển từ thể điển hình sang thể không điển hình. 2.4. Thể không điển hình ở trẻ em: Xuất hiện ngay sau sinh hoặc một vài năm đầu trước 10 tuổi (1-10 tuổi), thương tổn là mảng đỏ, dày da không rõ ràng. 2.5. Thể khu trú ở trẻ em: Thường xuất hiện một vài năm sau sinh. Thương tổn là sẩn đỏ khu trú ở chân lông, khô ráp, tập trung thành mảng, giới hạn rõ, phân bố ở đầu gối, khuỷu tay. Có thể khu trú ở thân mình. Lòng bàn tay, bàn chân màu đỏ ánh vàng. 2.6. Thể ở bệnh nhân HIV/AIDS Thương tổn giống vảy phấn đỏ chân lông điển hình ở người lớn, gặp ở mặt, thân mình. Một số trường hợp bệnh phối hợp với trứng cá mạch lươn. 3. Cận lâm sàng: 3.1. Giải phẫu bệnh. Thượng bì: dày sừng ăn sâu vào nang lông làm nang lông giãn rộng, vảy sừng bao quanh sợi lông, á sừng quanh nang lông. Lớp malpighi mỏng đi. Dày sừng lớp hạt Trung bì: nhú bì tăng sinh, mạch máu tăng sinh, giãn rộng. Thâm nhiễm bạch cầu nhưng không đặc hiệu. 3.2. Xét nghiệm máu: không đặc hiệu, một số trường hợp caroten máu tăng, vitamin A máu bình thường. 4. Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh. Chẩn đoán phân biệt: với bệnh vảy nến; dị sừng darrier; dày sừng nang lông; viêm da dầu; mycosis fongoide. 5. Điều trị: 5.1. Tại chỗ. - Dịu da, sạch vảy: dùng dầu Lac-Hydrin (12% acid lactic) hoặc Vaselin hoặc Vanamid (40% kem ure) bôi băng bịt hàng đêm. - Giữ ẩm: bôi những chất có giữ ẩm cao như: Aquaphor và Unibase băng bịt trong nhiều giờ. - Daivonex (Calcipotrene) bôi hàng đêm cũng có hiệu qủa tốt. - Cortioid bôi không có hiệu quả điều trị 5.2. Toàn thân. - Retinoin làm giảm đỏ, giảm ngứa, sạch vảy, xẹp sẩn sau 4 tuần, cải thiện rõ ràng từ 16-24 tuần. Isotretinoin liều 0,5 – 2mg/kg/ngày x 6 tháng hoặc Acitretin liều 0,5 – 0,75 mg/kg/ngày x 3-6tháng hoặc Retinoin phối hợp với methotrexate liều thấp hàng tuần x 16 tuần - Vitamin A (liều megadose) 1triệu đơn vị/ngày trong 5-14 ngày có cải thiện nhưng một số báo cáo cho rằng ít hiệu quả. - Methotrexate: 2,5mg/ngày có hiệu quả hơn dùng 25mg/tuần như dùng trong vảy nến, methotrexate có hiệu quả hơn retinoin. Cải thiện ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3, cải thiện rõ ràng ở tuần 10-12 tuần, sau đó thì giảm liều. - Cyclosporin sử dụng điều trị thể điển hình ở người lớn. - Bệnh nhân HIV thì sử dụng retinoin phối hợp với thuốc kháng virus: Zidovudine 250mg mỗi 12 giờ + Lamivudin 150mg mỗi 12 giờ + Saquinavir 600mg mỗi 8 giờ. Tài liệu tham khảo: 1. Fitzatrick/ Dermatology in general medicine / fifth edi, p 538. 2. Anderews / Skin disease / tenth edi, p210. 3. Thomas P. Habif / Clinical dermatology/ fouth edi. P240. Tiếp cận chẩn đoán bệnh da liễu Các bệnh da liễu là bệnh thuộc hệ nội, chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào nhìn, sờ và các yếu tố dịch tễ của bệnh. Vì vậy để chẩn đoán một bệnh da liễu cần thực hiện các vấn đề sau: 1. Hỏi về triệu chứng cơ năng ban đầu: Bệnh nhân có cảm giác bị bệnh không? 2. Hỏi bệnh: 2.1. Xuất hiện khi nào? 2.2. Tổn thương có đau, ngứa, bỏng rát không? 2.3. Vị trí tổn thương ban đầu ở đâu? 2.4. Tổn thương lan toả như thế nào? 2.5. Tổn thương biến đổi ra sao? 2.6. Có yếu tố nào ảnh hưởng làm bệnh nặng hơn? 2.7. Trước đây đã điều trị gì? 2.8. Có triệu chứng tiền triệu gì không? 3. Tiền sử: Phẫu thuật, bệnh mạn tính, ốm kéo dài, dị ứng, thói quen (thuốc, rượu, ngiện…) 4. Khám thực thể: Khám chi tiết, kỹ lưỡng các bộ phận da, lông tóc, móng, niêm mạc. 4.1. Bốn biểu hiện chính: 4.1.1. Tổn thương cơ bản: dát, sẩn, cục, mụn nước…(bảng 1) 4.1.2. Hình dáng tổn thương: vòng cung, nhiều vòng, thành dải, thành đám, tròn, oval… 4.1.3. Sự sắp xếp: đơn độc, rải rác, thành cụm, dạng chùm nho, hình nhẫn, thành dải, mạng lưới… 4.1.4. Phân bố: phải khám toàn thân từ đầu đến chân để biết vị trí tổn thương. - Mức độ: khu trú, vùng, lan toả hay toàn thân? - Hình thức phân bố: đối xứng, vùng hở, vùng tỳ đè, vùng khe kẽ? - Đặc điểm về vị trí: vùng gấp, vùng duỗi, vùng kẽ, vùng bẹn, vùng da nhẵn, lòng bàn tay, bàn chân, thân, chi …? 4.2. Ba đặc điểm chính: 4.2.1. Màu sắc: - Màu tổn thương: đỏ, vàng, nâu, trắng, đen vv…, cần quan sát tổn thương ở nơi đủ ánh sáng tự nhiên hoặc đèn để nhận biết màu sắc thực sự của tổn thương. - Tổn thương có mất màu khi ấn kính hay không? - Kiểm tra bằng đèn wood để biết các tổn thương sắc tố nông hay sâu. 4.2.2. Sờ tổn thương: mềm hay cứng chắc, thô ráp hay mịn, bằng phẳng hay gồ lên, khô hay ẩm ướt, lạnh hay nóng? 4.2.3. Tổn thương ban đầu ở lớp nào: thượng bì, trung bì hay sâu ở hạ bì? 5. Khám toàn thân: 5.1. Có sốt, đổ mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, ỉa chảy…? 5.2. Niêm mạc, lông tóc móng, hạch, cơ xương khớp, 5.3. Các bộ phận khác 6. Xét nghiệm: Biopsy làm Giải phẫu bệnh, miễn dịch huỳnh quang…; nhuộm Gram tìm vi khuẩn; nuôi cấy vi khuẩn; soi tìm nấm và nuôi cấy nấm, làm tế bào đặc biệt (Tzanck, Hagraver…); tìm ký sinh trùng; các loại test; phản ứng miễn dịch, sinh học phân tử. Căn sinh bệnh da có bọng nước 1.Các bệnh da có bọng nước căn nguyên miễn dịch: 1.1. Hồng ban đa dạng ( Erythema Multiforme) Là phản ứng của da do nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là do Vi rút HSV. Căn nguyên khác như thuốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, bệnh chất tạo keo… Với căn nguyên do HSV, phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI) gây phá hủy các tế bào sừng có nhiễm vi rút và các tế bào trình diện kháng nguyên vi rút trên bề mặt thông qua vai trò của T độc. Với các căn nguyên do thuốc, các thuốc đóng vai trò là dị nguyên tới các tế bào ở thượng bì, kích thích các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tạo các cytokine,kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản suất kháng thể và phá hủy tế bào tạo thành tổn thương bọng nước. Tuy nhiên trong hồng ban đa [...]... lamina densa để lại sẹo, thậm chí gây biến dạng các chi 4 Tóm lại: Bệnh da có bọng nước gồm nhiều bệnh với căn bệnh sinh khác nhau Hiểu thêm về căn sinh bệnh học các bệnh da có bọng nước góp phần giải thích về triệu chứng lâm sàng, giải phẫu bệnh lý, nguyên tắc điều trị và tiên lượng bệnh Đại cương về bệnh nghề nghiệp 1 Định nghĩa: Bệnh da nghề nghiệp là bệnh da gây ra hay nặng thêm do tác hại của nghề... bào xung quanh các nang 5 Tiến triển và biến chứng: Bệnh thường tiến triển kéo dài nếu không điều trị đúng cách bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng sau: - Nhiễm khuẩn da - Biến chứng do nằm lâu: vảy mục, viêm phổi, huyết khối - Suy tim - Các biến chứng khác: chàm hóa hoặc viêm da do kích ứng 6 Điều trị và phòng bệnh: 6.1 Nguyên tắc: Tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh mà ta có cách điều trị thích hợp... lúc còn làm bệnh nặng hơn Còn SJS và TEN dùng thuốc ức chế miễn dịch với cân nhắc về nhiễm trùng thứ phát có thể gây tử vong Thuốc có hiệu quả tốt nhất hiện nay đó là immunoglobulin (Ig) và điều trị hỗ trợ như điều trị bệnh nhân bỏng nặng 2 Các bệnh da có bọng nước tự miễn: 2.1 Pemphigus: Là bệnh có bọng nước tự miễn biểu hiện lâm sàng là các bọng nước ở thượng bì do hiện tượng ly gai Bệnh có 4 thể... Phòng bệnh: 7.1 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh làm trầy xướt da, nếu mắc các bệnh về da thì cần điều trị ngay không để da hở là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập đối với các cháu nhỏ phải có chế độ tắm nắng, không nên giữ các cháu nhiều ngày ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp 7.2 Dinh dưỡng đủ chất và hợp vệ sinh, tránh suy dinh dưỡng Đối với các trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng nên khám và điều trị. .. la) và nhiều khu điều trị phong nhỏ ở một số tỉnh Hiện nay có hai bệnh viện phong lớn nhất nước là: Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hoà và Bệnh viện Phong Da liễu Quỳnh Lập, thuộc Bộ Y tế quản lý - Năm 1982 Việt Nam thực hiện chương trình: “Thanh toán bệnh phong từng vùng” - Năm 1983 áp dụng ĐHTL trong điều trị bệnh phong - Năm 1985 số lượng người bệnh phong đã giảm đáng kể, cả nước có 30.700 bệnh. .. điều trị: - Cần uống đúng phác đồ đa hoá trị liệu, đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian Điều này rất quan trọng vì hiện nay ở một số nơi có tới 40% bệnh nhân nhiều khuẩn bị kháng DDS thứ phát và theo tổ chức y tế thế giới (năm 1988) có 70 %các ca mới phát hiện bị kháng DDS tiên phát - Kết hợp với vật lý trị liệu và giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân - Trong điều trị chú ý theo dõi các phản ứng phong và các tai... sau các bệnh da: 3.1.1 Bệnh vảy nến: Thường do điều trị không phù hợp như dùng Corticoid tiêm bắp (K.cort), uống hoặc bôi Dùng thuốc nam hoặc điều trị vảy nến không đúng cách, dễ đưa đến bùng phát bệnh dữ dội, dễ tiến đến vảy nến mủ hoặc đỏ da toàn thân thứ phát 1.2 Bệnh chàm (viêm da dị ứng): da cơ địa, nếu điều trị không phù hợp dễ đưa đến đỏ da toàn thân, thường xảy ra ở người già Đỏ da, tróc vảy... thuộc vào số lượng tế bào Langerhans và tế bào Lympho ở người già, số lượng tế bào Langerhas ở vùng da kín giảm rõ rệt và số lượng tế bào Lympho thì giảm rõ ở vùng da hở Do đó, chức năng miễn dịch của da ở người già giảm rõ khi chức năng miễn dịch của da giảm thì da rất dễ tổn thương và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da, nhiễm virus ở da, loét da khó lành… 3 Một số bệnh da ở người già: 3.1 Bệnh da thuộc... thuộc vào nguyên nhân gây bệnh - Tiên lượng tốt ở bệnh chàm nhưng thường tái phát - Dai dẳng và khó điều trị ở bệnh vảy nến - Tiên lượng xấu ở bệnh ung thư gây đỏ da toàn thân Hồng ban đa dạng 1 Định nghĩa: Hồng ban đa dạng (E.M: Erythema multiforme) là một hội chứng viêm da phát ban với biểu hiện lâm sàng đa dạng, do nhiều nguyên nhân E.M thường xuất hiện cấp tính, nhẹ và hay tái phát, cơ chế bệnh. .. chẩn đoán dựa vào 3.1.5 Viêm da dầu: thường gây ít bị đỏ da toàn thân, nếu có xảy ra, trông giống đỏ da toàn thân do vảy nến, thường có tiền sử viêm da dầu 3.1.6 Đỏ da toàn thân do liên cầu: Viêm da, đỏ da, vảy mịn thường xảy ra sau nhiễm trùng ở vùng tai mũi họng 3.1.7 Nấm da: Nếu bệnh nhân điều trị không đúng cách hoặc điều trị corticoid bôi Nấm da có thể lan rộng ra rộng toàn thân Bệnh nhân có ngứa, . đoán bệnh da liễu Các bệnh da liễu là bệnh thuộc hệ nội, chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào nhìn, sờ và các yếu tố dịch tễ của bệnh. Vì vậy để chẩn đoán một bệnh da liễu cần thực hiện các vấn. bệnh học các bệnh da có bọng nước góp phần giải thích về triệu chứng lâm sàng, giải phẫu bệnh lý, nguyên tắc điều trị và tiên lượng bệnh. Đại cương về bệnh nghề nghiệp 1. Định nghĩa: Bệnh da nghề. như điều trị bệnh nhân bỏng nặng. 2. Các bệnh da có bọng nước tự miễn: 2.1. Pemphigus: Là bệnh có bọng nước tự miễn biểu hiện lâm sàng là các bọng nước ở thượng bì do hiện tượng ly gai. Bệnh