1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thức ăn tương khắc với từng loại bệnh

86 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phần 1: Thức ăn tương khắc I. Những loại thức ăn tương khắc với rau xanh Rau cần tương khắc với dưa chuột Trong dưa chuột có chất dung môi phân giải vitamin C. Dưa chuột chủ yếu để ăn sống, do vậy chất này không mất hoạt tính, nếu ăn cùng với rau cần thì vitamin C trong rau cần sẽ bị phân giải. Rau cần tương khắc với hến, sò, sò lông, cua Hến, sò, sò lông, cua đều rất giàu chất dung môi phân giải vitamin B1. Tuy chất này sau khi bị đun nóng cũng bị mất tác dụng, nhưng người ăn đồ biển lại thích ăn sống cho tươi ngon, hoặc chỉ nhúng qua nước sôi rồi ăn ngay, như vậy chất này sẽ không mất tác dụng. Nếu ăn với rau cần thì lượng B1 trong rau cần sẽ bị phá huỷ toàn bộ. Nhưng nếu chất dung môi này gặp axít thì khả năng phân giải sẽ yếu đi. Do vậy, nếu ăn sống cá hoặc sò biển thì cần cho lượng dấm vừa đủ để bảo vệ vitamin B1. Dưa chuột tương khắc với quýt Quýt là loại quả giàu vitamin C (100g quýt có 25mg C). Trong khi làm các món cơm Tây, người ta cũng thường dùng tới cả dưa chuột và một số hoa quả để trang trí, trong đó có cả quýt. Nhưng vitamin C của quýt phần lớn sẽ bị dung môi phân giải trong dưa chuột bị phá hoại hết. Hồng, nho, sơn tra, quả xanh tương khắc với đồ biển. Đồ biển thường là thức ăn ngon, giàu dinh dưỡng, bao gồm cá, tôm, cua, hải đới, rất giàu pro- tít và canxi. Nếu ăn chúng cùng với các loại quả có chứa chất axít sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protít, nhất là khi canxi hoá hợp với chất này sẽ thành một hợp chất rất khó chịu, gây buồn nôn, nôn oẹ. Chất axít này có nhiều trong quả hồng, nho, thạch lựu, sơn tra, quả xanh. Do đó không nên ăn những quả này với đồ biển. Dưa chuột tương khắc với ớt Ớt rất giàu vitamin C (100g ớt có 185mg C). Còn trong dưa chuột lại có chất phân giải vitamin C. Ăn sống dưa chuột thì hoạt tính của chất này không mất đi, nếu ăn cùng ớt thì lượng C trong ớt sẽ bị phá huỷ, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Dưa chuột tương khắc với súp lơ Súp lơ cũng là loại rau cao cấp rất giàu vitamin C (100g rau chứa tới 88mg C), nếu ăn cùng dưa chuột thì sẽ bị chất phân giải vitamin C trong dưa phá hoại hết vitamin C. Do vậy, không nên xào hay ăn chung hai thứ này với nhau. Dưa chuột tương khắc với rau chân vịt, cải trắng Rau chân vịt cũng rất giàu vitamin C (100g rau chứa 90mg vitamin C), rau cải trắng thì trong 100g có 60mg C, cũng không nên ăn cùng dưa chuột, nếu không sẽ hạ thấp giá trị dinh dưỡng của món ăn. Hành tương khắc với thịt chó Thịt chó sinh nhiệt, trợ dương động hoả. Hành cay nóng, dễ phát tán, lợi khiếu thông dương. Nếu ăn cùng sẽ làm tăng hoả nhiệt, người bị chảy máu cam cần hết sức lưu ý, chớ có ăn. Hành tương khắc với táo Sách “Đại Minh mộc thảo” viết: “Táo và hành cùng ăn với nhau sẽ làm cho ngũ tạng khó chịu”. Đó là vì táo có vị ngọt hơi cay tính nhiệt, cổ nhân đã nói: “Ăn nhiều táo làm người ta nhiệt, khát động tới tạng phủ, tổn thương nguyên khí tì vị, trợ thấp nhiệt”. Còn hành vị cũng cay, tính nhiệt trợ hoả, cho nên không ăn hai thứ với nhau. Tỏi tương khắc với mật ong Tỏi cay nóng, tính nhiệt chất cay của tỏi cũng giống như ở hành, tính chất hoàn toàn ngược với mật ong. Đời xưa Ngô Khiêm đã viết trong “Y tầng kim giám” rằng: “Hành tỏi đều không thể ăn cùng với mật ong, ăn cùng gây bất lợi”. Do vậy hai thứ này không nên dùng với nhau. Không nấu lẫn củ cải đỏ với củ cải trắng Hai loại củ cải này là món ăn mà nhiều người thích vì rất giàu dinh dưỡng. Người ta hay bán chung cả hai loại, nên người tiêu dùng thường mang về nấu với nhau. Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo rằng, trong củ cải đỏ có chứa chất axít chống hoại huyết, nhưng lại có thể phá huỷ vitamin C trong củ cải trắng, cho nên không nấu chung hai thứ với nhau. Nếu nấu chung, có thể cho chút dấm vào, sẽ làm axít chống hoại huyết giảm tác dụng, vi- tamin C bị phá huỷ ở mức thấp nhất. Không nên ăn củ cải với quả Củ cải có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc tương đối cao, còn các loại quả lại giàu vitamin, nhưng lại không nên ăn hai thứ cùng nhau. Bởi sau khi ăn củ cải, một hợp chất trong củ cải sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axít xianôgien. Còn các loại quả như cam, chanh, táo, lê, nho… lại có chất cêton vàng, hai chất này sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành hai loại axít khác nhau, có tác dụng ức chế tuyến giáp trạng. Lâu dần sẽ làm cho tuyến giáp trạng bị sưng lên. Do đó, không nên ăn củ cải với quả cùng một lúc. Dưa chuột, cà chua không nên ăn cùng nhau Cả hai loại quả này giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Người ta thường dùng chúng để ăn sống hoặc xào, tạo màu sắc đẹp cho món ăn. Nhưng xét từ góc độ dinh dưỡng thì làm như vậy là không khoa học. Dưa chuột có một chất dung môi có thể phân giải vitamin C và phá hoại nó, còn cà chua lại giàu vitamin C. Nếu cùng ăn hai thứ một lúc thì vitamin C sẽ bị phá huỷ, càng nhiều vitamin thì sự phá hoại càng nghiêm trọng hơn, vì vậy không nên cùng ăn với nhau. Tốt nhất là xào riêng, nấu riêng ăn. Cà rốt tương khắc với củ cải trắng Có người thích mang cà rốt và củ cải trắng thái rồi cùng xào lẫn. Thực ra cách ăn này là không khoa học. Bởi vì vitamin C trong củ cải trắng tương đối nhiều, rất có lợi cho sức khoẻ con người. Nhưng nếu xào chung với cà rốt thì sẽ làm mất hết vitamin C. Chẳng những vậy, cà rốt nếu nấu chung với các loại rau có chứa vitamin C thì cũng làm mất hết vitamin C của rau. Vì vậy cần phải lưu ý. Nhưng khi yêu cầu chế biến món ăn bắt buộc phải xào chung chúng với nhau thì cần cho thêm một ít dấm ăn, sẽ làm cho tác dụng phá hoại vita- min C của cà rốt giảm xuống tới mức thấp nhất. Củ cải tương khắc với quýt Hầu như ai cũng biết rằng, bệnh sưng tuyến giáp trạng hay còn gọi là bệnh bướu cổ là do thiếu iốt gây ra, mà khi ăn củ cải cùng với quýt có thể dẫn tới bệnh này thì lại rất ít người biết. Các nhà khoa học qua thực nghiệm lâm sàng đã phát hiện, các loại rau có họ hoa chữ thập như củ cải sau khi ăn vào cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra một hợp chất của lưu huỳnh và xianôgien, rồi thông qua trao đổi chất lại tạo ra chất kháng tuyến giáp trạng. Lượng chất này được tạo ra nhiều hay ít tỷ lệ thuận với lượng rau ăn vào. Ví dụ, đồng thời ăn một lượng quýt tương đối nhiều, chất axetôn vàng trong quýt sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải chuyển hoá thành hai loại axít khác nhau, hai loại axít này có thể tăng cường tác dụng ức chế tuyến giáp trạng, từ đó có thể dẫn tới sưng tuyến giáp trạng. Do đó các chuyên gia nhắc nhở chúng ta rằng, sau khi ăn các loại rau họ hoa chữ thập như củ cải chẳng hạn thì không nên ăn quýt ngay. Đặc biệt là ở những vùng có phổ biến bệnh sưng tuyến giáp, hoặc người mắc bệnh này càng cần lưu ý hơn. Cà tương khắc với cua Thịt cua có vị mặn tính hàn, cà vị ngọt tính hàn, về mặt dược lý thì cả hai đều mang tính hàn, cùng ăn sẽ tổn thương tỳ vị, thường gây đi lỏng. Do vậy người tỳ vị hư hàn cần kiêng không được ăn. Ớt tương khắc với cà rốt Cà rốt ngoài chứa lượng lớn carôten ra còn chứa chất dung môi phá huỷ vitamin C. Mà ớt lại giàu vi- tamin C, cho nên không cùng ăn cà rốt với ớt, nếu không sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của ớt. Ớt tương khắc với bí đỏ Bí đỏ cũng chứa chất phân giải vitamin C, có thể phá hoại vitamin C trong ớt, cho nên không ăn chung hai thứ cùng nhau. Ớt tương khắc với dưa chuột Dưa chuột có chứa chất phân giải vitamin C, ớt lại rất giàu vitamin C. Ăn chung hai thứ thì vita- min C sẽ bị phá huỷ, cho nên chớ ăn cùng với nhau. Rau hẹ tương khắc với mật ong Mạnh Tiên người đời xưa từng viết trong “Thực liệu bản thảo” rằng: “Rau hẹ không được ăn cùng mật ong và thịt bò”. Bởi hẹ cùng họ với hành, đều có vị cay nóng và sinh nhiệt. Nó có cả chất cay của tỏi và hợp chất với lưu huỳnh, ngược hẳn với dược tính của mật ong, cho nên không ăn hai thứ với nhau. Rau hẹ tương khắc với rượu trắng Ngày xưa đã có cách nói rằng “Uống rượu trắng, ăn hẹ sống sẽ làm người tăng bệnh”. Trong sách “ẩm thiện chính yếu” cũng ghi rằng: “Hẹ không thể cùng ăn khi uống rượu”, lý lẽ của nó đều có liên quan tới dược tính của thức ăn. Rượu trắng vị ngọt, cay, hơi đắng, chứa chừng 60% êtanôla. Một gam chất này vào trong cơ thể có thể sản sinh ra 7100 calo khi qua gan làm những người nghiện rượu thường bị viêm gan dạng trúng độc, gan nhiễm mỡ hoặc cứng gan. Rượu cay nóng có tính kích thích, có thể làm giãn mạch máu, làm Ntăng lưu lượng máu, dễ dẫn tới viêm dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tái phát. Rau hẹ cũng có tính cay nóng, tác dụng tráng dương hoạt huyết. Uống rượu mà ăn hẹ thì giống như đổ thêm dầu vào lửa, dùng lâu dài sẽ gây động huyết, những người có tiền sử bệnh xuất huyết càng cần phải cẩn thận hơn. Rau cải tương khắc với cá trích Dược tính của cá trích thuộc cam ôn, có công dụng là tiêu thũng, giải nhiệt độc. Do đó nếu ăn với rau cải thì lại làm sinh phù nước. Bởi dược tính của rau cải cũng thuộc tính cay, khí xuyễn. Thêm nữa, người ta thường thích ăn rau cải muối, rau muối làm mặn thêm, người bị phù thì chức năng thận kém, nếu ăn quá mặn bệnh dễ tái phát. Do lượng muối quá cao, các điện tử natri sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lượng nước muối trữ lại dễ làm tái phát phù thũng. “Bản thảo cương mục” cũng ghi “Rau cải cay nóng, thuộc tỵ, trừ tà khí ở thận kinh” và “Hạt cải cay nóng, thuộc tỵ, trị đau lưng, thân lạnh, phổi lạnh, ho”. Tỵ (mũi) thông với phổi, do đó có thể thấy, rau cải được qui về kinh thứ hai phế thận, Đông y cho rằng, phù thũng có liên quan chặt chẽ với phổi, thận, cho nên hai thứ này không được ăn với nhau. Ngoài ra, rau cải không được ăn cùng cá trích, nếu không thì phản ứng sinh hóa sẽ tạo ra một số chất kích thích, tác động lên phổi và thận (nhất là thận), làm cho hai cơ quan này hoạt động thất thường, dễ gây phù thũng. Rau chân vịt tương khắc với đậu phụ Do mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nên thịt gà, vịt, cá các loại thịt khác cũng đã được đưa vào bữa ăn của gia đình một cách phổ biến. Nhưng đây đều là các thức ăn chứa nhiều protit, mỡ, nếu ăn thời gian dài dễ gây ra bệnh tật. Vì vậy, nhiều người đã chuyển sang ăn chay, và rau cùng đậu phụ trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày. Khi ăn, họ thường bỏ cả vào nồi nấu chung và cho đó là món ăn chay lý tưởng. Nhưng chính điều đó lại là một sai lầm, bởi rau chân vịt chứa nhiều chất diệp lục và sắt, cùng lượng axit ôxalic lớn. Đậu phụ chủ yếu chứa protit, mỡ và canxi. Nếu nấu hai thứ với nhau sẽ lãng phí canxi, bởi axit sẽ phản ứng với canxi tạo thành chất không hòa tan lắng đọng xuống. Như vậy sẽ tổn thất một phần canxi vì cơ thể người không hấp thụ được. Do vậy, để bảo đảm dinh dưỡng, thứ nhất là ăn rau chân vịt và đậu phụ vào hai bữa khác nhau để tránh phản ứng; thứ hai là cho rau vào nước sôi một lát để axit tan bớt vào nước rồi vớt ra nấu lẫn cùng với đậu phụ cũng được. Rau chân vịt tương khắc với lươn Dược tính của thức ăn làm từ lươn là vị ngọt, tính đại ôn, có thể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng. Còn rau chân vịt vị ngọt, tính lạnh, tác dụng hạ khí nhuận táo. Theo “Bản thảo cương mục” thì nó có thể “Thông nhiệt ở dạ dày, ruột”, do vậy hai loại này không thể phối hợp với nhau được. Thêm nữa, lươn rán ra nhiều mỡ, rau chân vịt lại lạnh, nếu cùng ăn với nhau rất dễ gây đi lỏng. Cho nên, hai thứ này không nên cùng ăn với nhau. Lạc tương khắc với cua lông Lạc nhiều mỡ, cua lông tính hàn, lạnh, ăn hai thứ cùng nhau dễ gây đi lỏng. Hơn nữa, sau khi ăn sẽ xảy ra những phản ứng sinh hóa phức tạp, do đó không nên ăn cùng nhau. Lạc tương khắc với dưa chuột Dưa chuột vị ngọt tính hàn, chủ yếu dùng ăn sống. Lạc nhân nhiều mỡ, nói chung các thức ăn tính hàn gặp thức ăn nhiều mỡ sẽ dễ tiêu hoá. Nhưng cùng ăn nhiều hai thứ một lúc sẽ rất dễ gây đi lỏng, vì vậy chớ nên ăn cùng nhau. Đậu phụ tương khắc với hành Người ta thường ăn hành hoa với đậu phụ và cho rằng đó là cách ăn ngon. Thực ra, hai loại này tương khắc với nhau, có điều là sự tương khắc đó không gây ra những khó chịu một cách rõ ràng cho cơ thể mà thôi. Khi ăn hai thứ cùng nhau, phản ứng sinh hoá xảy ra sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trong hành chứa lượng lớn axit ôxalic, canxi trong đậu phụ sẽ kết hợp với axit này kết tủa thành hợp chất màu trắng lắng đọng lại, gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Canxi lại là nguyên tố cần thiết của cơ thể, nếu cơ thể vì thế mà không hấp thụ đủ canxi, gây thiếu canxi sẽ nguy hại. Do vậy, hãy chấm dứt những thói quen sai lầm này. Tất nhiên vừa chú ý tới văn hóa ẩm thực, nhưng cũng cần phải chú ý tới ăn uống khoa học. Rau diếp tương khắc với mật ong Mật ong chứa chất sáp ong, có tác dụng nhuận tràng thông tiện, điều này ai cũng biết cả. Nhưng mật ong sống có dược tính mát, còn rau diếp tính lạnh, ăn hai thứ với nhau, không có lợi cho dạ dày, đường ruột, dễ gây đi lỏng. Cho nên không ăn hai thứ cùng nhau. Măng tre tương khắc với gan dê Măng tre (trúc) vị ngọt, tính hơi hàn, hoàn toàn không hợp với vị, tính của gan dê. Gan dê vị ngọt, đắng, tính hàn lại giàu vitamin A (100g gan chứa 29900IU) có tác dụng điều trị tốt đối với những bệnh nhân quáng gà do thiếu vitamin A. Đông y cho rằng có thể bổ gan sáng mắt, điều này đã được rút ra từ thực tiễn rồi. Nhưng trong măng lại chứa một số chất hoạt tính sinh vật, khi xào cùng gan dê sẽ sinh ra một số chất gây hại cho cơ thể hoặc phá hoại các chất dinh dưỡng trong đó (như vitamin A chẳng hạn). Thỉnh thoảng xào chung một lần thì không có vấn đề gì lớn cả, nhưng làm thường xuyên sẽ gây hậu quả không tốt. Để giải quyết vấn đề này, người xưa thường ngâm măng vào nước nên có câu: “Ăn măng ngâm lâu, ăn loại mới dễ gây hại sức khoẻ”. Do vậy, măng trước khi dùng phải ngâm nước lâu là rất quan trọng. Nấu lâu cũng rất cần thiết, vì nó sẽ phá hoại một số chất có hoạt tính sinh vật, đỡ gây hại cho người. Cách nói của người xưa ăn măng với gan dê dễ dẫn đến mù mắt có thể liên quan tới việc vi- tamin A bị phá hoại, đây cũng chính là mối tương khắc giữa hai loại thức ăn này. Bí đỏ tương khắc với thức ăn giàu vitamin C Vì bí đỏ có chứa chất phân giải vitamin C, cho nên không nên ăn cùng với các loại rau quả giàu vitamin C. Vitamin C chịu nhiệt, sau khi bí đỏ nấu chín, chất dung môi đó sẽ bị phá hủy. Vì vậy, bí đỏ cần nấu chín, không nên xào qua, càng không nên xào cùng cà chua và ớt. Rau giàu vitamin C gồm rau chân vịt, cải dầu, cà chua, ớt, cải trắng, súp lơ… Bí đỏ tương khắc với thịt dê Lý Thời Trân viết trong “Bản thảo cương mục” rằng: “Bí đỏ không được ăn cùng thịt dê, làm người đầy khí”. Đó là vì bí đỏ bổ trung ích khí, thịt dê nhiệt đại bổ, hai thứ bổ cùng vào một lúc sẽ gây ra ứ khí ở dạ dày, đường ruột. Trong thực tế, có người đã ăn hai thứ này một lúc mà bị tức ngực, chướng bụng rất khó chịu. Do vậy không nên ăn bí đỏ và thịt dê cùng với nhau. Bí đỏ tương khắc với lươn vàng Lươn thuộc loại ôn trung bổ khí, bí đỏ cam hàn hạ khí, công dụng rất khác nhau. Nếu cùng ăn thì chúng sẽ triệt tiêu công dụng lẫn nhau, bất lợi cho cơ thể. Xét từ thành phần dinh dưỡng thì thành phần sinh hóa của chúng rất phức tạp, có thể tạo ra những phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, cho nên không ăn cùng với nhau. Bí đỏ tương khắc với tôm Tôm vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ thận hưng dương. Nó không chỉ không hợp với bí đỏ cả về tính vị và công dụng, mà ngay cả thành phần sinh hóa của chúng cũng rất phức tạp, ăn chung cũng không có lợi cho sức khoẻ. Nấu cháo, xào rau không được cho mặn Có một số người khi nấu cháo hay xào rau thường có thói quen cho một chút chất mặn vào để cháo, rau chín nhanh, nhừ dễ ăn. Nhưng làm như vậy sẽ làm cho gạo và rau mất rất nhiều chất dinh dưỡng, bởi những loại vitamin B1, B2, C thường thường chỉ hợp của chua (axit) mà kỵ mặn. Gạo và bột mỳ rất giàu vitamin B1. Có người đã từng làm thí nghiệm, cho 0,06g chất kiềm vào 400g gạo cháo thì sau đó đã có tới 56% vitamin B1 đã bị phá hủy. Nếu thường xuyên ăn loại cháo này cơ thể sẽ thiếu B1, gây ra bệnh cước khí, tiêu hóa không tốt, tim đập nhanh, phù thũng, yếu ớt… Đậu rất giàu vitamin B2. Một người một ngày chỉ cần 150 – 200g đậu là cung cấp đủ nhu cầu vitamin B2 của cơ thể. Đậu khó ninh, nhưng chỉ bỏ ít muối vào là nhừ rất nhanh, nhưng làm như thế thì hầu hết lượng B2 đều bị phá hủy. Cơ thể khi thiếu B2 sẽ sinh ra ngứa, viêm bao tinh hoàn, mồm miệng lở loét, lưỡi ngứa tê dại… Trong rau quả chứa nhiều vitamin C, bản thân nó là một axit nhưng lại bị chất kiềm phá hoại. Cơ thể thiếu vitamin C sẽ làm chân răng sưng tấy chảy máu, mắc bệnh hoại huyết… Bí đỏ tương khắc với cua Thịt cua vị mặn tính hàn, bí đỏ vị ngọt tính hàn. Cả hai đều thuộc tính hàn, nếu cùng ăn với nhau sẽ gây tổn thương dạ dày, ruột, cho nên không nên cùng ăn với nhau. Thức ăn kỵ nấu bằng nồi nhôm Dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và chất kiềm thị, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này hòa tan với thức ăn đi vào cơ thể con người, sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận, và tổ chức não. Một người, nếu hấp thụ nguyên tố nhôm vượt quá trị số bình thường trên 5 lần là có thể mắc bệnh. Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phốtpho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phôtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi anbumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm người chóng già, sinh ra trẻ kém thông minh, người cao tuổi bị lẫn. Các nhà khoa học đã tiến hành giải phẫu đối với hai cháu gái 9 tuổi và 5 tuổi đã chết sớm vì bệnh già cỗi, phát hiện hàm lượng nguyên tố nhôm trong đại não cao gấp 6 lần so với người bình thường. Do vậy, nấu bằng nồi nhôm lâu dài thì do ăn phải nguyên tố nhôm quá nhiều, chắc chắn sẽ rất hại cho cơ thể, là một trong những nguyên nhân của bệnh lú lẫn sau này. Do đó không nên dùng nồi nhôm để nấu nướng Thức ăn kỵ nấu thường xuyên bằng nồi đất Nồi đất bình thường là do dùng đất nặn có kèm thêm chút thạch anh, trường thạch rồi nung ở nhiệt độ cao mà thành. Nấu bằng nồi đất thức ăn có hương vị riêng của nó, nhưng dùng nó để hầm ninh thức ăn trong thời gian dài sẽ làm cho độ phân giải của protit gốc động vật giảm, khả năng hóa giải của nước cũng yếu đi, chất nhầy của thực phẩm tiết ra nhiều hơn, làm thức ăn dai hơn, khi ăn cảm giác kém ngon, không có lợi cho tiêu hóa. Mặt khác dùng nồi đất nấu thức ăn thì lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn mất đi tương đối nhiều, nhất là các chất khoáng như canxi, phốtpho, sắt, kẽm, iốt bị mất một lượng lớn; còn vitamin B1, B2, bình quân mất chừng 80%, vitamin C mất gần 100%. Thêm nữa khi dùng nồi đất nấu thức ăn, do vung nồi quá kín, những mùi khác lạ trong thực phẩm khó bay ra ngoài được mà lẫn vào thức ăn, khi gặp nhiệt độ cao gây ra phản ứng hóa học, tạo ra các chất có hại cho cơ thể. Ngoài ra khi nung nồi đất, người ta còn dùng men bôi lên lớp đất, trong men có cả những chất có hại như chì, asen, khi bị phân giải sẽ tạo ra chất vô cơ có hại cho cơ thể. Cho dù dùng ít, nhưng trong thời gian dài cơ thể cũng dễ bị trúng độc mạn tính. Do vậy, nên ít ăn thức ăn nấu bằng nồi đất. Thức ăn kỵ nấu bằng những đồ sứ thường Những đồ sứ phổ thông ở phía ngoài thường bôi một lớp men, trong đó có hợp chất của chì rất có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra trong men còn có một số kim loại có hại khác nữa. Nếu dùng đồ sứ nấu thức ăn, chì và một số kim loại tan ra trong thức ăn, làm người ăn trúng độc mạn tính, gây tổn hại cho xương và thận. Rau quả kỵ nấu nồi đồng Đồng có tác dụng ôxy hóa rất mạnh đối với vi- tamin C. Do vậy, dùng đồ đồng chế biến rau quả sẽ phá hoại lượng lớn vitamin C. Do đó, xào rau không dùng chảo đồng, muôi đồng. Nấu canh rau, củ, quả cũng không nên dùng nồi đồng. Ngoài ra đồ nấu bằng đồng, sau khi ngừng sử dụng một thời gian, mặt ngoài sẽ bị ôxy hóa, tạo ra một lớp rỉ đồng màu xanh. Các phản ứng hóa học tạo thành rỉ đồng đều gây độc. Do đó, khi dùng nồi bằng đồng phải thật cẩn thận. Nếu phải nấu thì cần phải dùng dấm ăn hay muối đánh sạch lớp rỉ xanh đó rồi mới tiếp tục sử dụng. II. Các loại thức ăn tương khắc với thủy sản Cá chép tương khắc với dưa muối Thịt của các loài cá giàu protit còn dưa muối trong quá trình ướp, chất nitơ trong dưa sẽ một phần bị chuyển hóa thành một loại chất hỗn hợp. Khi dưa và cá nấu với nhau, protit trong cá sẽ bị chất hỗn hợp trong dưa tác dụng mà gây ra một chất độc tính cao, có thể sẽ gây ra ung thư đường ruột. Cho nên tốt nhất là không nên nấu cá chép với dưa muối, vì nó có thể tạo ra chất gây ung thư, dễ gây ung thư đường tiêu hóa. Cá chép tương khắc với đậu đỏ Đậu đỏ vị chua, ngọt, mặn, tính lạnh, công dụng hạ thủy thũng lợi tiểu tiện, giải nhiệt độc, tản huyết. Còn cá chép cũng có thể lợi tiểu tiêu thũng, nếu nấu ăn cùng sẽ làm cho tác dụng lợi tiểu tăng mạnh. Trong liệu pháp ẩm thực tuy có bài thuốc dùng canh cá chép với đậu đỏ để chữa viêm thận thủy thũng, nhưng đó là chữa trực tiếp cho người có bệnh, còn người bình thường thì không nên dùng. Cá chép tương khắc với lá đậu xanh Lá đậu xanh khi còn non có thể ăn được nhưng sách “Kim Quý yếu lược” viết: “Cá chép không được ăn cùng với lá đậu xanh”. Lý Thời Trân cũng nói: “Đậu xanh lợi tiểu, nhưng lá đậu xanh thì lại chống đi tiểu; cũng như cây ma hoàng làm ra mồ hôi, nhưng rễ của nó thì lại chống ra mồ hôi. Đó chính là sự khác nhau của vật chất”. Cá chép lợi thủy tiêu thũng, còn lá đậu xanh lại có tác dụng ngược lại, vì vậy hai thứ đó không nên cùng ăn với nhau. Cá trích tương khắc với thịt lợn Thịt lợn vị ngọt hơi chua, tính hơi hàn; cá trích vị ngọt tính ôn, hai thứ có công dụng tương phản nhau. Nếu nấu riêng thành hai món rồi thi thoảng ăn thì chẳng can gì. Nhưng nếu nấu hoặc rán chung thì không nên; bởi như vậy, chúng sẽ gây ra phản ứng sinh hóa, không có lợi cho sức khoẻ. Đồng thời các loại cá đều có mùi tanh, nói chung không nên nấu chung với thịt. Điều này đã được “ẩm thiện chính yếu ghi chép lại rằng: “Cá trích không được ăn cùng thịt lợn”. Lươn tương khắc với thịt chó Trong “Bản thảo cương mục” Lý Thời Trân viết: “Lươn không thể ăn cùng thịt chó, máu chó”. Thịt chó và máu chó đều có tính ôn nhiệt, động hỏa, trợ dương. Lươn vị ngọt cũng thuộc đại ôn. Người xưa còn nói rằng “Lươn tính nhiệt, bổ, không thích hợp với người sau khi ốm dậy, vì ăn nhiều bệnh sẽ tái phát”. Cổ nhân cũng cho rằng nếu ăn hai thứ với nhau thì tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa càng mạnh hơn, không lợi cho người thường. Thêm nữa, lươn rất tanh càng không nên nấu cùng thịt chó. Cá trèn tương khắc với gan bò Cá trèn với gan bò là loại thức ăn tương khắc. Theo “Bản thảo cương mục” thì trong thịt cá này có độc, chủ yếu là do một số chất hoạt tính sinh vật trong đó gây ra tác dụng không tốt nhất định cho cơ thể con người. Còn gan bò giàu dinh dưỡng, cũng chứa những chất hoạt tính rất phức tạp. Nếu ăn cả hai thứ cùng nhau càng dễ gây ra những phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể. Thỉnh thoảng ăn thì không sao, nhưng ăn nhiều, ăn thường xuyên nhất định sẽ hại. Cá hoa vàng tương khắc với bột kiều mạch Sách “Thực liệu bản thảo” viết: “Kiều mạch khó tiêu, động nhiệt phong, không nên ăn nhiều”. Điều này là dùng để chỉ bột kiều mạch vị ngọt bình, tính hàn. Danh y Tôn Tư Mạc cũng đã nói: “Bột kiều mạch chua, hơi hàn, ăn vào khó tiêu, ăn lâu dài sinh phong, không được ăn cùng cá hoa vàng”. Từ đó thấy rằng, kiều mạch tính hàn, cá nhiều mỡ, đều khó tiêu hóa, do vậy không nên ăn cùng. Tôm tương khắc với thực phẩm chứa vitamin C Vitamin C là một chất kết cấu theo dạng chuỗi của các hydro cacbua chưa no. Trong thịt tôm có chứa Asen (As) hóa trị 5, khi gặp vitamin C, nó trở lại Asen hóa trị 3, đó chính là thạch tín. Asen hóa trị 5 không độc, còn khi nó có hóa trị 3 thì rất độc. Do vậy, tôm sông không xào lẫn với các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C (như cà chua chẳng hạn). Cua tương khắc với lê Trong “ẩm thiện chính yếu” có ghi: “Không ăn lê với cua”. Lê vị ngọt hơi chua tính hàn, cho nên người xưa nói: “Lê tính lạnh, ăn nhiều có hại”. Trong dân gian còn nói rằng, ăn lê xong rồi uống nước trắng dễ sinh đi lỏng. Do lê tính hàn, lạnh và cua cũng thuộc tính hàn, nên ăn cả hai thứ vào sẽ làm thương tổn dạ dày, đường ruột. Vì vậy không nên ăn hai thứ cùng nhau. Cua tương khắc với cà Cà vị ngọt, tính hàn. Lý Thời Trân đã ghi chép trong “Bản thảo cương mục” rằng: “Cà tính hàn, ăn nhiều gây đau bụng, không có lợi”. Cua cũng thuộc tính hàn, mát mà lại ăn với cà thì như đổ thêm dầu vào lửa, càng dễ làm tổn thương dạ dày, ruột. Do vậy cố gắng không nên ăn hai thứ cùng nhau. Cua tương khắc với hồng Xét từ góc độ dược tính của thức ăn, hồng và cua đều thuộc tính hàn. Nếu hai thứ ăn cùng với nhau thì tính hàn tăng lên gấp đôi sẽ làm tổn thương tì vị, đặc biệt là người có tố chất hư hàn thì cần kiêng kỵ tuyệt đối. Còn xét từ góc độ dinh dưỡng, trong hồng có chứa chất axit, còn thịt cua lại giàu protit, hai chất gặp nhau sẽ kết hợp lại chẳng những khó tiêu hóa, mà còn gây cản trở cho chức năng tiêu hóa. Chúng sẽ đọng lại lâu ở ruột rồi lên men, gây ra hiện tượng buồn nôn, đau bụng, đi lỏng… là những biểu hiện trúng độc thức ăn. Cua tương khắc với lạc Xét từ góc độ dược tính của thức ăn, lạc nhân vị ngọt, tính bình. Thêm nữa trong lạc lượng mỡ cao tới 45%, mà những chất dầu mỡ khi gặp lạnh sẽ rất dễ gây ra đau bụng, cho nên không ăn lạc cùng với cua. Với người dạ dày, đường ruột yếu thì càng phải chú ý hơn. Cua tương khắc với các thức ăn lạnh Thức ăn lạnh là chỉ những thức ăn, đồ uống lạnh dùng trong mùa hè như: kem que, kem cốc, nước đá… Những đồ ăn thức uống lạnh này dễ làm nhiệt độ trong dạ dày, đường ruột hạ xuống; nếu lại ăn cùng với cua rất dễ sinh ra đau bụng, đi lỏng. Do vậy, sau khi ăn cua thì chớ có ăn hoặc uống đồ lạnh. Cua tương khắc với cá trạch Lý Thời Trân viết trong “Bản thảo cương mục” rằng: “Trạch vị ngọt, tính bình, không độc, có thể làm ấm tì vị, ích khí, chữa trị khát nước. Như vậy, có thể thấy được dược tính của trạch là ôn bổ. Còn cua lại thuộc tính hàn lạnh, công dụng hoàn toàn tương phản, cho nên không ăn chung hai thứ với nhau. Ngoài ra, về mặt sinh hóa mà nói, cũng không có lợi cho sức khoẻ. Cua tương khắc với thạch lựu Trong thạch lựu cũng có một loại axit, nếu ăn cùng với cua sẽ làm hạ thấp giá trị dinh dưỡng của protit trong cua. Canxi trong cua sẽ kết hợp với axit này trong thạch lựu, tạo thành một chất rất khó tiêu hóa, kích thích lên dạ dày, đường ruột gây đau bụng, buồn nôn, nôn oẹ… Cho nên không ăn thạch lựu cùng các hải sản, nhất là cua. Cua tương khắc với mướp hương Mướp hương là loại quả thơm ngọt, tính hàn, làm trơn ruột, có thể thanh nhiệt, thông tiện. Nhưng ăn cùng cua sẽ làm tổn thương dạ dày, ruột, dễ gây đi lỏng. Đồ ăn biển tương khắc với thức ăn chứa axit Các loại đồ biển như cá, tôm, tảo… cũng rất giàu các chất dinh dưỡng axit. Nếu ăn cùng với các loại quả cũng giàu chất axit này thì chẳng những hạ thấp giá trị dinh dưỡng của protit, mà canxi của hải sản còn kết hợp với axit của quả thành một hợp chất rất khó tiêu hóa. Nó kích thích lên dạ dày, ruột gây cảm giác khó chịu như đau bụng, buồn nôn, nôn oẹ hoặc đi lỏng… Các loại quả như nho, hồng, thạch lựu, sơn tra… đều chứa nhiều axit. Do vậy, những loại quả này không nên cùng ăn với đồ biển. Nếu muốn ăn thì 4 giờ sau khi ăn đồ biển mới được ăn. Thịt ba ba tương khắc với thịt lợn “Bản thảo cương mục” dẫn lời của danh y Tôn Tư Mạc: “Thịt ba ba không ăn cùng thịt lợn, thỏ và vịt, sẽ làm tổn thương người”. Bởi các loại thịt này mang tính hàn, ba ba cũng tính hàn, cho nên hai thứ không nên ăn chung. Thịt ba ba tương khắc với rau dền. “Bản thảo cương mục” giới thiệu: Rau dền vị ngọt, tính lạnh, dễ làm đau bụng do lạnh. Thịt ba ba cũng lạnh, hai thứ cùng lạnh ăn vào gây khó tiêu hóa, gây tồn đọng trong dạ dày, ruột. Còn ba ba dễ gây ra bệnh kết u ở trong bụng, y học hiện đại gọi đó là sưng gan, tì (nổi u cục). Điều này có thể là do thành phần sinh hóa trong hai loại đồ ăn này mà kết hợp lại sẽ gây ra những tác dụng không tốt. Thịt ba ba tương khắc với hạt cải Tôn Tư Mạc nói: “Thịt ba ba không ăn cùng hạt cải, dễ sinh lở loét ác tính”. Hạt cải cay nóng, có thể ôn trung lợi khí, nhất là hạt cải trắng càng cay mạnh hơn. Nếu ăn cùng thịt ba ba, nóng lạnh tương phản không lợi cho con người. Cho nên chớ dùng hạt cải làm gia vị khi nấu ba ba. Thịt ba ba tương khắc với trứng vịt Sách “Kim Quy yếu lược” ghi rằng: “Trứng vịt không ăn cùng thịt ba ba”. Trứng vịt có thuộc tính hơi hàn, mà thịt ba ba cũng thuộc tính hàn. Về góc độ dược lý thì hai loại đều thuộc tính mát, không nên ăn cùng, đặc biệt là người tố chất hư hàn càng không được ăn. Ốc tương khắc với mướp hương Phân tích từ khía cạnh dược tính của thức ăn, ốc tính đại hàn, mướp hương cũng thuộc tính lạnh. Ăn chung hai thứ sẽ gây tổn thương ruột, dạ dày, cho nên không ăn cùng nhau. Ốc tương khắc với mộc nhĩ Mộc nhĩ vị ngọt tính bình, ngoài các chất protit, mỡ, vitamin, khoáng chất (canxi, sắt, phốtpho) ra, nó còn chứa cả mỡ phốtpho và chất nhựa thực vật… đều là các thành phần dinh dưỡng. Những chất này gây những phản ứng không tốt đối với một số chất hoạt tính sinh vật. Xét từ góc độ dược [...]... để điều trị bệnh, chú ý ít ăn thức ăn nhiều chất xơ hoặc thức ăn lạnh, hết sức tránh bị đi lỏng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc và kết quả chữa bệnh Vitamin B2 tương khắc với thức ăn nhiều mỡ Những thức ăn có lượng mỡ cao có thể đẩy nhanh tốc độ hấp thụ thức ăn qua ruột làm cho nhu động ruột tăng mạnh hoặc gây đi lỏng, có thể làm hạ thấp sự hấp thụ vitamin B2 Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều... loại thức ăn vỏ cứng tương khắc với thức ăn chứa vitamin C Các loại thức ăn có vỏ cứng như vỏ ki tin, đặc biệt là tôm, trong đó có chứa asen nồng độ cao mang hóa trị năm Hợp chất này không độc, nhưng nếu nó tác dụng với vitamin C thì sẽ biến thành thạch tín rất độc Trúng độc thạch tín có thể gây chết người Do vậy khi ăn những đồ ăn có vỏ cứng thì không được uống vitamin C III Mối tương khắc giữa các loại. .. đồng, iốt, các loại vitamin B1, B2, PP… nhưng nó cũng chứa một số chất dung môi, trong đó có chất phân giải vitamin B1 Các loại sò thuộc hải sản, phần lớn đều mặn, tính hàn gần giống như cua; còn cam quýt lại là thức ăn tụ đờm, cho nên không nên cùng ăn hai thứ với nhau với lượng nhiều Dưa hấu tương khắc với bưởi Nếu ăn hai thứ quả này với nhau dễ gây ra nôn oẹ Dưa ngọt tương khắc với ốc Nếu ăn chung hai... những thức ăn liên quan Hồng, nho, sơn tra, thanh mai tương khắc với tôm, cá Những loại quả có chứa loại axit tương khắc với tôm, cá Khi đang ăn hoặc sau khi ăn cá, tôm, ta thường thích ăn một số loại quả có chứa chất axit này như hồng, nho, sơn tra, thạch lựu, thanh mai… Nhưng thực ra làm vậy là có hại cho cơ thể Vì sao vậy? Bởi cá, tôm giàu protit và canxi, những chất này khi tác dụng với loại axit... đó, sau khi ăn các thức ăn giàu protit thì không nên ăn hồng ngay Hồng tương khắc với hải đới Khi ăn hải đới cùng hồng, chất axit trong hồng tác dụng với canxi trong hải đới, tạo thành một chất không tan, ảnh hưởng tới hấp thụ và tiêu hóa một số chất dinh dưỡng khác, làm cho dạ dày, ruột khó chịu Vì vậy không nên ăn hai thứ này cùng nhau Hồng tương khắc với tảo cao Tảo cao cũng là thức ăn giàu canxi... ăn cá, sò sống, nếu không thuốc sẽ không còn giá trị nữa Vitamin B2 tương khắc với thức ăn nhiều chất xơ Vitamin B2 được hấp thụ ở đoạn gần tiểu tràng, khi trong ruột có chứa thức ăn thì sự hấp thụ vitamin B2 được tăng cường hơn Nếu các loại thức ăn ở trong ruột vận động quá mạnh sẽ làm giảm lượng hấp thụ B2 Tất cả những nhân tố đẩy nhanh tốc độ hấp thụ thức ăn ở ruột, đặc biệt là những chất làm tăng... axit, nếu uống vitamin C lại ăn cùng các thức ăn mang tính kiềm thì sẽ làm hạ thấp hiệu quả điều trị của thuốc Thức ăn có tính kiềm bao gồm: Rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, xôđa, bánh qui, nước chè… Vitamin C tương khắc với các loại thủy sản có vỏ cứng như tôm, cua Khi ăn các loại thủy sản này mà uống lượng lớn vitamin C thì sẽ gây nguy hiểm cho con người Rất nhiều loại thức ăn có chứa chất asen, bình... Hồng tương khắc với các loại rau có tính chua Sau khi ăn hồng, xin chớ uống canh chua hoặc uống nhiều nước, nếu không rất dễ bị sỏi Hồng tương khắc với cua Cua là thực phẩm chứa nhiều protit Nếu ăn cua xong rồi ăn hồng ngay thì protit trong cua gặp axit trong hồng sẽ kết thành cục trong dạ dày, rất khó tiêu hóa, sẽ gây ra đau bụng, nôn oẹ hoặc đi lỏng Cho nên không ăn cua cùng với hồng Cam quýt tương khắc. ..tính thức ăn, ốc tính hàn gặp mộc nhĩ sẽ không lợi cho tiêu hóa, nên hai thứ này không nên cùng ăn với nhau Ốc tương khắc với các chế phẩm đông lạnh Chế phẩm đông lạnh có thể làm giảm nhiệt độ ở dạ dày, đường ruột, làm giảm chức năng tiêu hóa ốc tính hàn, sau khi ăn ốc mà uống nước đá hoặc ăn các đồ đông lạnh đều làm tiêu hóa không tốt hoặc gây đi lỏng Vì vậy không ăn lẫn hai loại này với nhau Các loại. .. ớt đi Do vậy, không ăn uống hai thứ cùng nhau Bia tương khắc với thức ăn hun khói hoặc ướp Trong loại thức ăn này có chứa rất nhiều hợp chất amôniăc hữu cơ Trong quá trình gia công chế biến, chất này sản sinh ra những chất khác nhau Những người thường xuyên uống bia thì hàm lượng chì trong máu thường tăng cao Chì sẽ kết hợp với các chất nói trên, gây ra các bệnh đường tiêu hóa hoặc bệnh ung thư Cho nên, . Phần 1: Thức ăn tương khắc I. Những loại thức ăn tương khắc với rau xanh Rau cần tương khắc với dưa chuột Trong dưa chuột có chất dung môi phân giải vitamin C. Dưa chuột chủ yếu để ăn sống,. chớ nên ăn cùng nhau. Đậu phụ tương khắc với hành Người ta thường ăn hành hoa với đậu phụ và cho rằng đó là cách ăn ngon. Thực ra, hai loại này tương khắc với nhau, có điều là sự tương khắc đó. người xưa ăn măng với gan dê dễ dẫn đến mù mắt có thể liên quan tới việc vi- tamin A bị phá hoại, đây cũng chính là mối tương khắc giữa hai loại thức ăn này. Bí đỏ tương khắc với thức ăn giàu vitamin

Ngày đăng: 17/05/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w