1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi có ma trận

4 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 98 KB

Nội dung

SOẠN DẠY Ngày 8 tháng 3 năm 2011 Ngày 9 tháng 3 năm 2011 Kiểm tra 1 tiết Tiết PPCT: 36 KIỂM TRA MỘT TIẾT I – MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Mục tiêu * Kiến thức - Hiểu được phong trào “Đồng khởi” đã làm thất bại hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Nắm được âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó thấy được cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất của Mĩ trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. - Khái quát được cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. * Kỹ năng Trình bày, giải thích, khái quát, nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sử. * Thái độ - Tính trung thực, tự tin, sáng tạo trong học tập và lao động. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III – THIẾT LẬP MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CỘNG Cấp độ thấp Cấp độ cao Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965) Vì sao Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam. Phân tích phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Số câu Số điểm 1 0.5 1 1.0 2 1.5 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) Nêu được âm mưu và thủ đoạn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” Đánh giá được chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Số câu Số điểm 1 5.0 1 0.5 2 5.5 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Khái quát cuộc Tổng tiến công và Nam (1973 – 1975) nổi dậy Xuân 1975 Số câu Số điểm 1 3.0 1 3.0 Số câu Số điểm 5.0 3.5 1.0 0.5 10 IV – BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT AN NHƠN I Họ và tên: ……………………… Lớp: …………. ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT – HỌC KỲ II (2010 – 2011) MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút – không kể thời gian phát đề. Câu 1 (1.5 điểm): Vì sao Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, hãy phân tích ý nghĩa của sự kiện đó? Câu 2 (5.5 điểm): Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Em có nhận xét gì về cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh lạnh? Câu 2 (3.0 điểm): Tóm lược những sự kiện chính đánh dấu sự thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM: 1. Hướng dẫn chung 1) Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2) Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm thi. 3) Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0). II. Đáp án và thang điểm CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (1.5 điểm) Vì sao Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, hãy phân tích ý nghĩa của sự kiện đó. - Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) 0.5 - Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam. - Phân tích ý nghĩa: + Phong trào “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. + Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 0.5 0.5 Câu 2 Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến (5.5 điểm) tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Em có nhận xét gì về cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh lạnh a. Nêu âm mưu và thủ đoạn * Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” - Âm mưu: Cố giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới. - Thủ đoạn: + Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào mN đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). + Tiếp đó, Mĩ mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”. 0.5 1.0 1.0 * Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” - Âm mưu + Tiếp tục “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường. + Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộng chiến tranh Đông Dương - Thủ đoạn Mĩ tìm cách thỏa hiệp với TQ, hòa hoãn với LX nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối nhân dân ta. 1.0 0.5 1.0 b. Nhận xét về cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, đánh dấu sự phá sản của mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ. 0.5 Câu 2 (3.0 điểm) Tóm lược những sự kiện chính đánh dấu sự thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 a. Chiến dịch Tây Nguyên - Ngày 10/3/1975 ta tấn công Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch. - 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. 1.0 b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng - 26/3, giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. - 29/3/1975, Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng. 1.0 c. Chiến dịch Hồ Chí Minh - 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành phố. - 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 1.0 THỐNG KÊ, NHẬN XÉT ĐỀ VÀ KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2010 - 2011 I - KẾT QUẢ ĐIỂM LỚP SĨ SỐ 0  < 2 2< 3,5 3,5 <5 5< 6,5 6,5< 8 810 12A1 49 12A2 50 12A3 50 12A4 52 12A5 48 12A6 51 12A7 53 12A8 49 12A9 54 CỘNG 456 II - NHẬN XÉT 1. Đề kiểm tra ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. 2. Kết quả a) Về kiến thức ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. b) Về kỹ năng ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. c) Về thái độ ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. An Nhơn, ngày… tháng…1 năm 20… Tổ trưởng bộ môn Nguyễn Đình Hữu . trung thực, tự tin, sáng tạo trong học tập và lao động. II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III – THI T LẬP MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CỘNG Cấp độ thấp Cấp độ cao Đấu tranh. điểm 1 3.0 1 3.0 Số câu Số điểm 5.0 3.5 1.0 0.5 10 IV – BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT AN NHƠN I Họ và tên: ……………………… Lớp: …………. ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT – HỌC KỲ II (2010 – 2011) MÔN. quy định. 2) Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm thi. 3) Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn

Ngày đăng: 17/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w