Một số nhìn nhận về các Thoả thuận Thương mại Tự do Song phương(FTAs) & các Thoả thuận Thương mại khu vực

4 186 1
Một số nhìn nhận về các Thoả thuận Thương mại Tự do Song phương(FTAs) & các Thoả thuận Thương mại khu vực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số nhìn nhận về các Thoả thuận Thương mại Tự do Song phương (FTAs) & các Thoả thuận Thương mại khu vực (RTAs) Một thoả thuận thương mại tự do giữa các nước đang phát triển có thể giúp tăng cường hợp tác khu vực giữa các nước này. Tuy nhiên một thoả thuận thương mại tự do giữa một nước có trình độ phát triển cao với các nước đang phát triển lại có thể gây ra tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng, nông dân và nhiều ngành khác nhau của khối nước đang phát triển. Thông thường, các thoả thuận thương mại khu vực (RTAs) Nam – Nam (như ASEAN, SADC, Mercosur và Caricom) là các thoả thuận giữa các nước láng giềng có trình độ phát triển tương đối đồng đều. Trong khi đó, các thoả thuận thương mại tự do song phương (FTAs) Bắc – Nam là các thoả thuận, theo đó một nước có trình độ phát triển kinh tế vượt trội có thể thông qua hàng hoá và các doanh nghiệp của mình thống lĩnh nền kinh tế của nước đang phát triển. Tồn tại nhiều phương thức tiếp cận khác nhau đối với RTAs, cho dù đó là RTAs Bắc – Nam hay là RTAs Nam – Nam, đặc biệt là đối với các khía cạnh liên quan đến phát triển. Số lượng RTAs đang tăng lên chóng mặt: hiện có 366 RTAs đã được thông báo tại WTO, 214 RTAs đang còn hiệu lực và dự kiến sẽ có 400 RTAs vào năm 2010. Những thế hệ RTAs ra đời sau ngày càng mở rộng phạm vi điều tiết của chúng sang các lĩnh vực phi thương mại mới như đầu tư, cạnh tranh và sở hữu trí tuệ (IP). Nhưng đồng thời một số khía cạnh của tự do hoá thương mại lại không được đưa vào trong RTAs này. Ví dụ hiện hữu nhất là lĩnh vực trợ cấp nông nghiệp. Các khía cạnh như đầu tư và sở hữu trí tuệ đem lại nhiều lợi ích cho các nước phát triển được đưa vào RTAs (kể cả khi chúng bị loại trừ khỏi chương trình nghị sự trong WTO), trong khi những khía cạnh đem lại nhiều lợi ích nhất cho các nước đang phát triển như việc loại bỏ trợ cấp nông nghiệp thì lại bị lờ đi một cách có chủ ý. Sự bùng nổ của RTAs cũng phần nào cho thấy quan hệ mâu thuẫn giữa hệ thống thương mại đa phương với nguyên tắc chủ đạo “không phân biệt đối xử” và RTAs dựa trên nguyên lý phân biệt đối xử. RTAs cũng có thể giúp tăng cường năng lực đàm phán của các nước đang phát triển. Trong đàm phán RTAs các nước đang phát triển cần chú trọng tăng cường áp dụng đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT), tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển của người lao động và cải thiện các biện pháp đền bù thương mại. Về cơ bản, có thể phân loại RTAs thành 3 phạm trù khác nhau: (1) quan hệ đối tác liên kết (các đối tác có quyền lợi tương thích, dựa trên sự phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau và thành viên có trình độ phát triển thấp hơn cũng được hưởng lợi); (2) quan hệ đối tác bắt buộc (một bên đưa ra các điều kiện và bên kia phải chấp nhận hoặc từ chối; và (3) chủ nghĩa khu vực theo cấu trúc (quan hệ đối tác gắn liền với các quan hệ lịch sử, ví dụ như các hiệp định giữa EU và các nước thuộc Châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương (ACP). Tồn tại hai khuynh hướng trái ngược nhau trong RTAs: khuynh hướng thứ nhất là tiếp tục theo đuổi quan hệ đối tác bắt buộc và chủ nghĩa khu vực theo cấu trúc và thứ hai là các nước đang phát triển đấu tranh theo hướng quan hệ đối tác liên kết nhằm tự giải thoát khỏi tình trạng bị yếu thế và bị lợi dụng trong các quan hệ chủ nghĩa khu vực theo cấu trúc. Vấn đề nổi cộm đặt ra hiện nay là việc các quy tắc WTO hạn chế áp dụng đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) dành cho các nước đang phát triển trong RTAs/FTA, bởi Điều XXIV của GATT quy định về tính “có đi có lại”, theo đó các bên trong RTA phải loại bỏ các rào cản đối với “hầu hết toàn bộ thương mại”. Dường như đây là một nghịch lý, bởi RTAs về bản chất là trái ngược với nguyên tắc chủ đạo “không phân biệt đối xử” của GATT/WTO và do vậy, các quy tắc đa phương chỉ nên đưa ra những hạn chế trong thực thi nguyên tắc này, thay vì yêu cầu các bên khi thiết lập một RTA phải “thực thi đầy đủ” hoặc gần như đầy đủ nguyên tắc này. Nếu Điều XXIV không được sửa đổi cho phép đối xử riêng biệt và khác biệt (SDT) trong RTAs, tức là cho phép các nước đang phát triển không phải tiến hành tự do hoá cực độ, các quốc gia này sẽ lâm vào thế bất lợi nghiêm trọng trong RTAs Bắc – Nam. Năng lực sản xuất thấp cũng như năng lực cạnh tranh yếu kém của các nước đang phát triển sẽ gây nhiều khó khăn, rắc rối cho các nước này khi phải mở cửa đột ngột và toàn diện thị trường hàng hoá và dịch vụ của họ cho những công ty khổng lồ nước ngoài. Trong RTAs Bắc – Nam, các nước đang phát triển bị hạn chế tiếp cận thị trường ở những lĩnh vực có lợi nhất bởi sự né tránh từ phía các nước phát triển. Đáng chú ý là vấn đề loại bỏ trợ cấp nông nghiệp đã không được đưa vào bàn đàm phán trong FTAs Bắc – Nam với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản và do vậy rào cản thương mại quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển chẳng hề nào lung lay. Trong các FTA với Hoa Kỳ, những kết quả đạt được từ thương mại hàng dệt may cũng bị hạn chế bởi nhiều rào cản thuế quan không được loại bỏ ngay tức thì và những điều kiện giống kiểu quy tắc “yarn forward” (đối tác thương mại phải sử dụng sợi do họ tự sản xuất hoặc được sản xuất tại Hoa Kỳ) cũng như những quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt khác. Tương tự như vậy, có rất ít lợi ích “WTO +” đạt được từ tiến trình tự do hoá dịch vụ lao động trong FTAs với Hoa Kỳ. Ngược lại, các đối tác đang phát triển bị yêu cầu mở cửa thị trường cực độ, vượt xa khỏi khuôn khổ cam kết về hàng hoá và dịch vụ trong WTO. Những linh hoạt trong WTO như nguyên tắc có đi có lại không đầy đủ và duy trì các mức thuế quan công nghiệp không ràng buộc đều bị loại bỏ hầu hết hoặc hoàn toàn. Trong lĩnh vực dịch vụ, Hoa Kỳ đề xuất sử dụng phương thức tiếp cận “chọn - bỏ” trong FTAs. Phương pháp này có nhiều mặt hạn chế hơn so với phương pháp tiếp cận “chọn - cho” trong WTO. Nhiều linh hoạt khác đối với các nước đang phát triển trong GATS/WTO cũng bị loại bỏ. Phương thức hiện diện thương mại trong thương mại dịch vụ cũng xuất hiện trong chương đầu tư của FTAs với Hoa Kỳ, dẫn đến việc các cam kết dịch vụ này bị đặt dưới cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước sở tại, theo đó các nước đang phát triển có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường thiệt hại khi tịch thu tài sản của nhà đầu tư, bao gồm tịch thu gián tiếp – ám chỉ các quy định của chính phủ khiến cho nhà đầu tư mất đi những khoản lợi nhuận của mình trong tương lai. Thông qua FTAs các nước đang phát triển cũng phải mở cửa thị trường trong lĩnh vực mua sắm chính phủ. Đối với một số nước thị trường này chiếm tới hơn 20% GDP. Chương mua sắm chính phủ trong FTAs vượt xa khỏi khuôn khổ các đề xuất trong WTO. Những đề xuất này vốn chỉ bao trùm các khía cạnh minh bạch hoá chứ chưa đả động gì đến khía cạnh tiếp cận thị trường. Ngay cả khi mua sắm chính phủ bị loại trừ hoàn toàn khỏi Chương trình nghị sự Đôha 2004 tại WTO, thì FTAs lại đưa ra phiên bản tiếp cận thị trường sâu rộng hơn trong lĩnh vực này. FTAs với Hoa Kỳ và EU thường thu hẹp không gian hoạch định chính sách điều hành nền kinh tế của các nước đang phát triển. Ví dụ: các quy định về sở hữu trí tuệ trong FTAs vượt xa khỏi khuôn khổ Hiệp định TRIPS. Tác động tiêu cực đem lại là sự hạn chế trong tiếp cập bí quyết công nghệ (know-how) và dược phẩm có giá cả phải chăng, trong khi không bảo vệ được những kiến thức truyền thống. Về lĩnh vực dịch vụ tài chính, theo FTAs với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các nước đang phát triển tiến hành tự do hoá lĩnh vực này với hi vọng rằng cạnh tranh và hiệu quả sẽ tăng cường khả năng tiếp cận tài chính của những người nghèo. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Một số nghiên cứu gần đây của IMF và UN cho thấy mở cửa lĩnh vực ngân hàng dẫn đến việc các ngân hàng nước ngoài chỉ hớt váng những khách hàng “sộp” nhất của nền kinh tế, vứt lại những khách hàng nghèo hơn và có độ rủi ro cao hơn cho các ngân hàng địa phương, và do vậy làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng địa phương. Ở Mêhicô, sau khi NAFTA có hiệu lực, sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng tăng lên đến 85% vào năm 2000 nhưng các khoản vay dành cho giới doanh nghiệp Mêhicô giảm kịch liệt từ 10% GDP năm 1994 xuống còn 0.3% năm 2000. Về lĩnh vực đầu tư, những quy định trong FTA đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và hoạt động tự do của các nhà đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển và tạo ra một hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế đầy quyền năng bảo vệ sát sao quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều quy định mới về đầu tư trong FTAs làm giảm khả năng đóng góp vào phát triển đất nước của đầu tư nước ngoài. Ở Argentina trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính 2001-2002, 39 nhóm các nhà đầu tư nước ngoài đã đâm đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại và một số đã thành công. Hiện tại các khoản tiền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại còn tồn đọng của Argentina dự tính vào khoảng 18.55 tỷ USD. Đối với thương mại hàng hoá, các nước đang phát triển bị ép buộc phải loại bỏ các rào cản thuế quan nông nghiệp và công nghiệp (trong một số trường hợp phải loại bỏ hoàn toàn). Tuy nhiên, các nước phát triển lại không muốn đàm phán về trợ cấp nông nghiệp – lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm của nhiều nông dân thuộc thế giới thứ ba). Trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển bị yêu cầu phải thực thi các cam kết chỉ để duy trì mức độ tiếp cận thị trường hiện hành của mình. Một nghiên cứu đánh giá tác động cho thấy Columbia trong FTA với Hoa Kỳ có thể bị giảm 57% thu nhập và mất 35% công ăn việc làm trong 9 phân ngành nông nghiệp. Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các nước phát triển đưa ra những điều khoản rất chặt chẽ về sở hữu trí tuệ trong FTAs bởi được vận động hành lang mạnh mẽ từ những ngành như dược phẩm, công nghệ sinh học, phim ảnh và công nghệ thông tin. Một số FTAs không chỉ yêu cầu các nước đang phát triển thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ vượt xa khỏi khuôn khổ Hiệp định TRIPS mà còn phải thông qua một loạt các Hiệp định của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Các phiên đàm phán trong vòng Đôha về RTAs chủ yếu tập trung vào hai loại vấn đề: những vấn đề quy trình thủ tục (nhằm tăng cường tính minh bạch của RTAs và cải thiện cách thức xem xét đánh giá và giám sát RTAs trong WTO) và những vấn đề hệ thống (làm rõ và cải thiện những quy tắc hiện hành trong WTO về RTAs). Đối với các vấn đề quy trình thủ tục, tồn tại một số vướng mắc sau: (1) thiếu một quy trình giám sát hiệu quả RTAs trong WTO; (2) thiếu một báo cáo đánh giá về tính đồng nhất của RTAs hiện hành; (3) nhiều RTA thậm chí chưa thông báo WTO; và (4) thiếu tính minh bạch trong RTAs. Đối với các vấn đề hệ thống, tồn tại một số vướng mắc sau: (1) Tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về Điều XXIV GATT và Điều V GATS (liên quan đến RTAs); (2) Tồn tại nhiều khúc mắc về tính mạch lạc giữa bản thân các quy tắc trong RTAs và giữa những quy tắc này với các điều khoản khác trong WTO (ví dụ, thiếu định nghĩa rõ ràng về khái niệm “hầu hết toàn bộ thương mại” trong Điều XXIV GATT); và (3) Tồn tại những xung đột và trái ngược về mặt thể chế giữa RTAs và hệ thống thương mại đa phương. Theo thông tin từ các quan chức của WTO, Đại hội đồng WTO đã thông qua cơ chế minh bạch dành cho RTAs vào ngày 14/12/2006, theo đó làm rõ các điều khoản về minh bạch hoá của RTAs hiện hành và thiết lập các hướng dẫn và yêu cầu Ban Thư ký WTO chuẩn bị báo cáo về tất cả RTAs đã được thông báo. Tuy nhiên, những vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết. Tại WTO Điều XXIV GATT đã từng được thảo luận, nhưng Điều V GATS lại chưa từng được thảo luận. WTO mới chỉ tập trung thảo luận về định nghĩa khái niệm “hầu hết toàn bộ thương mại”, tập trung vào một số điểm căn bản và các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT), tuy nhiên vẫn chưa đạt được bất cứ kết quả khả quan nào. Đặc biệt, còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược về mức độ áp dụng các SDT trong Điều XXIV. Trong khi các nước ACP muốn đưa SDT vào Điều XXIV GATT dưới hình thức các cam kết đơn phương và thời gian thực hiện giai đoạn chuyển đổi, một số thành viên WTO khác vẫn còn nhiều do dự và ý kiến trái ngược. Tài liệu tham khảo: Kết quả Hội nghị chuyên đề UNCTAD về hệ thống thương mại đa phương và RTAs/FTAs . Tự do Song phương (FTAs) & các Thoả thuận Thương mại khu vực (RTAs) Một thoả thuận thương mại tự do giữa các nước đang phát triển có thể giúp tăng cường hợp tác khu vực giữa các nước này. Tuy. thoả thuận thương mại tự do song phương (FTAs) Bắc – Nam là các thoả thuận, theo đó một nước có trình độ phát triển kinh tế vượt trội có thể thông qua hàng hoá và các doanh nghiệp của mình thống. triển thực thi các cam kết về sở hữu trí tu vượt xa khỏi khu n khổ Hiệp định TRIPS mà còn phải thông qua một loạt các Hiệp định của Tổ chức Sở hữu Trí tu Thế giới (WIPO). Các phiên đàm phán

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan