SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐĂK LĂK MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/11/2010 Đề thi có 2 trang 6 câu Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào 3 địa điểm dưới đây: Địa điểm Vĩ độ Hà Nội 21 0 01’B Buôn Ma Thuột 12 0 41’B Thành phố Hồ Chí Minh 10 0 47’B a) Hãy tính ngày, tháng trong năm Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột. b) Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột. Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thế giới năm 1999 và 2005. (Đơn vị: %) Năm Chia ra các nhóm nước Các nước đang phát triển Đông Âu, Nga và SNG Các nước phát triển 1999 31,9 13,2 54,9 2005 34,4 13,0 52,6 Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu tiêu thụ năng lượng của các nhóm nước trên thế giới trong thời gian trên. Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu thống kê về nhiệt độ và lượng mưa của Trạm khí tượng Cà Mau dưới đây: Cà Mau. 9 0 10’B, 105 0 10’Đ Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (t 0 C) 24,9 25,4 26,6 27,6 27,4 27,1 27,0 26,8 26,8 26,5 26,2 25,5 Lượng mưa (M mm ) 18 9 32 97 290 306 330 343 337 332 170 88 Em hãy: a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của khu vực Cà Mau. b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt, chế độ mưa của khu vực trên. 1 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 5: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a) Phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ. b) Đặc điểm phân bố trên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu 6: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Chứng minh sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm nhanh. b) Nêu nguyên nhân làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên và các giải pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay. Hết *Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục) trong quá trình làm bài. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐĂK LĂK ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Ngày thi: 12/11/2010 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: 3,0 a)Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột. -Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc độ: 23 0 27’ = 1407’. Vậy trong một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc là: 1407’ : 93 ngày = 15’08” = 908” -Số ngày Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ Xích đạo đến Buôn Ma Thuột, vĩ độ 12 0 41’B = 761’ = 45660” là: 45660 : 908 = 50 ngày -Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột lần thứ nhất: 21/3 + 50 ngày = 10/5 -Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột lần thứ hai: 0,5 0,5 0,5 0,5 2 23/9 - 50 ngày = 4/8 (*Cho phép sai số 1 ngày) b)Tính góc nhập xạ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh -Tại Hà Nội: Áp dụng biểu thức: h A = 90 0 - + Thay số: h A = 90 0 - 21 0 01’ + 12 0 41’ h A = 81 0 40’ -Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Áp dụng biểu thức: h A = 90 0 + - h A = 90 0 + 10 0 47’ - 12 0 41’ h A = 88 0 06’ 0,5 0,5 Câu 2: 2,0 -Nhận xét: +Cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên thế giới rất khác nhau giữa các nhóm nước +Các nước phát triển tiêu thụ hơn 1/2 năng lượng toàn cầu (54,9% năm 1999 và 52,6% năm 2005) +Từ năm 1999 đến 2005, mức tiêu thụ năng lượng các nước Đông Âu, Nga và SNG khá ổn định. Mức tiêu thụ năng lượng của các nước đang phát triển có tăng lên nhưng không đáng kể. -Giải thích: +Mức tiêu thụ năng lượng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một nước hay một nhóm nước. +Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thế giới thể hiện rõ nét sự phân hóa kinh tế giữa các nhóm nước +Do đẩy mạnh công nghiệp hóa những năm gần đây của các nước đang phát triển đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng nhưng không đáng kể (34,4% so với 31,9%) 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 Câu 3: 4,0 -Thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồi núi: +Khoáng sản: Tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, pyrit, niken, crôm, vàng ) lẫn ngoại sinh (bôxít, than đá, đá vôi, vật liệu xây dựng ). Đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. +Rừng và đất rừng: Rừng giàu có về thành phần loài, là cơ sở để phát triển lâm - nông nghiệp nhiệt đới. +Các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh (trồng trọt và chăn nuôi) đồng thời góp phần làm đa dạng sản phẩm nông nghiệp với các loài cận nhiệt và ôn đới. +Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn (Sông Đà, sông Xê san, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai ) +Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái (Đà lạt, Sapa ). -Các mặt hạn chế: +Địa hình chia cắt mạnh gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế. +Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên thường xẩy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, đất trượt. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 +Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt 0,5 Câu 4: 4,0 a)Vẽ biểu đồ: Lượng mưa Nhiệt độ *Yêu cầu: -Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (các dạng khác không cho điểm) -Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và thẩm mỹ -Có ghi tên biểu đồ, ký hiệu, giá trị và đơn vị đại lượng b)Nhận xét và giải thích *Nhận xét: -Nét nỗi bật của khí hậu khu vực Cà Mau là sự khác biệt giữa hai mùa mưa và khô do hệ quả của hoàn lưu gió mùa -Chế độ nhiệt +Nhiệt độ cao nhất: 27,6 0 C, tháng 4 +Nhiệt độ thấp nhất: 24,9 0 C, tháng 1 +Biên độ nhiệt: 2,7 0 C -Chế độ mưa: Có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt +Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 đạt 343 mm +Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tháng khô nhất là tháng 2 chỉ 9 mm *Giải thích: -Chế độ nhiệt: Cà Mau ở vĩ độ 9 0 10’B nên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng đều quanh năm (>24 0 C) -Chế độ mưa: +Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 do chịu tác động trực tiếp của khối khí gió mùa hạ (hướng Tây Nam) và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông +Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 do chịu ảnh hưởng của gió Tín phong nữa cầu Bắc (hướng Đông và Đông Bắc). 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: 3,0 4 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Cà Mau a)Phân tích sự phân bố dân cư theo lãnh thổ. -Mật độ dân số trung bình nước ta là 257 người/km 2 (năm 2007) nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng. -Phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du, miền núi. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng tập trung đến 75% dân số. (Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km 2 trong khi vùng Tây Bắc chỉ 69 người/km 2 ). -Ngay trong nội bộ vùng đồng bằng, trung du miền núi cũng có sự chệch khá lớn (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km 2 trong khi đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 429 người/km 2 . Vùng Đông Bắc 148 người/km 2 còn Tây Bắc 69 người /km 2 ). -Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. 72,5% dân cư tập trung nông thôn (năm 2007). -Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều ở nước ta là do: Lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên đất đai, nguồn nước (phân tích) b)Ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội -Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. -Dân số tập trung đông ở đồng bằng và nhất là đô thị tạo ra sức ép lên nền kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm, nhà ở, giao thông, y tế, giáo dục 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6: 4,0 a) Chứng minh sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao và đang suy giảm: -Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện: +Hệ sinh thái rừng phong phú như: Rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng ôn đới núi cao +Hệ thực vật nước ta đạt đến 14.500 loài, trong đó có những loài quý hiếm và đặc hữu (lim, giáng hương, pơmu, thông nước ). +Hệ động vật phong phú với trên 300 loài thú, 830 loài chim, 400 loài bò sát và hơn 2500 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: tê giác, voi, sao la, sếu đầu đỏ, yến, đồi mồi -Sự suy giảm số lượng loài thể hiện +Thực vật có trên 500 loài bị mất dần và 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng +Động vật có 62 loài thú, 29 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng. 90 loài cá, 96 loài thú và 57 loài chim có số lượng giảm nhanh. b)Nguyên nhân và giải pháp -Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật: +Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nhanh. Từ 14,3 triệu ha (1943) xuống còn 10,3 triệu ha (năm 2005). +Nhiều loài sinh vật bị khai thác quá mức +Tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí ngày càng cao. -Giải pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học: +Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên +Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quý hiếm +Quy định việc khai thác nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 Hết 5 . ĐĂK LĂK MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/11/2010 Đề thi có 2 trang 6 câu Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào 3 địa điểm dưới đây: Địa điểm Vĩ. dân số trung bình nước ta là 257 người/km 2 (năm 2007) nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng. -Phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du, miền núi. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng. 69 người /km 2 ). -Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. 72,5% dân cư tập trung nông thôn (năm 2007). -Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều ở nước ta là do: Lịch sử định cư,