SỞ GD&ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG PTDT NT SÔNG MÃ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 02 / KHNT - THCS Sông Mã, ngày 25 tháng 8 năm 2010. KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG I, NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Căn cứ chỉ thị 14/ 2001của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình phổ thông, thực hiện nghị quyết 40/ 2000 QH 10 và nghị quyết 41/ 2000 QH 10 của Quốc hộikhoá X về PCGD THCS đến năm 2010. - Căn cứ vào quyết định số: 49/ 2008/ QĐ-BGDĐT ngày 25/ 8/ 2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT Nội trú. - Căn cứ vào điều lệ trường trung học. - Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường phấn đấu đến năm 2010 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. - Căn cứ vào cơ sở vật chất và kế hoạch năm học 2010 - 2011 của nhà trường. II, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1, Thuận lợi. - Tình hình kinh tế địa phương tương đối ổn định và ngày càng phát triển, Huyện uỷ- HĐND - UBND huyện thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. - Giáo viên hầu hết trẻ, khoẻ, nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo học sinh lao động. - Đội ngũ BGH có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo. - Đối với học sinh hầu hết là học sinh người dân tộc thiểu số đã quen với việc lao động phổ thông, các em đều có sức khoẻ tốt. - Kế hoạch đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2010 là động lực thúc đẩy công tác lao động tốt hơn. 2, Khó khăn. - Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu các em đều ở độ tuổi 11 đến 14 không làm được những việc nặng. - Học sinh học hai buổi nên việc bố trí thời gian lao động gặp nhiều khó khăn. - Nhà trường đang trong thời kì xây dựng trường chuẩn quốc gia kế hoạch luôn bị thay đổi nên rất khó khăn cho công tác chỉ đạo. III, KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ HƯỚNG NGHIỆP CỦA NHÀ TRƯỜNG. 1, Lý thuyết chung. A, Mục đích: - Góp phần tích cực vào việc đào tạo học sinh, đào tạo con người mới theo nguyên tắc, đường lối giáo dục của đảng. Thông qua lao động học sinh được mở rộng kiến thức, 1 thấy được tác dụng, ý nghĩa của việc học, rèn luyện cho học ý thức trách nhiệm với công việc được giao. - Thông qua lao động, kết hợp giáo dục lao động giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức,giáo dục thể chất, tinh thần nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện trở thành con người lao động mới có ích cho xã hội. - Rèn luyện cho học sinh thói quen tốt trong lao động. Kết hợp rèn luyện kỹ năng vừa lao động chân tay, vừa lao động trí óc, hiểu được giá trị của lao động. B, Yêu cầu. - Yêu cầu nhận thức đúng về tình cảm, thái độ, phẩm chất đạo đức của người lao động mới, có tinh thần làm chủ tập thể, thái độ coi trọng lao động, ý thức trách nhiệm lao động. - Nắm vững tính chất cơ bản và giá trị sử dụng các nguyên liệu, vật liệu, ý thức tiết kiệm trong khi lao động. - Có ý thức bảo vệ của công khi lao động. Biết sử dụng thành thạo công cụ lao động phổ thông. - Phần hoạt động lao động phù hợp với chương trình học và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh. - Lao động phải đảm tính thực tiễn và có hiệu quả. - Lao động phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nghề, giáo dục với lao động hướng nghiệp. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động về người và tài sản. 2, Nội dung, biện pháp và các chỉ tiêu. A, Nội dung. * Lao động nội trú. - Thời gian : Lao động vào các buổi sáng trong tuần. (từ 5h30’ đến 6h 30’) - Phân công địa điểm cho các lớp: + Lớp 9A : Xung quanh nhà nội trú. + Lớp 9B: Xung quanh nhà 2 tầng cũ, kể cả cầu thang. + Lớp 8A : Sân trước cửa nhà ăn và xung quanh nhà BGH, cả cầu thang và hành lang tầng 2. + Lớp 8B : Sân bê tông nhà vệ sinh và hệ thống nước. + Lớp 7A : Sân trường chính (dọc theo mép sân bê tông), khu nhà xe và cổng trường. + Lớp 7B : Sân bóng truyền học sinh, khu nhà bảo vệ. + Lớp 6A : Một nửa sân phía sau lớp học ( nhà 2 tầng mới) giáp nhà nội trú. + Lớp 6B : Nửa sân còn lại sau lớp học giáp 6A , tới vườn rau. - Nội dung lao động nội trú : dẫy dọn và làm vệ sinh sạch sẽ hàng ngày khu vực được phân công. * , Lao động tu sửa trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, hướng nghiệp. - Thời gian : Tuỳ theo tình cụ thể phân thời gian lao động sẽ thông báo theo lịch lao động. - Nội dung cần làm trong năm học: 2 + Tu sửa lại và trồng mới cây ở các bồn hoa. + Làm vườn cây thuốc nam. + Sửa chữa nhà bếp, nhà ăn, lớp học nhà nội trú. + Tu sửa, bảo dưỡng, sử dụng hợp lý công trình vệ sinh, hầm Bi - Ô - Ga, chuồng lợn, tường rào và CSVC khác, phục vụ cho dạy và học trong nhà trường. + Làm đường bê tông đi xuống nhà ăn. + Làm vườn rau cho học sinh nội trú. + Trồng cây ăn quả và các loại cây khác trong và xung quanh trường. + Sửa chữa các phòng ở nhà nội trú, hệ thống dây mắc màn, dây phơi cho học sinh. + Thường xuyên sửa chữa, tu bổ mua sắm thay thế các thiết bị điện và các thiết bị vật dụng khác phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. + Tham gia các loại hình lao động công ích, lao động xã hội. + Tổ chức các buổi lao động cải tạo quang cảnh, môi trường xanh - sạch - đẹp trong khuôn viên của nhà trường. B, chỉ tiêu phấn đấu : * Chỉ tiêu: - Thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - 100% chấp hành tốt nội qui, qui chế lao động. - 100% đảm bảo an toàn lao động. - 100% chấp hành tốt sự phân công lao động. - 100% hoàn thành công việc được giao. - Chăn nuôi đạt kg lợn hơi trở lên, trồng rau mỗi lớp đạt kg rau, củ, quả tươi trở lên. * ý kiến và chỉ tiêu bổ sung: C, Giải pháp thực hiện. - Xây dựng kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, có sự điều tiết hợp lý, đảm bảo kế hoạch có tính khả thi cao. - Huy động nguồn nhân lực từ CB-GV và học sinh trong nhà trường tham gia. - Huy động tận dụng về thời gian lao động. - Sắp xếp công việc, bố trí lao động hợp lý nhằm đạt hiệu quả lao động cao nhất. - GVCN xem kế hoạch lao động vào thứ 2 hàng tuần. (Nếu có thay đổi sẽ thông báo sau), để chỉ đạo và giám sát việc lao động của lớp mình. - Giao khoán công việc cụ thể, đánh giá và nghiệm thu kết quả lao động thông qua các tiêu chí sau: + ý thức tổ chức kỷ luật lao động + Hiệu quả công việc + An toàn lao động. 3 - Khen, chê, thưởng, phạt công minh, đánh giá, xếp loại chính xác công khai, công bằng. - Liên hệ phối hợp với tổ dân phố, Đoàn thanh niên, UBND Thị trấn và các đơn vị liên quantổ chức và tham gia các hoạt động lao động hướng nghiệp, lao động kỹ thuật, giáo dục ý thức lao động cho học sinh. - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với lao động hướng nghiệp, lý thuyết với thực hành lao động, lao động nghề. IV, THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1, cơ cấu tổ chức. - Trưởng ban: Phó hiệu trưởng Đoàn Hùng Tuyến. - Phó ban : Lương Thị Thuỷ (tổ trưởng tổ phục vụ) - Uỷ viên : Các giáo viên chủ nhiệm và Đ/c: Nguyễn Đức Đoàn- bảo vệ nhà trường. 2, Phân công nhiệm vụ. - Trưởng ban : Lên kế hoạch lao động hàng tuần, tổ chức thực hiện kế hoạch. - Phó ban : Tham mưu cho trưởng ban, giám sát việc thực hiện kế hoạch. - Các uỷ viên : Trực tiếp chỉ đạo học sinh thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả lao động với trưởng, hoặc phó ban. 3, Kế hoạch từng tháng. - Tháng 8/2010 + Tổng vệ sinh toàn trường, đảm bảo cảnh quan phù hợp với năm học mới - Tháng 9/2010. * Kế hoạch: + Xây dựng và triển khai kế hoạch trong toàn trường. + Tu sửa trường lớp, kê, dọn sắp xếp bàn ghế các phòng học. + Trang trí lớp học. Tu sửa bồn hoa, xây dưng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp + Làm vườn thuốc nam. Phân công khu vực vệ sinh nội trú. + Tiếp tục xây dựng công trình vệ sinh, sửa chữa nhà ăn, nhà nội trú của học sinh. + Phân công lao động hàng tuần, duy trì nề nếp lao động nội trú hàng ngày. + Phân công kiểm kê tài sản đầu năm. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: 4 - Tháng 10 / 2010. * Kế hoạch: + Duy trì nề nếp lao động nội trú, vệ sinh trường lớp. + Dọn hố rác, làm vườn rau, vườn thuốc nam, chăm sóc bồn hoa, trồng hoa. + Tu sửa bàn ghế, lớp học, nhà ở, các thiết bị, CSVC khác phục vụ các cho các hoạt động khác của nhà trường. + Nhận bàn giao và đưa vào sử dụng công trình vệ sinh. Phân công giao khoán việc sử dụng, bảo quản giữ gìn vệ sinh nhà vệ sinh cho các lớp. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: - Tháng 11 / 2010. * Kế hoạch: + Duy trì lao động nội trú, nề nếp vệ sinh trường lớp. + Cải tạo mặt bằng làm vườn rau. + Trồng mới và chăm sóc vườn cây thuốc nam. + Tu sửa và bảo dưỡng công trình vệ sinh. + Mua sắm thêm các thiết bị điện v.v… * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: - Tháng 12 / 2010. * Kế hoạch: + Duy trì các loại hình lao động nội trú, làm vườn rau, vệ sinh trường, lớp. Chăm sóc, tu bổ vườn cây thuốc nam. +Tu sửa bàn ghế, các thiết bị khác hỏng cần thay thế. + Hưởng ứng phong trào thi đua giữ gìn môi trường xanh – sạch - đẹp. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: 5 - Tháng 1 / 2011. * Kế hoạch: + Duy trì các loại hình lao động nội trú, làm vườn rau, vệ sinh trường, lớp, nhà ăn. Chăm sóc, tu bổ, trồng mới các loại cây thuốc nam. + Tăng cường công tác giữ gìn bảo quản CSVC nhà trường. Sửa chữa, thay thế kịp thời các thiết bị hỏng. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: - Tháng 2 / 2011. * Kế hoạch: + Duy trì nề nếp các hoạt động lao động đã có. + Tiếp tục phong trào trồng cây ăn quả xung quanh trường. + Tu sửa , thay thế các thiết bị hỏng. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: - Tháng 3 / 2011. * Kế hoạch: + Tiếp tục duy trì các hoạt động lao động đã có. + Tiếp tục trồng rau, trồng cây ăn quả quanh trường. + Sửa chữa, bảo dưỡng bàn ghế, thiết bị, CSVC khác phục vụ các hoạt động của nhà trường. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: 6 Tháng 4 / 2011. * Kế hoạch: + Tiếp tục các hoạt động của tháng 3. + Chuẩn bị tổng kiểm kê CSVC nhà trường. * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: Tháng 5 /2011. * Kế hoạch: + Lao động trồng cây ngày 19/5 theo kế hoạch của huyện.Chuẩn bị các hoạt động bảo vệ và xây dựng CSVC trong hè. + Tổng kiểm kê CSVC . + Làm hồ sơ thanh lý thiết bị hỏng. (nếu có) + Lập kế hoạch lao động và xây dựng CSVC cho năm học 2011-2012 . * ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu bổ sung: TM. BAN GIÁM HIỆU PHÓ HIỆU TRƯỞNG -TRƯỞNG BAN Đoàn Hùng Tuyến 7 8 . quen với việc lao động phổ thông, các em đều có sức khoẻ tốt. - Kế hoạch đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2010 là động lực thúc đẩy công tác lao động tốt hơn. 2, Kh kh n. - Nguồn lao động dồi. vật liệu, ý thức tiết kiệm trong khi lao động. - Có ý thức bảo vệ của công khi lao động. Biết sử dụng thành thạo công cụ lao động phổ thông. - Phần hoạt động lao động phù hợp với chương trình. người lao động mới có ích cho xã hội. - Rèn luyện cho học sinh thói quen tốt trong lao động. Kết hợp rèn luyện kỹ năng vừa lao động chân tay, vừa lao động trí óc, hiểu được giá trị của lao động.