Phòng giáo dục và đào tạo Đề thi chọn giáo viên dạy giỏi THCS Huyện Kim bôi Năm học 2010-2011, Môn: Ngữ văn Đề chính thức (Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 03 tháng 3 năm 2011 Câu 1: ( 3 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi: Trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều nhờ Thúy Vân chắp mối duyên tình cùng Kim Trọng, Nguyễn Du viết: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ tha. ? Hãy tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ in đậm trên. So sánh để thấy đợc giá trị đặc sắc trong cách dùng từ của Nguyễn Du. Câu 2: (2 điểm) Tìm thêm các từ cùng trờng nghĩa với: cho, biếu, tặng và giải thích sắc thái nghĩa của các từ đó. Câu 3: (2 điểm) Tìm và sửa lỗi các câu sau ( sửa lỗi bằng nhiều cách): - Qua bản báo cáo của ông ấy làm cho chúng ta thấy rõ công việc còn nhiều khó khăn. - Tình cảm đầu tiên khi chúng em nhìn thấy các anh ấy là sự ngạc nhiên. Câu 4: (2 điểm)Tìm và phân tích giá trị của các phép tu từ nổi bật trong các câu sau: a/ Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lợc chải vào mây xanh. b/ Trong đạn bom đổ nát Bừng tơi nụ ngói hồng. c/ Em thấy cơn ma rào Ướt tiếng cời của bố. d/ Chất trong vị ngọt mùi hơng Lặng thầm thay những con đờng ong bay. (* Các câu trên đều trích trong sách Tiếng Việt cấp Tiểu học) Câu 5: (3 điểm) Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9 tập 1) hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả ngời của Nguyễn Du. Câu 6: (2,5 điểm) Liệt kê các nguyên tắc của việc dạy học tác phẩm văn chơng trong nhà trờng phổ thông. Câu 7: (2,5 điểm) Đồng chí hãy giải thích tại sao có thể nói: Bản chất công việc dạy văn của ngời thầy là một lao động sáng tạo, lao động này vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Câu 8: (3 điểm) Tính phi ngã đợc thể hiện nh thế nào trong việc khắc họa hình tợng nhân vật trong thơ văn cổ trung đại? Hết * Chú ý: - Thí sinh không đợc sử dụng tài liệu, không đợc trao đổi khi làm bài. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Đơn vị công tác: Hớng dẫn chấm môn Ngữ Văn Câu 1: (3 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi: Trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều nhờ Thúy Vân chắp mối duyên tình cùng Kim Trọng, Nguyễn Du viết: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ tha. Hãy tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ in đậm trên. So sánh để thấy đợc giá trị đặc sắc trong cách dùng từ của Nguyễn Du. Hớng dẫn trả lời: Trong cơn gia biến giữa hiếu và tình, Kiều tôn thờ cả hai và muốn vẹn đôi đờng. Dù đã bán mình chuộc cha, Kiều còn nhờ Thúy Vân chắp mối duyên tình cùng Kim Trọng: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ tha. - Cậy đồng nghĩa với nhờ, phiền ; chịu (lời) tơng đơng với: bằng lòng, nhận lời, đồng ý (1 điểm) - Từ cậy với ý: Kiều hoàn toàn nhờ vả, cậy trông, phó thác cho Vân, với niềm tin tởng tuyệt đối Vân sẽ đáp lại. Hơn nữa nàng đã hạ mình thấp hơn em mong có một sự chở che, ban ơn. Chắc chắn rằng Vân sẽ khó lòng từ chối. (1 điểm) - Chịu : là bằng lòng cho dù Vân không muốn, không thích. Dù có vì: cốt nhục tình thâm mà chấp nhận thì Vân vẫn là ngời thiệt thòi trong cuộc hôn nhân bất đắc dĩ này. Dùng từ chịu, Kiều muốn chia sẻ sự mất mát, thiệt thòi, hy sinh của Vân. (1 điểm) ->Bởi vậy, không một từ đồng nghĩa nào có thể thay thế đợc 2 từ đó. Câu 2: (2 điểm) Tìm thêm các từ cùng trờng nghĩa với: cho, biếu, tặng và giải thích sắc thái nghĩa của các từ đó. Hớng dẫn trả lời: - Cho: đa vật của mình cho ngời khác sử dụng mà không cần trả lại hoặc không cần trao đổi bằng vật khác. - Biếu: khác với cho về sắc thái: kính trọng. - Tặng: khác với cho về sắc thái: thân mật, gần gũi. Tìm thêm ít nhất đợc 4 từ, mỗi từ 0,5 điểm: - Tiến: dùng chỉ hành động đối với Vua. (0,5 điểm) - Hiến: Nói đến một việc ( hành động) quang vinh, cao cả.(0,5 điểm) - Dâng: thái độ kính cẩn với bề trên. (0,5 điểm) - Thí (bố thí): thái đội khinh miệt với kẻ dới. (0,5 điểm) - Câu 3: (2 điểm) Tìm và sửa lỗi các câu sau ( có thể bằng nhiều cách): - Qua bản báo cáo của ông ấy làm cho chúng ta thấy rõ công việc còn nhiều khó khăn. - Tình cảm đầu tiên khi chúng em nhìn thấy các anh ấy là sự ngạc nhiên. Hớng dẫn trả lời: - Qua bản báo cáo của ông ấy làm cho chúng ta thấy rõ công việc còn nhiều khó khăn. -> Câu thiếu chủ ngữ (lỗi ngữ pháp). Chữa bằng 3 cách: + Cách 1: bỏ từ Qua mất trạng ngữ , (bản báo cáo sẽ là chủ ngữ) + Cách 2: bỏ từ của - ông ấy sẽ là chủ ngữ. + Cách 3: bỏ làm cho- chúng ta sẽ là chủ ngữ. (1 điểm) - Tình cảm đầu tiên khi chúng em nhìn thấy các anh ấy là sự ngạc nhiên. -> Dùng sai từ: Tình cảm dùng không đúng nghĩa (lỗi dùng từ). Bởi: + sự ngạc nhiên không thể là tình cảm + Mới gặp lần đầu cha thể là tình cảm. Chữa bằng cách thay các từ: cảm xúc, ấn tợng (1 điểm) Câu 4: (2 điểm)Tìm và phân tích giá trị của các phép tu từ trong các câu sau: Hớng dẫn trả lời: a/ Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lợc chải vào mây xanh. - Phép tu từ so sánh: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao/ Tàu dừa - chiếc lợc chải vào mây xanh. Không dùng quan hệ từ mà dùng lối ngắt giọng (gạch ngang) để tạo nên hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Hình ảnh vừa đúng, vừa đẹp, vừa lạ (0,5 điểm) b/ Trong đạn bom đổ nát Bừng tơi nụ ngói hồng. - Phép tu từ ẩn dụ: nụ ngói hồng (B) chỉ ngôi nhà mới lợp ngói đỏ tơi (A) , nụ ngói hồng là cách so sánh ngầm giữa ngôi nhà lợp ngói đỏ với nụ hoa. Làm nổi bật ý thơ rất đẹp: đối lập với đổ nát do bom đạn gây ra là những công trình xây dựng đẹp nh hoa, thể hiện sức sống mạnh mẽ của nhân dân ta. (0,5 điểm) c/ Em thấy cơn ma rào Ướt tiếng cời của bố. - Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ướt thuộc xúc giác kết hợp với tiếng cời thuộc thính giác, tạo cảm giác lạ lùng, thú vị, hình ảnh vừa sinh động, vừa lãng mạn. Thể hiện sự lạc quan của ngời bố nơi chiến trờng. (0,5 điểm) d/ Chất trong vị ngọt mùi hơng Lặng thầm thay những con đờng ong bay. - Phép tu từ đảo ngữ: Lặng thầm thay có tác dụng nhấn mạnh vào cảm xúc trong hành trình của bầy ong. (0,5 điểm) Câu 5: (3 điểm) Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9 tập 1) hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả ngời của Nguyễn Du. Hớng dẫn trả lời: - Dùng bút pháp ớc lệ tợng trng, lí tởng hóa vẻ đẹp của Kiều và Vân . Nghệ thuật ớc lệ không rơi vào lối chung chung, sáo mòn, công thức mà gợi tả mỗi ngời một vẻ . (1 điểm) - Nguyễn Du tả Vân trớc, Kiều sau. Cực tả vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nền tôn lên vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Thúy Kiều (họa vân kiến nguyệt) (1 điểm) - Tả ngời không cốt tả hình dáng, đờng nét con ngời mà cốt tả vẻ đẹp. Thế nhng qua đó, con ngời lại hiện lên rất rõ, với tính cách riêng,dự báo tơng lai số phận. Ngời ta thờng nói với khuông trăng đầy đặn tuyết nhờng mây thua Vân là ngời hiền lành, phúc hậu, sẽ có cuộc sống bình lặng suôn sẻ. Kiều là ngời sắc sảo mặn mà , với sắc đẹp hoa phải ghen, liễu phải hờn , sẽ có một cuộc đời đầy trắc trở , một số phận éo le. (1 điểm) Câu 6: (2,5 điểm) Liệt kê các nguyên tắc của việc dạy học tác phẩm văn chơng trong nhà trờng phổ thông. Hớng dẫn trả lời: - Dạy văn phải gắn chặt với đặc trng bộ môn: Chủ yếu là chú ý đến đặc trng thể loại, thể hiện cách chiếm lĩnh hiện thực của nhà văn. Nó quy định cách cấu tạo tác phẩm, quy định cách cảm thụ tác phẩm, cách dạy tác phẩm. (0,5 điểm) - Dạy văn phải gắn chặt với đời sống: Phải cho học sinh tiếp xúc với đời sống sản sinh ra tác phẩm vì đời sống là cội nguồn, là điểm xuất phát để tác phẩm phản ánh (hiện thực 1) . Chú ý đến đời sống đợc phản ánh - đơi sống trong tác phẩm (hiện thực 2). Phải hớng tới đời sống mà tác phẩm tác động - đời sống hiện tại ( hiện thực 3) (0,5 điểm) - Dạy văn phải phát huy đợc vai trò chủ động, tích cực của chủ thể học sinh: (0,5 điểm) - Dạy văn trong mối quan hệ liên kết của các bộ môn (0,5 điểm) - Biết phối hợp các phơng pháp trong quá trình dạy học văn: lựa chọn 1 hệ thống các phơng pháp, làm sao pahir huy động đợc tổng hợp sức mạnh của các phơng pháp để tạo nên 1 tiềm lực tác động đạt đợc mục đích. (0,5 điểm) Câu 7: (2,5 điểm) Đồng chí hãy giải thích tại sao có thể nói: Bản chất công việc dạy văn của ngời thầy là một lao động sáng tạo, lao động này vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Hớng dẫn trả lời: - Công việc của ngời thầy là lao động sáng tạo bởi ngay trong quá trình phân tích tác phẩm , ngời giáo viên đã dự cảm trớc đợc những điều gì sẽ sảy ra trong quá trình tiếp nhận của học sinh. (0,5 điểm) - Mang tính khoa học ở chỗ: ngời thầy phải cân đối cả 2 mặt: tự duy khoa học và t duy nghệ thuật. Trong đó, t duy khoa học chiếm u thế trong quá trình phân tích, giảng giải, bình giá tác phẩm, phải dựa trên những quy luật sáng tác và quy luật tiếp nhận mà giảng dạy; phải nắm vững kiến thức về lý luận văn học, văn học sử để lồng vào tác phẩm văn học. Khi phân tích, đánh giá tác phẩm văn học phải đứng trên các quan điểm khoa học. (1 điểm) - Mang tính nghệ thuật ở chỗ: Ngời thầy biết tổ chức kiến thức, biết hớng dẫn học sinh biết chiếm lĩnh tác phẩm cho phù hợp với đặc trng thể loại. Nghệ thuật của ngời thầy là nghệ thuật diễn đạt nên phải chuẩn bị vốn ngôn ngữ sao cho chuẩn xác, không thừa, không thiếu, không lặp. Thầy là ngời bắc cầu nối giữa văn bản với học sinh, định hớng cho HS t duy, khai thác tác phẩm đúng hớng. (1 điểm) Câu 8: (3 điểm) Tính phi ngã đợc thể hiện nh thế nào trong việc khắc họa hình tợng nhân vật trong thơ văn cổ trung đại? Hớng dẫn trả lời: + Ngã: ta, tôi (muốn nói đến : cá tính, cá thể) (0,5 điểm) + Do quan niệm khắc kỷ phục lễ (tự kiềm chế để phục tùng lễ giáo) nên các nhân vật đợc xây dựng bị coi nhẹ phần cá tính sinh động, mọi hành động đều phải tuân theo các quy định về luân lý. Cá tính bị lấn át, cái chung đợc lý tởng hóa đến mức cao độ; hình tợng mang tính công thức, cách miêu tả mang tính ớc lệ. (1điểm) + Trong thơ cổ điển: thiếu vắng đại từ : tôi , trong câu thơ thờng thiếu chủ thể, lời nói mang tính siêu cá thể (siêu=không), mang tính tổng quát. (0,5 điểm) + Cảm nhận về thế giới của con ngời trong thơ cổ: vũ trụ tuần hoàn vô định, con ngời có thể nhìn thấy ở trong vũ trụ nên miêu tả vũ trụ chính là miêu tả mình. Nên xuất hiện các loại thơ tức cảnh sinh tình- qua thiên nhiên để miêu tả mình. Vì vậy con ngời có cảm giác ung dung, tin tởng, tĩnh tại, cảm nhận đợc sự vần xoay của vũ trụ nên không sợ hãi, hốt hoảng (chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết ) (0,5 điểm) + Sử dụng những hình ảnh ớc lệ . Trớc sau nào thấy bóng ngời/Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông. (0,5 điểm) . giáo dục và đào tạo Đề thi chọn giáo viên dạy giỏi THCS Huyện Kim bôi Năm học 2010-2011, Môn: Ngữ văn Đề chính thức (Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 03 tháng 3 năm. khó khăn. -> Câu thi u chủ ngữ (lỗi ngữ pháp). Chữa bằng 3 cách: + Cách 1: bỏ từ Qua mất trạng ngữ , (bản báo cáo sẽ là chủ ngữ) + Cách 2: bỏ từ của - ông ấy sẽ là chủ ngữ. + Cách 3: bỏ làm. phẩm văn chơng trong nhà trờng phổ thông. Hớng dẫn trả lời: - Dạy văn phải gắn chặt với đặc trng bộ môn: Chủ yếu là chú ý đến đặc trng thể loại, thể hiện cách chiếm lĩnh hiện thực của nhà văn.