1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch tổ chức NGLL

4 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 52 KB

Nội dung

HỘI ĐỒNG ĐỘI TÂY GIANG LIÊN ĐỘI TRƯỜNG PTDTNT TÂY GIANG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TIẾT HĐGD NGLL LỚP 9 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN A CHUẨN BỊ HỌC SINH : - 4 tổ sẽ làm thành 4 đội đặt tên đội theo chủ điểm. Mỗi đội chọn 1 đội kịch , 1 đội chơi gồm 4 người , 1 BGK / 1 tổ - chuẩn bị các bài hát theo chủ điểm , kiến thức - Chọn 1 nam 1nữ làm MC GIÁO VIÊN : Chuẩn bị câu hỏi , Bảng điểm , Ô chữ , Ô nhạc và các tài liệu khác - Chuẩn bị các phần quà , phần thưởng B TIÊN HÀNH HOẠT ĐỘNG : I. KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp hát tập thể bài “Nối vòng tay lớn” Nhạc và lời Trịnh công Sơn, chào đón đại biểu +GVCN - Tuyên bố lí do: Thông qua chương trình 1.Ổn định tổ chức,tuyên bố lí do. 2.Giới thiệu đại biểu. 3.Giới thiệu các đội chơi. 4.Tiến hành sinh hoạt hội thi giữa các tổ. 5.Ý kiến phát biểu của đại biểu, GVCN. II TỔ CHỨC THI Kính thưa quí vị đại biểu, cô giáo chủ nhiệm và các bạn tham gia hội thi hôm nay gồm có 4 đội: Đội 1: Quyết thắng Đội 2: Xe không kính Đội 3: Pháo Binh. Đội4: Không Quân. Để cuộc thi diển ra công bằng xin mời BGK và thư kí lên làm việc. 1. Phần thi thứ nhất: Phần thi khởi động: Phần thi này, bằng vốn hiểu biết của mình và sự chuẩn bi trước, mỗi đội sẽ tự giới thiệu về đội chơi của mình một cách sinh động. Thời gian giành cho mỗi đội là 3 phút Mục đích: - Giúp các em thể hiện được năng khiếu của mình. -Rèn luyện kĩ năng mạnh dạn trước đám đông. -Hiểu biết về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. -Giáo dục cho học sinh ý thức tinh thần đoàn kết. Hoạt động: Cho điểm 2 Phần thi thứ 2:phần thi trả lời gói câu hỏi Mục đích: - Giúp HS nắm vững các kiến thức của môn học, vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động vui chơi. - Rèn luyện cho HS tính nhanh nhẹn, nhanh trí, đoàn kết các bạn trong đội cùng hoạt động, rèn luyện cho HS kĩ năng đứng trước đám đông. - Giáo dục cho HS tinh thần tự giác học tập, coi trọng tất cả các môn học, không phân biệt môn chính hay phụ. Hoạt động: Người dẫn chương trình giới thiệu thể lệ thi:Phần thi này mỗi đội chọn một bạn lên bốc thăm thứ tự thi và gói câu hỏi( mỗi gói gồm 5 câu hỏi) và trả lời, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, không trả lời được bỏ qua * Gói câu hỏi1: gồm 5 câu hỏi sau: 1. Đây là một số khác không, khi ta bình phương lên thì bằng chính nó? ( Số 1) 2. Ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Ông là ai? ( Ngô Quyền) 3. Giấy quì tím chuyển sang màu gì khi nhúng vào dung dịch bazơ? ( Màu xanh) 4. Bản chất của Gen là gì? (ADN) 5. Tác giả của tác phẩm “ Tắt đèn”? ( Ngô Tất Tố) * Gói câu hỏi 2: gồm 5 câu hỏi sau: 1. Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời? (9) 2. Điều kiện nào để 2 đường thẳng không cắt nhau? ( 2 đường thẳng song song hoặc không có điểm chung) 3. Bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ của nhạc sĩ nào”? ( Xuân Giao) 4. Công tơ điện là thiết bị dùng để đo cái gì? ( Công của dòng điện) 5. Nước ta gia nhập WTO vào thời gian nào?( 11/2006) * Gói câu hỏi 3: gồm 5 câu hỏi sau 1. Ngày 2 tháng 9 là ngày gì của nước ta? ( Quốc khánh) 2. Khí gì nhẹ nhất trong các khí? ( H 2 ) 3. Ông là tác giả của bài Quốc ca nước ta? ( Văn Cao) 4. Là châu lục hiện nay không có người thường xuyên sinh sống? ( Châu Nam Cực) 5. Tam giác cân có bao nhiêu đường trung bình? ( 3) * Gói câu hỏi 4: gồm 5 câu hỏi sau 1. Tác giả của tác phẩm “ Truyện Kiều” ? ( Nguyễn Du) 2. Con sông nào thường được nhắc đến trong các bài hát về Tây Giang? ( Sông Avương) 3. Người Đoàn viên thanh niên CSHCM đầu tiên là ai? ( Lý Tự Trọng) 4. Nước có dân số đông nhất thế giới? ( Trung Quốc) 5. Loại muối chiếm khối lượng lớn nhất trong nước biển? ( Natri clorua) BGK cho điểm sau kết thúc mỗi gói câu hỏi 3. Phần thi thứ 3: trò chơi âm nhạc bài hát gốc xoay quanh chủ đề ca ngợi truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước. Mục đích: - Giúp HS biết hát các bài hát ca ngợi con người, quê hương đất nước. - Yêu thích văn nghệ, yêu con người, quê hương, đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ của HS. - Làm cho HS tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường. - Phát triển tài năng văn nghệ của HS. - Giúp HS dạn dĩ trình bày trước đám đông. Hoạt động: Người dẫn chương trình nêu thể lệ phần thi: Đây là phần thi hát theo ô chữ. sẽ có 12 ô chữ, các đội chơi lần lượt có 3 lần chọn ô chữ. Nếu chọn đúng ô chữ màu xanh thì sẽ được hát một bài hát có từ trong ô chữ đó, hát đúng được 10 điểm. Nếu hát không được thì nhường quyền hát cho đội tiếp theo hát, hát đúng điểm đạt được là 5 điểm. Nếu đội nào mở trúng ô màu đỏ thì mất quyền hát và ghi điểm, nhưòng quyền chọn ô chữ cho đội tiếp theo. Đội nào tìm và hát đúng bài hát gốc thì được cộng 40 điểm nhưng phải mở được 6 ô mới được hát bài hát gốc. Hát đúng bài hát gốc sau gợi ý được 20 điểm. Nếu cả 4 đội không tìm được bài hát gốc thì quyền trả lời và hát thuộc về khán giả. Ô chữ : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tương lai đang đón chờ tay em và noi theo bước đàn anh Tên bài hát gốc: Tính điểm phần chơi 4. Phần thi thứ 4: Phần thi dành cho khán giả Mục đích: giúp cho toàn thể HS bạn nào cũng được tham gia, cũng thấy được vai trò vị trí của mình trong lớp học. - Khuyến khích các bạn cỗ vũ nhiệt tình cho các đội, phát huy được tính tích cực của mình. Hoạt động: MC đọc các câu hỏi liên quan đến chủ điểm . khán giả xung phong trả lời Trao quà trực tiếp cho Kg trả lời đúng 5. Phần thi thứ 5: Giải ô chữ.( ô chữ bám sát chủ điểm ) Mục đích: -Giúp HS vận dụng kiến thức đã học. -Rèn luyện cho HS kĩ năng suy diễn chọn đáp án đúng. -Giáo dục tinh thần tự giác, ý thức đồng đội của HS. Hoạt động: Giới thiệu thể lệ phần thi : Lần lượt mỗi đội chọn cho mình một ô chữ, trả lời đúng ô chữ được 10 điểm, thời gian suy nghĩ cho mỗi ô chữ là 20 giây. Nếu trả lời không được thì dành cho các đội còn lại, trả lời đúng được 5 điểm, sai bỏ qua để dành cho khán giả. Các đội chơi chỉ có thể trả lời từ hàng dọc khi đã mở được 6 ô hàng ngang, nếu có đáp án đúng được thì được 40 điểm. Nếu đã giải hết ô hàng ngang mà chưa tìm ra từ hàng dọc thì sẽ có một gợi ý của chương trình, trả lời đúng sau gợi ý được 20 điểm. Người dẫn chương trình giới thiệu thêm về ô chữ hàng dọc . dùng ô chữ hàng dọc để tuyên truyền chủ điểm Tính điểm phần chơi 6. Phần thi thứ 6: Phần thi đoán ý đồng đội Mục đích: - Giúp HS có tinh thần đoàn kết, hiểu được ý của đồng đội mình. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, hài hước, vui tính, dạn dĩ cho HS. - Giúp HS thể hiện được tài năng của mình. Hoạt động: Người dẫn chương trình giới thiệu thể lệ phần thi như sau: có 4 cụm từ thuộc 4 chủ đề để diễn tả hành động, mỗi đội cử một đại diện lên bốc thăm cụm từ. Sau đó mỗi đội chọn 2 bạn, một bạn thể hiện hành động theo gợi ý, một bạn đoán hành động đó diễn tả cụm từ gì( chú ý dùng hành động bằng tay, chân không được nói) đoán đúng được cụm từ của đội mình được 10 điểm. Nếu sai đội khác trả lời, đúng được 5 điểm. Chủ đề 1: Tên của một môn học ( cụm từ “ môn Hoá”) Chủ đề 2: Đây là một hành động diễn ra thường ngày của HS ( cụm từ “ Đi học”) Chủ đề 3: Đây là tên của một bài hát ( cụm từ “ Lý kéo chài”) Chủ đề 4: Đây là hành động của người lính ( cụm từ “ Ném lựu đạn”) BGK tính điểm III TỔNG KẾT PHÁT THƯỞNG C Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét Đại biểu có ý kiến TỔNG PHỤ TRÁCH Nguyễn Viết Hải . TÂY GIANG LIÊN ĐỘI TRƯỜNG PTDTNT TÂY GIANG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TIẾT HĐGD NGLL LỚP 9 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN A CHUẨN BỊ HỌC SINH : - 4 tổ sẽ làm thành 4 đội đặt tên đội theo chủ. trình 1.Ổn định tổ chức, tuyên bố lí do. 2.Giới thiệu đại biểu. 3.Giới thiệu các đội chơi. 4.Tiến hành sinh hoạt hội thi giữa các tổ. 5.Ý kiến phát biểu của đại biểu, GVCN. II TỔ CHỨC THI Kính thưa. của người lính ( cụm từ “ Ném lựu đạn”) BGK tính điểm III TỔNG KẾT PHÁT THƯỞNG C Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét Đại biểu có ý kiến TỔNG PHỤ TRÁCH Nguyễn Viết Hải

Ngày đăng: 14/05/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w