Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
Đáp án đề cương Báo Hiệu và Điều Khiển Câu 1: Nguyên tắc điều khiển trong hệ thống viễn thông. Thủ tục quyết định điều khiển được cho bởi hình sau: Khái niệm điều khiển ở đây là kiểm soát và quản lý Các lệnh điều khiển được xuất phát từ những yêu cầu mong muốn của nhà điều hành (PMD). Các lệnh điều khiển này có thể trực tiếp xuất phsts từ PMD hoặc gián tiếp qua các cơ chế điều khiển.Việc điều khiển có thể được tiến hành tự động hoặc cũng có thể được thực hiện – tùy thuocj vào trạng thái của hệ thống. Hệ thống viễn thông (TCS) sẽ cung cấp những dịch vụ hữu ích cho người dùng.Người dùng sử dụng, trải nghiệm dịch vụ sẽ đánh giá dịch vụ để phản ánh vào tham số chất lượng dịch vụ.Tham số chất lượng dịch vụ này là những tham số quan trọng để điều khiển hệ thống viễn thông với xu hướng nâng cao chất lượng, phù hợp những yêu cầu đặt ra của nhà điều hành. Như vậy, hệ thống viễn thông chịu sự điều khiển tự động thong qua tham số chất lượng dịch vụ và trạng thái hệ thống. Hệ thống viễn thông ngày nay rất phức tạp. Nó được mô hình hóa thành một loạt các mô hình con. Mỗi một mô hình này phản ánh một đặc tính của hệ thống chẳng hạn như đặc tính chung (tính toàn vẹn, tính ổn đinh, khả năng kiểm soát, độ tin cậy…) đặc tính cấu trúc (thành phần), kết nối, khả năng mở rộng, độ phức tạp) đặc tình chức năng (độ bền, hiệu suất của sử dụng, độ chính xác, kinh tế). Con người không thể trực tiếp điều khiển toàn bộ hệ thống. Việc điều khiển này dựa trên tiến hành tự động thông qua việc xây dưng cơ sở dữ liệ và đưa ra các quyết định logic. Điều khiển theo trạng thái có thể được phân tích như sau: - Trước tiên, cần phải xây dựng thành công cơ sở dữ liệ về thông tin đối tượng điều khiểu, các quy tắc tiếp cận, các luật điều khiển. - Cần phải lựa chọn ngôn ngữ phản ánh chính xác những tham số đặc trưng cho trạng thái cơ sở dữ liệu hiện hành. - Xây dựng được ngôn ngữ mô tả ước tính, phỏng đoán được trạng thái của CSDL trong tương lại, các tình huống và phương án giải quyết. - Xây dựng được kiến trúc phân lớp trạng thái, phân loại các thông số của dấu hiệu. - Xây dựng được những luật, quy tắc điều khiển hệ thống khi nó thu được những thông tin CSDL về trạng thái. 1 - Xây dựng được các kỹ thuật cảm nhận và đáp ứng của PMD nhằm tối ưu hóa quá trình điều khiển. Việc điều khiển sẽ được thực hiện một cách chính xác, nó không phụ thuộc vào con người. Con người có thể nhầm lẫn chứ điều khiển đáp ứng luôn đúng trong mọi tính huống. - Xây dựng được nguyên tắc dựa vào các bước quyết định cho hiện tại và tương lai. Cần xây dựng một chuỗi các bước quyết định đệ quy. Sau đó nối các quyết định này để đưa ra 1 quyết định cuối cùng. Câu 2: Chức năng của báo hiệu và điều khiển 1. Chức năng giám sát Thuật ngữ giám sát trong trường hợp này được dùng theo ý nghĩa của các đặc tính đợi. Đó là trạng thái: - Có trả lời/ không trả lời - Bận/rỗi - Sẵn sàng/ không sẵn sàng - Bình thường/không bình thường. - Duy trì/giải tỏa. Như vậy, các tính hiệu giám sát được dùng để xem xét các đặc tính sẵn có của thiết bị trên mạng cũng như của các thuê bao. Chúng cũng được xem xét và trao đổi các trạng thái của các thiết bị. Có thể nói báo hiệu giám sát được dùng để cung cấp các điều kiện và phương tiện để thiết lập cuộc gọi. Đó là việc khởi tạo cuộc gọi, bắt đầu hoặc giải phóng truyền kết nối, bắt đầu và kết thúc tính cước. 2. Chức năng tìm chọn. Nhóm chức năng này liên quan đến thủ tục đấu nối: - Báo hiệu về địa chỉ: các con số, mã sô. - Định tuyến, định vị trí và cấp chúng cho thuê bao bị gọi. - Thông báo khả năng tiếp nhận con số. - Thông báo gửi các con số tiếp theo trong quá trình tìm địa chỉ. Chức năng tìm chọn có liên quan đến thời gian đấu nối một cuộc gọi mà trực tiếp là thời gian trễ quay số. Thời gian trễ quay số là khoảng thời gian từ khi thuê bao chủ gọi hoàn thành quay số đến khi nhận được hồi chuông gọi là thời gian thiết lập cuộc gọi, Bao gồm: thời gian tại các tổng đài và thời gian truyền báo hiệu của các tổng đài (chủ yếu là thời gian truyền báo hiệu của các tổng đài). Thời gian trễ quay số phụ thuộc vào khả năng xử lý báo hiệu giữa các tổng đâì thức là khả năng tìm chọn vảu hệ thống báo hiệu.Như vậy có nghĩa là hệ thống báo hiệu khác nhau sẽ có thời gian trễ quay só khác nhau.Thời gian trễ quay số càng nhỏ thì thời gian thiết lập cuộc gọi càng nhanh, hiệu quả xâm nhập mạng càng cao. 3. Chức năng vận hành và quản lý. Hai chức năng trên chỉ liên quan đến quá trình xử lý và thiết lập cuộc gọi.Chức năng thứ 3 nhằm sử dụng mạng lưới tối ưu nhất. Các chức năng cơ bản thuộc nhóm chức năng này đó là: - Nhận biết, vận chuyển các thông tin về trạng thái tắc nghẽn trong mạng. - Thông báo về các thiết bị, trung kế đang bảo dưỡng hay bình thường. - Cung cấp các thông tin về cước phí. Các thông tin đánh giá về việc đồng chỉnh cảnh báo của các tổng đài. Câu 3: Phân biệt báo hiệu người dùng và báo hiệu mạng BÁO HIỆU ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO 2 Là báo hiệu được thực hiện giữa thuê bao với tổng đài hay giữa tổng đài với thuê bao.Để thiết lập cuộc gọi thuê bao “nhấc tổ hợp” máy. Trạng thái “nhấc tổ hợp” được tổng đài phát hiện và nó gửi tín hiệu “mời quay số” đến thuê bao. Lúc này thuê bao có thể quay số của thuê bao cần gọi. Khi quay số xong thuê bao nhận được một số tín hiệu của tổng đài tương ứng với trạng thái như tín hiệu “hồi âm chuông”, tín hiệu “báo bận” hay một số tín hiệu đặc biệt khác. BÁO HIỆU LIÊN TỔNG ĐÀI Là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.Các loại tín hiệu trong báo hiệu liên tổng đài có thể là: tín hiệu chiếm, tín hiệu công nhận chiếm (hay tín hiệu xác nhận chiếm), số thuê bao bị gọi, tình trạng tắc nghẽn, xóa thuận, xóa ngược… Tín hiệu báo hiệu liên tổng đài gồm: - Các tín hiệu thanh ghi (Register Signals): được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao. - Các tín hiệu báo đường dây (Line Signals): được sử dụng trong toàn bộ thời gian cuộc gọi để giám sát trạng thái của đường dây. Câu 4:Phân loại báo hiệu trong mô hình OSI Căn cứ vào mô hình báo hiệu OSI, có thể phân loại báo hiệu ra thành 3 loại: - Báo hiệu lớp 2 - Báo hiệu lớp 3 - Báo hiệu lớp 5 a) Báo hiệu lớp 2 Có chức năng gián sát địa chỉ của người dùng. Gói tin dữ liệu mang thông tin báo hiệu sẽ được gửi đi trên trừng liên kết. Báo hiệu lớp 2 quản lý đị chỉ của người dùng trên từng liên kết này,. Báo hiệu lớp 2 sẽ đảm bảo thiết lập quá trình bắt tay giữa 2 node lân cận nhau trong mạng. b) Báo hiệu lớp 3 3 Đây là lại báo hiện chọn đường và chiếm đường đi A và B muốn thiết lập cuộc gọi cần phải có sự thỏa thuận: bắt tay A và B. Báo hiệu A và B sẽ đảm bảo thiết lập bắt tay giữa 2 node mạng A và B theo con đường đi đãđịnh sẵn. c) Báo hiệu lớp 5 Có chức năng thiết lập phiên làm việc giữa ư đầu cuối A và B. A và B có nhiều phiên làm việc với nhau (chat, video, voice…), để đảm bảo thông tin chín xác từ tiến trình tiến trình (voice-voice, data-data), thiết lập từng tiến trình tương ứng cần có báo hiệu tại lớp 5. Câu 5: Phân tích báo hiệu trong mô hình tham chiếu NGN. Megaco/H.248 Megaco và H.248 giống nhau, đều là giao thức điều khiển MG. Megaco được phát triển bởi IETF (đưa ra vào cuối năm 1998), còn H.248 được đưa ra vào tháng 5/1999 bởi ITU-T. Sau đó cả IETF và ITU-T cùng hợp tác thống nhất giao thức điều khiển MG, kết quả là vào tháng 6/2000 chuẩn Megaco/H.248 ra đời. Megaco/H.248 là báo hiệu giữa SW/MGC với MG (Trunking Media Gateway, Lines Media Gateway hoặc IP Phone Media Gateway). Megaco/H.248 điều khiển MG để kết nối các luồng từ ngoài. Sơ đồ điều khiển MG của Megaco/H.248 được thể hiện ở hình 5. Megaco/H.248 tương tự với MGCP về mặt cấu trúc và mối liên hệ giữa bộ điều khiển và cổng gateway, tuy nhiên Megaco/H248 hỗ trợ đa dạng hơn các loại mạng (ví dụ ATM). Sơ đồ các giao thức BICC 4 BICC (Bearer Independent Call Control) là giao thức báo hiệu giữa 2 MGC/Call Server, có thể là từ các nhà cung cấp khác nhau, nhằm mục đích đảm bảo lưu lượng thoại dùng kỹ thuật gói (VoP - Voice over Packet). Theo ITU-T, BICC được thiết kế để có thể tích hợp hoàn toàn với các mạng hiện hữu và bất kỳ hệ thống nào có hỗ trợ việc chuyển tải bản tin nhắn thoại. BICC hỗ trợ các dịch vụ băng hẹp (PSTN, ISDN) một cách độc lập với đường truyền và kỹ thuật chuyển tải bản tin báo hiệu. Bản tin BICC chuyên chở cả thông tin điều khiển cuộc gọi và điều khiển đường truyền. BICC góp phần đơn giản hóa các báo hiệu sử dụng cho việc giao tiếp hoạt động giữa mạng truyền thống vào mạng NGN. Nói cách khác, mạng NGN với nền tảng mạng chuyển mạch gói có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ băng hẹp thông qua báo hiệu BICC. Trong BICC, giao thức báo hiệu điều khiển đường truyền phụ thuộc vào công nghệ đường truyền lớp dưới như ATM, IP/MPLS. Hình 6 mô tả ứng dụng của BICC trong việc liên kết hoạt động giữa mạng truyền thống (PSTN/ISDN) và mạng NGN. Hai thuê bao điện thoại truyền thống liên lạc với nhau thông qua sự điều khiển của softswitch theo báo hiệu BICC. Báo hiệu SIP sử dụng trong trường hợp 2 thuê bao IP phone hoặc một thuê bao IP phone liên lạc với một thuê bao điện thoại truyền thống. SIP SIP (Session Initiation Protocol) là giao thức điều khiển lớp ứng dụng được thiết kế và phát triển bởi IETF. Giao thức SIP được sử dụng để khởi tạo, điều chỉnh và chấm dứt các phiên làm việc với một hay nhiều yếu tố tham dự. Một phiên được hiểu là một tập hợp nơi gửi, nơi nhận liên lạc với nhau và trạng thái bên trong mối liên lạc đó. Ví dụ trạng thái có thể bao gồm cuộc gọi điện thoại Internet, tín hiệu đa phương tiện phân tán, hội nghị truyền thông đa phương tiện, hay có thể là trò chơi máy tính phân tán Là giao thức báo hiệu mở, mềm dẻo và có khả năng mở rộng, SIP khai thác tối đa công cụ Internet để tạo ra nhiều dịch vụ mới trong mạng NGN. Sơ đồ giao thức báo hiệu SIP trong NGN được thể hiện trong hình 7. SIP còn được dùng làm báo hiệu giữa 2 SW như thể hiện ở hình 6. Giao thức khởi tạo phiên SIP thâm nhập vào thiết kế SW không chỉ như một giao thức báo hiệu cuộc gọi mà còn đóng vai trò của một cơ cấu vận chuyển cho các giao thức khác và cho báo hiệu của thiết bị SW đến các server ứng dụng và cho các hệ thống đáp ứng thoại tương tác hai chiều. Hiện nay SIP được dùng phổ biến cho Voice Over IP. Hiện nay, SIP đang trở thành lựa chọn thay thế H.323 để trở thành giao thức điểm nối điểm (end-to-end protocol) trong công nghệ SW. H.323 H.323 là giao thức chuẩn cho việc liên lạc bằng thoại, hình và dữ liệu trong hệ thống mạng IP (bao gồm mạng Internet). H.323 là tập hợp các chuẩn của ITU cho việc truyền thông đa phương tiện và là một trong những chuẩn chính cho VoIP như Megaco hay SIP. H.323 được công bố lần đầu tiên vào năm 1996 và phiên bản mới nhất (version 5) được hoàn thành vào năm 2003. Các thành phần trong cấu trúc H.323 gồm có terminal, gateway, gatekeeper (tham khảo bài 'Kiến trúc H.323 ' trên TGVT A 1/2004, tr.75). MGCP: Media Gateway Control Protocol MGCP là giao thức VoIP và là một chuẩn được xác định bởi IETF, được dùng để điều khiển MG từ MGC/SW. MGCP là một giao thức chủ tớ (master/slave) mà qua đó MG sẽ thực thi các lệnh được gửi từ MGC/SW. MG truyền tải các loại tín hiệu như thoại, dữ liệu, hình ảnh giữa mạng IP và mạng truyền thống (PSTN). Có thể hiểu, trong mô hình MGCP, các MG chú trọng vào chức năng phiên dịch tín hiệu âm thanh, trong khi SW đảm nhận chức năng xử lý báo hiệu và cuộc gọi. Chú ý, MGCP và Megaco/H.248 đều là giao thức điều khiển MG từ MGC/SW. Tuy nhiên, Megaco/H.248 là giao thức mới hơn và đang có xu hướng thay thế MGCP. Một số thiết bị được sản xuất hỗ trợ cả hai giao thức cùng một lúc. Câu 6: Kiến trúc chức năng mạng hội tụ cố định (call agent) và phân loại báo hiệu trong chuyển mạch mềm. 5 Kiến trúc mạng hội tụ • Chuyển mạch mềm trong NGN • Chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGC-F); • Chức năng định tuyến cuộc gọi và tính cước (R-F, A-F); • Chức năng cổng báo hiệu và chức năng báo hiệu cổng truy nhập; • Chức năng Server ứng dụng; • Chức năng cổng phương tiện (MG-F); • Chức năng Server phương tiện ! Gồm báo hiệu điều khiển cuộc gọi và báo hiệu kênh mang • Báo hiệu điều khiển cuộc gọi: Hai giao thức báo hiệu điều khiển cuộc gọi được sử dụng trong chuyển mạchmềm là bộ giao thức H.323 và giao thức khởi tạo phiên cuộc gọi SIP. H.323 khôngchỉ là giao thức báo hiệu cuộc gọi mà còn là bộ giao thức và kiến trúc khung làmviệc cho truyền thông đa phương tiện. Trong khi đó, giao thức khởi tạo phiên SIPđơn thuần chỉ là giao thức báo hiệu cuộc gọi. 6 • Báo hiệu kênh mang: Báo hiệu điều khiển kênh mang được thiết lập giữa các chuyển mạch mềm vàcổng đa phương tiện MG. Chuyển mạch mềm đóng vai trò bộ điều khiển cổng đa phương tiện MGC và điều khiển tới các MG gắn với nó. Báo hiệu kênh mang cònđược gọi là báo hiệu điều khiển cổng phương tiện. Giao thức báo hiệu điều khiểncổng phương tiện điển hình được sử dụng trong mạng chuyển mạch mềm là báohiệu MEGACO/H.248. MEGACO/H.248 là giao thức điều khiển kiểu chủ/tớ. Cácchuyển mạch mềm/MGC đóng vai trò chủ và các cổng phương tiện đóng vai trò tớ.Giao thức MEGACO/H.248 không gắn chặt với bất kỳ một giao thức báo hiệu điềukhiển cuộc gọi nào và vì vậy nó có thể liên điều hành được với cả H.323 và SIP. Câu 7. Mô hình phân lớp hệ thống báo hiệ số 7 tương ứng với OSI Chồng giao thức số 7 và mô hình OSI So với mô hình OSI 7 lớp thì SS7 gồm 4 mức.Các dich vụ từ lớp 1 đến lớp 3 của OSI được cung cấp bởi các MTP và SCCP.TỪ lớp 4 tới lớp 7 tương ứng với mức 4 phần người dùng trong SS7.Mỗi giao thức sử dụng trong SS7 đề có những ứng dụng riêng biệt và được sử dụng tương ứng với mạng nó cung cấp dịch vụ. Trong mạng báo hiện dựa trên cơ sở TDM lớp vật lý của SS7 được gọi là phần truyền bản tin MTP1, lớp liên kết dữ liệu được gọi là MTP2 và lớp mạng được gọi là MTP3 kết hợp lại thành phần chuyển giao bản tin MTP. MTP được xem là phương tiện của SS7 để truyền tải các bản tin báo hiệu từ SP nài tời SP khác và tạo thành mạng báo hiệu. - MTP1 gắn liền với khía cạnh vật lý của mạng PSTN chính là những khe thời gian trên luồng E 1 hoặc T 1 . Ở Bắc Mỹ, SS7 được dùng riêng một luồng T 1 có nghĩa là có 2 mạng vât lý riêng, một cho báo hiệu, một cho thoại cà định tuyến có thể khác nhau. Ở nơi khác báo hiệu được dùng cho thoại trừ TSO dùng cho đồng bộ. - MTP2: nhằm đảm bảo truyền tải có tin cậy các bản tin báo hiệu. Nó đóng gói bản tin báo hiệu thành các gói SS7 đội dài khác nhau được gọi là các đơn vị tín hiệu SU. MTP2 cung cấp việc nhận dạng biên giới SU sắp xếp các SU, quản lý vào sửa lỗi. điều khiển luồng. Giao thức MTP2 được đặc tả cho các đường liên kết băng hẹp 64Kbps tương ứng với MTP1. - MTP3: thực hiện 2 chức năng: Xử lý bản tin báo hiệu: phân phối các bản tin đến đúng phần người dùng và căn cứ trên mã điểm báo hiệu PC để định tuyến các bản tin ra đến đúng đích. Mỗi bản tin đều có mã điểm báo hiệu nguồn OPC và mã điểm báo hiệu đích DPC. OPC gắn vào bản tin tại mức 3 để chỉ ra nguồn phát bản tin. DPC được chèn vào để nhận dạng ra đích thực và xử lý bản tin. Quản trị mạng báo hiệu SNM: QUản lý cac chùm kênh báo hiệu và chùm tuyến báo hiệu, chỉ thị trạng thái node mạng cho lưu lượng được định tuyến khi cần thiết và cung cấp thủ tục khắc phục sự cố khi có lỗi xảy ra. 7 Khi có một yêu cầu giao dịch với CSDL, MTP được kết hợp với một giao thức mức cao hơn là phần mềm điều khiển kết nối báo hiệu SCCP.SCCP là một giao thức phát triển sau khiMTP và khi kết hợp với MTP, nó cung cấp các khả năng tương ứng với 3 lớp thấp trong mô hình OSI. SCCP được sử dụng cho truy nhập vào CSDL và các thực thể trong mạng.SCCP cung cấp cả dịch vụ hướng kết nối và phi kết nối. Mức 4: Gồm một số giao thức khác nhau được gọi là phần ứng dụng hay người dùng. - Phần người sử dụng điện thoại TUP là giao thức thực thiện yêu cầu báo hiệu cho thiết lập và giải phóng cuộc gọi thoại. Đây là giao thức liên quan đến kênh lưu lượng. - ISUP hỗ trợ cho cả những cuộc gọi truyền thống và ISDN. - TCAP là giao thức được sử dụng để truy cập vào cơ sở dữ liệu. TCAP hỗ trợ những chức năng kết nối với cơ sở dữ liệu để lấy thông tin. Thông tin hoặc cơ sở dữ liệu trả lời được gửi dưới dạng bản tin TCAP. TCAP cũng hỗ trợ cho khả năng điều khiển từ xa của những thực thể trong mạng. Một nút chuyển mạch có thể yêu cầu một đặc tính hay một chức năng của một nút chuyển mạch khác trong mạng bằng cách gửi bản tin TCAP. - Phần ứng dụng điều hành và bảo dưỡng OMAP thực chất là một thực thể ứng dụng sử dụng dịch vụ của TCAP. OMAP cung cấp các chức năng trao đổi thông tin và điều khiển mạng thông qua trung tâm điều hành. Việc quản trị cơ sở dũ liệu, truy nhập bảo dưỡng và thực hiện toàn bộ các việc giám sát các thực thể trong mạng là chức năng của trung tâm này. - Phần ứng dụng di động MAP là giao thức được sử dụng trong mạng di động GSM . Giao thức này cung cấp thủ tục để thông tin của người dùng di động được chuyển từ nhà mạng tế bào này sang nhà mạng tế bào khác. CÂU 8: Chức năng của SCCP, MTP3 trong SS7. So sánh • Chức năng của MTP3: - Xử lý bản tin báo hiệu: Phân phối các bản tin đến đúng phần người dùng căn cứ trên mã đếm báo hiệu PC ( point code ) để định tuyến các bản tin ra đến đúng đích. Trên mỗi bản tin đều có mã đếm bái hiệu nguồn OPC ( original point code) và mã đếm báo hiệu đích DPC ( Destination – point code) . OPC được gắn vào bản tin tại mức 3 để chỉ ra nguồn phát bản tin. Còn DPC được chèn vào để nhận dạng ra đích thu và xử lý bản tin. Việc định tuyến cho bản tin trong mạng báo hiệu thực hiện nhờ bảng định tuyến có tại điểm báo hiệu bao gồm: Định tuyến bản tin, phân biệt bản tin, phân bố bản tin. - Mục đích của phần điều hành mạng báo hiệu là để thực hiện các hành động cần thiết nhằm duy trì dòng báo hiệu trong trường hợp hệ thống có sai hỏng. Điều hành mạng báo hiệu gồm chức năng: + Điều hành lưu lượng báo hiệu: Chức năng này tương ứng với việc giữ cho dòng lưu lượng thông qua mạng báo hiệu trong trường hợp có tắc nghẽn. Khi đó lưu lượng báo hiệu sẽ được chuyển từ kênh hoặc tuyến này sang kênh hoặc tuyến khác. + Điều hành kênh báo hiệu: Chức năng này được dùng để phục hồi kênh báo hiệu có sự cố, kích hoạt các kênh rỗi và không kích hoạt kênh báo hiệu đã đồng bộ. + Điều hành tuyến báo hiệu: Chức năng quản lý tuyến báo hiệu được dùng để phân bố thông tin về trạng thái của mạng báo hiệu nhằm ngăn chặn hoặc giải tỏa các tuyến báo hiệu. Mục đích của nó là đảm bảo trao đổi tin cậy các bản tin giữa hai nút mạng. Thực hiện kiểm tra chùm tuyến báo hiệu • Chức năng SCCP: SCCP là phần điều khiển kết nối báo hiệu được thêm vào lớp mạng để chuyển đổi thông tin báo hiệu không liên quan tới kênh - Kết hợp với MTP3 cung cấp các khả năng tương ứng với lớp 3 của OSI. Dịch vụ truyền dữ liệu hướng kết nối và phi kết nối - Cơ chế định tuyến linh động và năng lực. Thực hiện chức năng biên dịch giao thức trong bản tin SCCP để tìm ra địa chỉ mạng đích. 8 - Tăng cường khả năng truyển tải: Phân mảnh và hợp gói bản tin - Quản trị và đánh giá địa chỉ phân hệ - Điều khiển định tuyến SCCP So sánh SCCP và MTP Đặc điểm Giống + Cùng có các chức năng định tuyến , truyền theo thứ tự , điều khiển luồng + Các dịch vụ cung cấp + Người dùng dịch vụ Khác + Định tuyến: SCCP có cơ chế định tuyến linh động hơn ( Nhãn tổng thể , điểm báo hiệu ( SCP) và chỉ số phân hệ + Điều khiển luồng: Chức năng quản trị, thủ tục đấu nối có định hướng trong MTP là một điểm báo hiệu, trong SCCP là một thực thể ứng dụng ) CÂU 9 .Phần người dùng ISUP. Thủ tục xử lý cuộc gọi của ISUP. Phần người dùng ISDN. ISUP kiểm soát các chức năng bao hiệu cho mạng ISDN: - Tín hiệu báo hiệu có thể truyền theo kiểu link-by-link hoặc end-to-end: - Đối với báo hiệu truyền theo kiểu link-by-link thì bản tin báo hiệu sẽ được chuyển trực tiếp từ ISUP xuống MTP. (link-by-link: báo hiệu kết nối được truyền qua từng tổng đài trung gian giữa 2 tổng đài cần liên lạc với nhau). - Đối với báo hiệu truyên theo kiểu end-to-end thì bản tin báo hiệu sẽ được chuyển từ ISUP tới SCCP, rồi tới MTP. (end-to-end: báo hiệu kết nối được được truyền trực tiếp giữa 2 tổng đài cần liên lạc). - ISUP cung cấp các chức năng báo hiệu cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ mang cơ bản và các dịch vụ phụ trợ cho các ứng dụng thoại và phi thoại. - ISUP được sử dụng để thiết lập và huỷ bỏ kênh mang vật lý "#$%&' ()*: Khi chủ gọi nhấc máy, các thủ tục thiết lập cuộc gọi ISDN được bắt đầu, phía chủ gọi phát một bản tin thiết lập cuộc gọi cho tổng đài chủ gọi(OE) ()+: Sau khi OE nhận đầy đủ số từ phía chủ gọi thì thành phần Routing(MTP3) sẽ phải định tuyến đến tổng đài nào, và OE chọn kênh trung kế rỗi, sau đó dịch vụ ISUP gửi đi tới tổng đài chuyển tiếp(TrE) bản tin thiết lập IAM. Bản tin gồm các thông tin cần thiết để định tuyến cuộc gọi tới tổng đài đích, đồng thời gửi bản tin SAM tới cho tổng đài này. Bản tin SAM mang thông tin về số thuê bao bị gọi (),: Sau khi nhận được bản tin IAM và SAM thì TrE tìm một mạch rỗi và chiếm lấy nó, sau đó TrE tiêp tục gửi hai bản tin IAM và SAM tới tổng đài đích (TeE) ()-:Sau khi nhận được bản tin IAM và SAM, TeE phân tích phân tích thông tin số thuê bao bị gọi được gửi tới chứa trong SAM và biết thuê bao bị gọi nằm trong vùng kiểm soát của nó. Thì nó sẽ thực hiện kiểm tra trạng thái của thuê bao. Trong trường hợp thuê bao B rỗi, tín hiệu báo chuông gọi được TeE gửi tới thuê bao bị gọi. Đồng thời các tổng đài TrE,OE được gửi trả tín hiệu ACM (Address Complete Message: 1 bản tin của ISUP, thông báo là cuộc gọi đã được thiết lập). Và đến tổng đài OE gửi tín hiệu báo đang đổ chuông bên bị gọi (tiếng tút tút). ().: Khi bị gọi nhấc máy, tổng đài TeE rồi TrE lần lượt gửi bản tin ANM (Answer Message: 1 bản tin thông báo thuê bao bị gọi đang trả lời) và bắt đầu tính cước. Cuộc thoại được thực hiện. Câu 10: Kiến trúc mạng sử dụng giao thức H.323 . Các kiểu bản tin thủ tục xử lý cuộc gọi. 9 Kiến trúc mạng H.323 được sử dụng thông dụng ở mạng LAN hoặc mạng gói diện rộng. Mọi người đểu phải có thiết bị đầu cuối H.323 . Mọi phiên thiết lập truyền thông đa điểm được điều khiển bởi khối đa điểm H.323 . H.323 cũng có thể mở rộng cho mạng WAN thông qua Gate keeper hoặc các thiết bị Gateway có khả năng đưa ra bản tin báo hiệu trực tiếp. • Đầu cuối H.323 Là thành phần gắn với người sử dụng thực hiện truyền thông 2 chiều đa phương tiện . H.323 có đầu cuối phải hỗ trợ chuẩn H.225 cho báo hiệu và thiết lập cuộc gọi, H.245 cho việc trao đổi khả năng của đầu cuối và thiết lập kênh thông tin , RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quán lý khác với GK, RTP/RTCP sử dụng cho việc truyền gói tin đa phương tiện. các chuẩn mã thoại: • Gateway Thực hiện chức năng chuyển đổi báo hiệu báo hiệu và dữ liệu giữa mạng IP và các mạng khác, là cầu nối cho các mạng hoạt động dựa trên các giao thức khác nhau. Gateway gồm MGC, MG, và cổng báo hiệu SG Gateway phải hỗ trợ các giao thức báo hiệu hoạt động trong H.323 và mạng chuyển mạch kênh, hỗ trợ báo hiệu điều khiển H.245 cho quá trình trao đổi khả năng hoạt động của đầu cuối, báo hiệu cuộc gọi H.245 , báo hiệu RAS • Gate Keeper Một GK được xem là bộ não của mạng H.323, nó là khối trung tâm của mọi cuộc gọi trong mạng H.323 . GK cung cấp các dịch vụ quan trọng như biên dịch địa chỉ, sự phân quyền và nhận thức cho thiết bị đầu cuối và Gateway , quản lý băng thông, thu thập số liệu và tính cước • Khối điều khiển đa điểm MCU MCU là thành phần hỗ trợ dịch vụ hội nghị điểm đa điểm nếu phiên làm việc có sự tham gia của hai đầu cuối H.323 trở lên. MCU gồm 2 chức năng: Điều khiển đa điểm, nhận và xử lý các luồng dữ liệu cho phiên đa điểm. - Thủ tục thiết lập và giải phóng cuộc gọi. - Giai đoạn A: Thiết lập cuộc gọi. Trong quá trình này đầu cuối chủ gọi thông báo cho bên bị gọi yêu cầu mở 1 kênh audio. Giai đoạn này cũng xác nhận bản tin với mục đích thông báo cho bên chủ gọi là bên bị gọi đã nhận được thông báo về cuộc gọi. Độ chính xác của tín hiệu thiết lập cuộc gọi phụ thuộc vào cấu hình mạng - Giai đoạn B: Truyền thông và khả năng trao đổi. Khi hoàn thành giai đoạn thiết lập cuộc gọi, cả 2 đầu cuối bước sang giai đoạn B. Giai đoạn này liên quan đến thiết lập kênh điều khiển H.245 thông qua việc trao đổi thông tin có liên quan đến khả năng của từng điểm trong cuộc gọi. - Giai đoạn C: Thiết lập và truyền thông audio. Các đầu cuối sẽ trao đổi để thiết lập các kênh logic sẽ truyền tải luồng thông tin. Với mỗi audio, mỗi đầu cuối cuộc gọi sẽ mở một kênh duy nhất vì không có một yêu cầu nào cũng có mã hoặc tốc độ bit được sử dụng theo cả 2 hướng - Giai đoạn D: Tham số cuộc gọi, là những thay đổi tham số đã được thỏa thuận trong 3 giai đoạn trên. Các tham số như điều chỉnh băng tần, bổ xung hoặc loại bỏ các thành phần tham gia cuộc gọi …. - Giai đoạn E: Giải phóng cuộc gọi. Thiết bị muốn giải phóng cuộc gọi H.323 đơn giản bằng cách cho phép truyền các bản tin xóa cuộc gọi. Cũng giống như khi thiết lập các thủ tục giải phóng cuộc gọi khác nhau tùy thuộc Gatekeeper 10 [...]... Câu 14: Chức năng và ngăn xếp giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng di động GSM Trong mạng di động GSM người ta dùng SS7 để thực hiện báo hiệu và điều khiển Chức năng của báo hiệu và điều khiển là: • • Chức năng giám sát: giám sát thuê bao, trung kế Chức năng tìm chọn: thông tin địa chỉ để điều khiển thiết lập cuộc gọi 14 • Chức năng khai thác và vận hành mạng Báo hiệu và điều khiển trong di động... đích Báo hiệu giữa BTS và MS (LAPDm): LAPDm được dùng để truyền dẫn báo hiệu qua kênh vô tuyến được an toàn LAPDm được đặt ở lớp 2 theo mô hình OSI LAPDm được điều khiển bằng 1 khối phần mềm gọi là khối xử lý không gian ALH Câu 15: Mô hình giao thức báo hiệu và điều khiển tại các giao diện của UMTS ( Iub, Iur, Iu-cs, Iu-ps) Giao diện trong UMTS 15 Các giao diện trong UMTS: • • • • Iub: RNC điều khiển. .. RNC điều khiển node B qua Iub Iur: kết nối các RNC với nhau để điều khiển thuê bao khi chuyển vùng, chuyển cell Iu-cs: giao diện Iu cho các kênh sử dụng cho các cuộc gọi yêu cầu thời gian thực Iu-ps: kết nối RNC với SGSN là giao diện cho dịch vụ gói Với mỗi lớp mạng được phân ra làm 2 mặt bằng là mặt bằng người dùng và mặt bằng điều khiển: • Mặt bằng điều khiển mang thông tin báo hiệu và điều khiển. .. để điều khiển thuê bao khi chuyển vùng, chuyển cell Iu-cs: giao diện Iu cho các kênh sử dụng cho các cuộc gọi yêu cầu thời gian thực Iu-ps: kết nối RNC với SGSN là giao diện cho dịch vụ gói Với mỗi lớp mạng được phân ra làm 2 mặt bằng là mặt bằng người dùng và mặt bằng điều khiển: • Mặt bằng điều khiển mang thông tin báo hiệu và điều khiển • Mặt bằng người dùng mang thông tin người dùng • Mặt bằng điều. .. thực hiện kết nối lưu lượng đi và tới các mạng khác, tương tác với các luồng lưu lượng này qua ứng dụng báo hiệu và sự kiện Lớp MG cũng điều khiển các thuộc tính thiết bị của cổng phương tiện Lớp này không quan tâm tới việc điều khiển các thuộc tính cuộc gọi và hoạt động theo sự kiện của lớp MGC • Lớp điều khiển giao thức MEGACO/H.248 quy định cách thức mà lớp MGC điều khiển lớp MG - Giao thức MEGACO/H.248... chuyển qua BSS • Các tin báo quản lý BSS giữa MSC và BSS để quản lý nguồn điều khiển chuyển ô Báo hiệu giữa BSC và BTS (LAPD): là giao thức sử dụng để vận chuyển những tin báo hiệu giữa BSC và BTS LAPD cung cấp 2 loại tín hiệu: • Chuyển giao thông tin không được thừa nhận, không đảm bảo phân phát khung thông tin đến địa chỉ đạt kết quả • Chuyển giao thông tin được thừa nhận và hệ thống đảm bảo khung... là giao thức báo hiệu trên giao diện Iur Chức năng của nó là mang tất cả thông tin điều khiển đặc thù cho lớp mạng vô tuyến • RANAP là giao thức báo hiệu trên giao diện Iu Chức năng của nó là mang tất cả thông tin điều khiển đặc thù cho lớp mạng vô tuyến • Giao thức Radio Resource Control (RRC) thuộc mặt bằng điều khiển Control panel với các chức năng: Các chức năng để thiết lập kết nối và phát hành,... dịch vụ cần broadcast và multicast trong giao diện vô tuyến Ngăn xếp giao thức trên Iu-PS Mặt bằng điều khiển Lớp mang dựa trên IP cũng được giới thiệu như một tùy chọn, trong đó SCCP cũng được sử dụng chung cho cả hai Lớp mang báo hiệu dựa trên IP bao gồm M3UA,SCTP, IP/UDP và AAL5 SCTP được thiết kế chuyên dùng cho truyền tải báo hiệu trong mạng Internet M3UA lớp tương thích cho báo hiệu dựa trên SS7... trao đổi (TCAP) và phần ứng dụng di động MAP Phần ứng dụng di động MAP: cung cấp các thủ tục báo hiệu cần thiết được yêu cầu để trao đổi thông tin giữa các phần tử trong mạng GSM Giao thức báo hiệu giữa BSS và MSC (BSSAP): BSSAP phát các tin báo hiệu liên quan với 1 MS cụ thể ở phương thức đấu nối định hướng SCCP BSSAP xử lý 2 nhóm tín hiệu: • Tin báo chuyển giao trực tiếp giữa MSC và MS, chuyển... từ RNC và chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu Nó cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như "điều khiển công suất vòng trong" • Giao thức báo hiệu chịu trách nhiệm cho sự điều khiển của RNC với Node B gọi là NBAP (Node-B Application Part) NBAP được chia thành NBAP chung (C-NBAP) và NBAP chuyên dụng (D-NBAP).Common NBAP(C-NBAP): NBAP 19 điều khiển chức năng tổng . Đáp án đề cương Báo Hiệu và Điều Khiển Câu 1: Nguyên tắc điều khiển trong hệ thống viễn thông. Thủ tục quyết định điều khiển được cho bởi hình sau: Khái niệm điều khiển ở đây là kiểm soát và. Chức năng và ngăn xếp giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng di động GSM Trong mạng di động GSM người ta dùng SS7 để thực hiện báo hiệu và điều khiển. Chức năng của báo hiệu và điều khiển là: •. mô hình OSI Căn cứ vào mô hình báo hiệu OSI, có thể phân loại báo hiệu ra thành 3 loại: - Báo hiệu lớp 2 - Báo hiệu lớp 3 - Báo hiệu lớp 5 a) Báo hiệu lớp 2 Có chức năng gián sát địa chỉ của