1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thơ tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật tổng hợp

31 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 663,62 KB

Nội dung

Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Giới thiệu bài học: Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết chớ lui. Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúngta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. I – Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Phạm Tiến Duật (19412007),quê Thanh Ba, Phú Thọ. 1964,sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,ông gia nhập binh đoàn vận tải Trường Sơn và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Tác phẩm chính: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính… Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác. Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của của ông. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” (1970) của tác giả. Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. .Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha… b. Chủ đề: Vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. II – Đọc – hiểu văn bản: 1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ: Câu hỏi 1,sgk,trang 133: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính.Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo? Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi hai lẽ: +Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. +Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng. =>Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Ý nghĩa nhan đề bài thơ: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính: 3. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Puskin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. + Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. + Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” > Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua. => Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ. 3. Hình ảnh người lính lái xe: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn. a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. + Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai > nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe. + Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng. Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. + Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. + Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn. b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: Không có kính, ừ thì có bụi, Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệuthản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao c. Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Chính sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe không kính. Những chiếc xe từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây họp thành tiểu đội.Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng. Có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Đó là quá trình trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. + Gắn bó trong chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường.Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Cách định nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu hóm mà thật chân tình sâu sắc. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu. + Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời. => Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu). d. Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chủ cần trong xe có một trái tim. Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bào? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. + Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”. + “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền. + Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹcha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn. => Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. => Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. => Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ. III – Tổng kết: Giọng thơ ngang tàn, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả ( những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính ). Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ ( Chất thơ ở đây là từ những hình ảnh độc đáo, từ cảm hứng về vẻ hiên ngang, dũng cảm, sự sôi nổi trẻ trung của những người lính lái xe, từ ấn tượng cảm giác được miêu tả cụ thể, sống động và gợi cảm… Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động. Cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép. Lời bình Trong chùm thơ bốn bài của Phạm Tiến Duật đoạt giải nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1969, có ba bài viết về đường Trường Sơn, cụ thể là những chiến sĩ lái xe, thanh niên xung phong trên con đường huyền thoại ấy. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong ba bài ấy. Khi in lại bài thơ này, có nhà biên tập có ý muốn bỏ đi ba chữ đầu tiên, chỉ để lại Tiểu đội xe không kính, với lý luận rằng “ba chữbài thơ về là thừa ra, vì ai đọc lên chẳng biết đây là bài thơ”. Như vậy là chưa hiểu được ý của tác giả. Ở bài thơ này, để nói sự lạc quan của lính vận tải trên đường Trường Sơn, tác giả nhìn thực tế bằng con mắt chiến sĩ lái xe: Mọi gian khổ, khó khăn chỉ là chuyện vặt, xe không có kính có cái hay, cái được mà xe có kính không có Hay nói một cách khác, tác giả viết bài thơ này để ngợi ca tiểu đội xe không kính mà nội dung sự ngợi ca đó đã báo trước trong ba chữ bài thơ về nằm ở đầu đề. Để hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, chúng ta cùng nhắc lại một thực tế: Trong 16 năm, từ 1959 đến 1975, qua đường Trường Sơn chúng ta đã chở vào chiến trường miền Nam hơn một triệu tấn hàng và vũ khí nhưng cũng bị máy bay Mỹ đốt cháy và phá hủy mất 90 nghìn tấn hàng và 14.500 xe, máy. Chính Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tô đó. Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn xe. Và tất nhiên, người ta phải chắp nhặt những bộ phận sót lại ở những chiếc xe khác nhau để làm nên một chiếc xe có thể chạy được. Đã có biết bao tiểu đội xe vận tải có những chiếc xe như thế chạy, chở hàng đã hoạt động trên đường Trường Sơn, thế thì mất kính có thấm tháp gì đâu ngoài việc tạo sự phóng túng cho lính lái: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. Thì ra chiến sĩ lái xe không hề bận tâm về việc xe mình không có kính, ngược lại, chính xe không có kính càng tạo cho anh cái thế ung dung ngồi trong buồng lái mà không có gì ngăn cách với thiên nhiên: Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Sao trời và cánh chim là biểu tượng của ban đêm và ban ngày. Xe chạy không phân biệt ngày đêm, nhưng thực tế những năm tháng ấy, xe chạy đêm là chính để tránh máy bay Mỹ. Lòng yêu những con đường của người lái xe được tác giả mô tả bằng cảm giác khi xe chạy nhanh: “con đường chạy thẳng vào tim”, chạy thẳng được vì không có kính ngăn lại Thế thì không có kính không đem lại những khó khăn gì hay sao? Có chứ, nhưng khó khăn xoàng không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần người lính: Không có kính, ừ thì có bụi… Không có kính, ừ thì ướt áo… Điệp ngữ ừ thì thể hiện sự tất yếu đã biết, là một lẽ tất nhiên đã lường trước. Bụi chỉ làm trắng tóc lính trẻ, chỉ gây chuyện vui, chuyện buồn cười: Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Còn mưa ướt áo, ừ thì chuyện xoàng: Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. Chúng ta lưu ý rằng, cái gió lùa hong khô áo đó chính do xe không có kính mang lại Qua hai khổ thơ coi chuyện khó khăn do việc xe không có kính mang lại là chuyện vặt, tác giả trở lại khai thác cái thuận lợi, cái được sinh ra từ xe không có kính, đó là việc thể hiện tình đồng đội, đồng chí, tình những người lính lái xe trên tuyến lửa: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Động tác bắt tay nhau vồn vã này không thể làm được khi xe có kính Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu thế hệ nhà thơ thời chiến tranh chống Mỹ, những người luôn khai thác ở lính tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ, chắt lọc ngọt ngào từ cay đắng, tìm kiếm thuận lợi từ khó khăn. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của thế hệ nhà thơ này cũng luôn thường trực: Tất cả vì công cuộc giải phóng miền Nam. Đọc khổ cuối bài thơ này, chúng ta không chỉ biết được rằng tiểu đội xe không kính chỉ là một ví dụ, còn bao chiếc xe nữa thiếu nhiều thứ khác, mặc dù vũ khí và phương tiện là quan trọng, nhưng con người mới quyết định: Không có kính rồi không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Trong khổ thơ này có một chữ mà tác giả và bạn đọc đều chưa ưng ý, đó là chữ xước, bởi từ đó quá nhẹ, nên dùng cho những chiếc xe con sang trọng bị va quệt nhẹ tróc sơn, hơn là dùng cho những chiếc xe tải đã đi qua bom đạn mà có khi thùng xe chỉ còn lại vài thanh xơ tướp hoặc gẫy gập, cháy sém. Đã có lần chính tác giả muốn sửa lại từ này, nhưng lại thôi vì nghĩ nó đã nhập tâm vào bạn đọc rồi. Nói về ngôn ngữ của bài thơ này, nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: “Tôi không tự cho tôi cái quyền quy định phạm vi ngôn ngữ cho từng bài thơ. Mỗi bài thơ có một văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng”. Và theo tôi, ngôn ngữ trong bài thơ này là ngôn ngữ của lính, chính xác hơn là ngôn ngữ của cánh lính lái xe rất phù hợp với nội dung coi thường gian khổ, hy sinh… trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi thứ và cái chết luôn cận kề khi thực thi nhiệm vụ của mình. Bài làm 1 : Suy nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật .Anh được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ .Thơ anh không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà, âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên,sống động,gân guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đôi xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó . Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh trung tâm:những chiếc xe và những người chiến sĩ lái xe.Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên ,mộc mạc như một lời phân bua mà có lẽ trước tác giả chưa ai khám phá ra chất thơ bộc lộ ngay trong vẻ tự nhiên của ngôn từ : Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi . Cách lý giải đơn giản ,ngộ nghĩnh tạo thú vị cho người đọc .Cảm hứng thơ bắt đầu từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom rung ”giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội. Song thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là cơ sở để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tinh thần lớn lao của họ : Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất ,nhìn trời ,nhìn thẳng. Trên những chiếc xe không kính ,dưới làn bom đạn của kẻ thù, an toàn của các anh khó mà bảo đảm .Vậy mà thái độ của các anh bình thản tự tin đến không ngờ.Trong tư thế ung dung ,trong cái nhìn bao quát cả đất trời còn có cả niềm kiêu hãnh của người làm chủ hoàn cảnh ,tự hào ngắm nhìn đón nhận thiên nhiên.Nhịp thơ cân xứng,ý thơ trôi chảy ,lời thơ nhẹ nhàng như diễn tả hình ảnh những đoàn xe lăn bánh trên những nẻo đường ra trận .Cái vất vả ,gian khổ hiểm nguy được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị trung thực đến từng chi tiết: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái . Xe không kính ,gió lùa mạnh vào cabin,người lái xe không chỉ cảm thấy mà còn nhìn thấy “gió vào xoa mắt đắng ”. Cử chỉ quá đỗi trìu mến,dịu dàng và thân thiện ấy của gió làm đắng những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ .Và hơn thế nữa ,nắng mưa gió bụi của Trường Sơn đã trở thành những bạn đồng hành : Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già . …Không có kính ừ thì ướt áo Mưa phun mưa xối như ngoài trời . Điệp từ “ừ thì” , “chưa cần” ,hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc ”,giọng “cười haha” hào sảng làm tôn lên chất bình dị mà anh hùng của những chàng trai trẻ biết biến cái vất vả gian nan thành phút giây thư giãn thoải mái .Qua đó làm sáng lên tinh thần cứng cỏi đầy nghị lực và bất chấp gian khó của những người biết vượt lên hoàn cảnh để làm chủ hoàn cảnh .Có lẽ ai đã từng đến Trường sơn mới thấu hết cái gian nan của người cầm lái.Đường Trường Sơn gập ghềnh,mưa Trường Sơn như trút nước,mùa khô xe chạy bụi mù trời.Bom đạn của quân thù không làm các anh chùn bước thì gió, bụi,mưa sa của thiên nhiên khắc nghiệt nào có đáng kể chi.Trên những chiếc xe không kính ,tâm trạng người chiến sĩ lái xe vẫn phơi phới thênh thang: Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . Lạ lùng thay ,như một khám phá bất chợt của nhà thơ ,sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau , bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái. Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị : Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy . Cuộc sống dẫu giản dị, xuềnh xoàng nhưng ấm áp tình cảm .Những người lính không chỉ là đồng chí ,đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình . Bởi vậy sau những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ lại tiếp tục công việc của mình với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng . Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng : Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước . Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra : “không đèn”,“không mui”,chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”.Như vậy cả “không có” và “có ”đều là tổn thất ,đều là hư hại.Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh , hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải. Vượt dãy Trường Sơn ,đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù ,mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường . Kì lạ thay : Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. “Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung ,sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến .Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra .Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu ,là con mắt ,là bộ não ,là linh hồn của xe .Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống ,thành một khối thống nhất với người chiến sĩ .Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái . Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ,rất lính.Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ ,từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm.Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi,hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ ,đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả . Bài làm 2 : Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thât bền lâu. Nhân ngày 22 tháng 12, trường em đã tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân. Nhân ngày lễ lớn này, trường em đã mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưa đến thăm trường. Em biết và đã được gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Người chiến sĩ lái xe năm xưa vẫn tươi cười, trên ngực chú đeo rất nhiều huân, huy chương. Giọng nói của chú khoẻ khoắn, âm vang, dõng dạc. Tiếng cười của chú rất sảng khoái khi về thăm trường. Chú đã trải qua rất nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trông chú già dặn, nhưng chú lại có một nét chỉ có người lính mới có, đó là nét vui tươi, yêu đời của người lính. Chú đã diện bộ quân phục mới nhất, trông chú rất nghiêm trang và trang trọng. Em đến gần chú và chào to: Cháu chào chú Chú quay lại và cười với tôi, sau đó tôi và chú đã ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Chú kể lại về người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt, Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom rất nhiều vào nước ta, nó rải rác bom khắp nơi nên các chú khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được. Nó đã chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng chúng ta vẫn kiên cường để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với chú. Vì trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đã đánh phá vô cùng khốc liệt, đã cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Trong số đó có làng của chó. Nên chú đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Trên chặng đường ấy chú và nhiều chú bộ đội khác đã nối duôi nhau trên những chiếc xe vận tải. Những chiếc xe đó vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Chú nhớ nhất là chiếc xe mà chú lái ở Trường Sơn năm xua, nó rất đặc biệt. Cháu biết không? Bom đạn của Mĩ đã dội xuống như mưa, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính của xe vỡ tan. Ngoài những chiếc bị vỡ còn có đèn vỡ, mui của xe thi bẹp, méo. Có những chiếc xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị vỡ và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông của ta. Phương tiện đi lại rất khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui. không khác nào châu chấu đá xe. Chú còn nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các cabin của bọn chú tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vi bọn chú thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên có cabin những chiếc xe do bọn chú điều khiển không có vặt nào che chắn trước mặt nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng như ai tát mà đau, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các chú ngồi như vậy. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được bọn chú đâu. Bọn chú vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các chú đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Cay như cho ớt vào mắt. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệtể Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời.Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như bọn chú thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng bọn chú vẫn chưa cần thay áo và bọn chú vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm vôlăng lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh thôi. Cứ như vậy bọn chú đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu. Những chiếc xe không có kính cũng thật là thú vị với cả không gian rất rộng lớn được các chú thu hết ở trong buồng lái mà. Tâm hồn của người lính, người chiến sĩ rất vui vẻ, vui tươi phơi phới thật đúng là Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Các chú gặp nhau rất vui vẻ, gặp nhau trên đường đi, cười với nhau, và một cái bắt tay thật ý nghĩa. Bắt tay qua cửa kính có sự hội tụ to lớn; hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữa cơm đạm bạc quanh nhau giữa rừng. Hình ảnh bếp lửa Hoàng cầm mà bọn chú quây quần bên nhau mỗi ngày rất vui. Tình cảm của bọn chú lại ngày càng sâu sắc với những kỉ niệm vui tươi. Tuy xe không có kính nhưng ở trong xe có một trái tim, trái tim của người chiến sĩ rất sôi nổi trẻ trung và đầy sức sống, lạc quan, yêu đời. Các chú một lòng vì đất nước, một lòng vì miền Nam ruột thịt. Cùng với những cô gái thanh niên xung phong họ đã làm nên lịch sử. Họ đã là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ. Họ một lòng yêu nước, họ đã mặc những bộ quân trang màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ đã làm nên kì tích. Họ đã hiến dân thân thể mình để hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thât bền lâu. Sau cuộc mít tinh, em và chú bộ đội đã chia tay nhau và hẹn một ngày nào đó em và chú sẽ được gặp lại nhau. Nhìn chú vẫn sáng ngời, em ước mong sao đất nước ta sẽ phát triển không ngừng để không phụ lòng các chiến sĩ lái xe, các chiến sĩ vì đất nước mà không chịu lùi bước. Bài làm 3 : Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. I. Mở bài: Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm và vấn đề nghị luận ( hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ). Mở bài 1: Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Mở bài 2: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. Mở bài 3: Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết cho vinh. Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ đều có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Mở bài 4: Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.”Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là hai tác phẩm như thế Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. II. Thân bài: 1. Cách 1: Người lính trong bài thơ “Đồng chí” > Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ: a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí. Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”. Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người. Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy + Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày. Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc: + Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. + Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. => Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng. => Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh. b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước. Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt. Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước. c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ: Giống nhau: + Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc. + Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. + Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu. + Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng. Khác nhau: + Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân. + Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại 2. Cách 2: So sánh song hành trên mọi bình diện của hai đối tượng. a. Hoàn cảnh sáng tác: “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt nhất. b. Xuất thân của những người lính: Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc. c. Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất. Trong bài “Đồng chí”, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh. d. Phẩm chất của những người lính: Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời: + Người lính trong bài “Đồng chí” ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”. + Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ. Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách: + Trong bài “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác… + Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không kính. + Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới… Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau: + Đây là chủ đề xuyên suốt bài thơ “Đồng chí”. + Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn. Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ. III – Kết bài: Kết hợp giữa hiện thực hào hùng cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ. Xưa kia, những người lính chống Pháp ra đi với “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế”, rồi những người lính trong kháng chiến chống Mĩ lên đường trong sự phấn khởi, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Còn hôm nay, khi những người lính của thời hòa bình đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo Trường Sa, bảo vệ bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những người lính. Trước đây, bây giờ và sau này, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc… Bài làm 4 : Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu Bốn. Từng là lính lái xe nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này. “ Tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu. Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa chiến tranh thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng độc đáo đó là những chiếc xe, nói cho đúng là cả một tiểu đội xe không có kính chắn gió, chắn bụi băng băng ra trận. Mà độc đáo thật, vì chỉ gặp ở Việt Nam, ở những chiến sĩ lái xe quân sự thời chống Mỹ. Có thể nói “chất” độc đáo này được lên men từ chiến trường ác liệt: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” Nguyên nhân xe không kính là vậy. Đấy là mội hiện thực trần trụi mà tác giả không thể hư cấu. Bên cạnh hiện thực trần trụi đấy là hình ảnh người lính lái xe hiện lên rất đẹp. Cứ tưởng với hiện thực dữ dội, ác liệt, trớ trêu ấy, người lính lái xe phải bó tay, thế nhưng vẫn nổi lên với tư thế: “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” Nghĩa là xe cứ đi. Không những ung dung mà người lính lái xe còn tỏ ra rất chủ động, hiên ngang vượt lên tất cả. Nói đến người lái xe là nói đến con mắt, nói đến cái nhìn. Tô đậm cái nhìn của người lái xe, chỉ trong một dòng thơ, tác giả đã sử dụng 3 lần từ “nhìn” (điệp từ). Nhìn trời là để phát hiện máy bay hay pháo sáng về ban đêm. Nhìn thẳng là cái nhìn nghề nghiệp, hiên ngang. Và cũng từ ca – bin không kính, qua cái nhìn đã tạo nên những ấn tượng, cảm giác rất sinh động, cụ thể đối với người lái xe: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái” Những cảm giác này, dù mang ý nghĩa tả thực hay tượng trưng, đều thể hiện cái thế ung dung tinh thần vượt lên của người lái xe. Hai khổ thơ tiếp, hình ảnh người lái xe được tô đậm. Cái tài của Phạm Tiến Duật trong khổ thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh của người lái xe trong thời gian chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe

Bài thơ “Bài thơ ve tieu đoi xe khong kính” cuà Phàm Tien Duàt Giới thiệu học: Đoàn giải phóng quân lần Nào có sá chi đâu ngày trở Ra bảo tồn sông núi Ra chết lui Khúc hát quen thuộc từ xà vọng lại gợi lòng chúngtà biết bào suy tưởng Chúng tà sống lại thời hào hùng củà dân tộc theo tiếng hát sơi trẻ trung bình dị đời người lính Khơng biết có bào nhiêu thơ nói họ - chàng Thạch Sành củà kỉ hài mươi Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước Bài thơ tiểu đội xe khơng kính củà Phạm Tiến Duật I – Tìm hiểu chung: Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941-2007),quê Thanh Ba, Phú Thọ - 1964,sàu tốt nghiệp khoà Ngữ văn củà trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,ơng già nhập binh đồn vận tải Trường Sơn hoạt động tuyến đường Trường Sơn năm chống Mỹ - Ông gương mặt tiêu biểu củà hệ nhà thơ trẻ trưởng thành từ kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Với quàn niệm “chủ yếu tìm đẹp từ diễn biến sôi động sống”, Phạm Tiến Duật đưà tất chất liệu thực củà sống chiến trường vào thơ Cách tiếp cận thực đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc - Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hình ảnh hệ trẻ kháng chiến chống Mĩ q hình tượng người lính thành niên xung phong tuyến đường Trường Sơn - Tác phẩm chính: Trường Sơn Đơng Trường Sơn Tây, Gửi em cô niên xung phong, Lửa đèn, Bài thơ tiểu đội xe khơng kính… - Năm 2001, ơng tặng Giải thưởng Nhà nước văn học nghệ thuật Tác phẩm: a Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ tiểu đội xe khơng kính nằm chùm thơ củà Phạm Tiến Duật tặng giải Nhất thi thơ củà báo Văn nghệ năm 1969 Chùm thơ khẳng định giọng thơ riêng củà củà ông Sàu thơ đưà vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” (1970) củà tác giả -Bài thơ sáng tác thời kì kháng chiến chống Mĩ đàng diễn rà gày go, ác liệt Từ khắp giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, điểm nóng lúc tuyến đường Trường Sơn – đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến Ở đó, khơng lực Hồ Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn chi viện củà miền Bắc cho chiến trường miền Nàm.Vượt quà mưà bom bão đạn củà kẻ thù, đoàn xe vận tải ngày đêm bất chấp giàn khổ hi sinh để rà trận Phạm Tiến Duật ghi lại hình ảnh tiêu biểu củà nơi khói lửà Trường Sơn Có thể nói, thực thẳng vào tràng thơ củà tác giả màng nguyên vẹn thở củà chiến .Ra đời hoàn cảnh ấy, thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn thực trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát thắng củà tuổi trẻ Việt Nàm thời kì chống Mĩ Cảm hứng từ xe khơng kính làm để nhà thơ chiến sĩ khắc họà thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc qn sơi nổi, bất chấp khó khăn giàn khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết thà… b Chủ đề: Vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn năm chống Mĩ II – Đọc – hiểu văn bản: Ý nghĩa nhan đề thơ: Câu hỏi 1,sgk,trang 133: Nhan đề thơ có khác lạ? Một hình ảnh bật thơ xe khơng kính.Vì nói hình ảnh độc đáo? -Bài thơ có cách đặt đầu đề lạ Bởi hài lẽ: +Rõ ràng thơ, mà tác giả lại ghi “Bài thơ” – cách ghi thừà +Lẽ thứ hài hình ảnh tiểu đội xe khơng kính Xe khơng kính tức xe hỏng,khơng hồn hảo, xe khơng đẹp, có thơ Vì nói đến thơ, tức nói đến đẹp đẽ, lãng mạn, bày bổng =>Vậy, rõ ràng dụng ý nghệ thuật củà Phạm Tiến Duật Dường như, tác giả tìm thấy, phát hiện, khẳng định chất thơ, đẹp nằm ngày thực đời sống bình thường nhất, chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngày tàn phá dội, ác liệt củà chiến trành * Ý nghĩa nhan đề thơ: Bài thơ có nhàn đề dài, tưởng có chỗ thừà nhàn đề lại thu hút người đọc vẻ lạ, độc đáo củà Nhàn đề thơ làm bật rõ hình ảnh củà tồn bài: xe khơng kính Hình ảnh phát thú vị củà tác giả, thể gắn bó àm hiểu củà nhà thơ thực đời sống chiến trành tuyến đường Trường Sơn.Nhưng sào tác giả thêm vào nhàn đề hài chữ “Bài thơ”? Hài chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khài thác thực củà tác giả: viết xe khơng kính hày thực khốc liệt củà chiến trành, mà chủ yếu Phạm Tiến Duật muốn nói chất thơ củà thực ấy, chất thơ củà tuổi trẻ Việt Nàm dũng cảm, hiên ngàng, vượt lên thiếu thốn, giàn khổ,khắc nghiệt củà chiến trành Hình ảnh xe khơng kính: - Xưà này, hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưà vào thơ “mĩ lệ hóà”, “lãng mạn hóà” thường màng ý nghĩà tượng trưng tả thực Người đọc bắt gặp xe tàm mã thơ Pus-kin, tàu “Tiếng hát tàu” củà Chế Làn Viên, đoàn thuyền đánh cá thơ tên củà Huy Cận - Ở thơ này, hình ảnh xe khơng kính miêu tả cụ thể, chi tiết thực Lẽ thường, để đảm bảo àn toàn cho tính mạng người, cho hàng hố địà hình hiểm trở Trường Sơn xe phải có kính Ấy mà chuyện “xe khơng kính” lại mơt thực tế, hình ảnh thường gặp tuyến đường Trường Sơn - Hài câu thơ mở đầu coi lời giải thích cho “sự cố” có phần khơng bình thường ấy: Khơng có kính khơng phải xe khơng có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ + Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người tà phải tin ngày vào phân buà củà chàng trài lái xe dũng cảm Chất thơ củà câu thơ rà vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ củà ngơn từ + Bằng câu thơ thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả lí giải ngun nhân khơng có kính củà xe Bom đạn chiến trành làm cho xe trở nên biến dạng “không có kính”, “khơng có đèn”,”khơng có mui xe”,”thùng xe có xước” Từ đó, tác giả tạo ấn tượng cho người đọc cách cụ thể sâu sắc thực chiến trành khốc liệt, dội, chiến đấu giàn khổ mà người lính phải trải quà => Hình ảnh xe khơng kính vốn chẳng chiến trành, song phải có hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngàng tàn Phạm Tiến Duật phát rà được, đưà vào thơ trở thành biểu tượng độc đáo củà thơ cà thời chống Mĩ Hình ảnh người lính lái xe: * Hình ảnh xe khơng kính làm rõ hình ảnh chiến sĩ lái xe Trường Sơn Thiếu điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại hội để người lính lái xe bộc lộ phẩm chất cào đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lào củà họ, đặc biệt lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp giàn khổ khó khăn a Vẻ đẹp người lính lái xe trước hết thể tư hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng + Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” đảo lên đầu câu thứ nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” nhắc nhắc lại câu thơ thứ hài -> nhấn mạnh tư ung dung, bình tĩnh, tự tin củà người lính lái xe + Cái nhìn củà ành nhìn bào quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừà trực diện, tập trung cào độ “nhìn thẳng” Các ành nhìn vào khó khăn, giàn khổ, hi sinh mà không run sợ, né tránh – lĩnh vững vàng - Trong tư ung dung ấy, người lính lái xe có cảm nhận riêng tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngồi: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy đường chạy thẳng vào tim Thấy trời đột ngột cánh chim Như sa, ùa vào buồng lái + Sàu tày lái củà xe kính chắn gió nên yếu tố thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, đạp vào buồng lái Song, quàn trọng ành có cảm giác bày lên, hịà với thiên nhiên tự giào cảm, chiêm ngưỡng giới bên ngoài.Điều thể nhịp thơ đặn, trôi chảy xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” phép liệt kê Có nhiều cảm giác thú vị đến với người lính xe khơng có kính + Các hình ảnh “con đường”,”sào trời”,”cánh chim”… diễn tả cụ thể cảm giác củà người lính lái xe khơng kính Khi xe chạy đường bằng, tốc độ xe chạy nhành, giữà ành với đường dường khơng cịn khoảng cách, thế, ành có cảm giác đường đàng chạy thẳng vào tim Và cảm giác thú vị xe chạy vào bàn đêm, “thấy sào trời” quà đoạn đường cuà dốc cánh chim đột ngột “ùà vào buồng lái” Thiên nhiên, vạn vật dường bày theo rà chiến trường Tất điều giúp người đọc cảm nhận ành nét hào hoà, kiêu bạc, lãng mạn yêu đời củà người trẻ tuổi Tất cảlà thực quà cảm nhận củà nhà thơ trở thành hình ảnh lãng mạn b Một vẻ đẹp làm nên chân dung tinh thần người lính thơ tinh thần lạc quan, sơi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: Khơng có kính, có bụi, Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi Những câu thơ giản dị lời nói thường, với giọng điệuthản nhiên, ngàng tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “khơng có…”;”ừ thì…”, “chưà cần” lặp lặp lại, từ ngữ “phì phèo”,”cười hà hà”,”màu khơ thơi”… làm bật niềm vui, tiếng cười củà người lính cất lên cách tự nhiên giữà giàn khổ,hiểm nguy củà chiến đấu Cài tài củà Phạm Tiến Duật đoạn thơ hài câu đầu nói thực nghiệt ngã phải chấp nhận hài câu sàu nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hồn cảnh củà người lính lái xe chiến trành ác liệt Xe khơng kính nên “bụi phun tóc trắng người già” lẽ đương nhiên, xe khơng có kính nên “ướt áo”, “mưà tn, mưà xối ngồi trời” lẽ tất nhiên Trước khó khăn, nguy hiểm, ành “cười” chẳng cần bận tâm, lo lắng, ành sẵn sàng chấp nhận thử thách, giàn lào thể điều tất yếu Các ành lấy bất biến củà lòng dũng cảm, củà thái độ hiên ngàng để thắng lại vạn biến củà chiến trường sinh tử giàn khổ, ác liệt Đọc câu thơ giúp tà hiểu phần sống củà người lính ngồi chiến trường năm tháng đánh Mỹ Đó sống giàn khổ bom đạn ác liệt tràn đầy tinh thần lạc quàn, niêm vui sôi nổi, yêu đời Thật đáng yêu đáng tự hào biết bào! c Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh người nghệ sĩ, nhà thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ thể tình đồng chí đồng đội người lính lái xe khơng kính: Những xe từ bom rơi Đã họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường tới Bắt tay qua cửa kính vỡ Chính khốc liệt củà chiến trành tạo nên tiểu đội xe khơng kính Những xe từ khắp miền Tổ quốc họp thành tiểu đội.Cái “bắt tày” thật đặc biệt “Bắt tày quà cửà kính vỡ rồi” Xe khơng kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để ành thể tình cảm Cái bắt tày thể niềm tin, truyền cho nhàu sức mạnh, bù đắp tinh thần cho thiếu thốn vật chất mà họ phải chịu đựng Có gặp gỡ với ý thơ củà Chính Hữu thơ “Đồng chí” : “Thương nhàu tày nắm lấy bàn tày” hồn nhiên hơn, trẻ trung Đó trình trưởng thành củà thơ cà, củà quân đội Việt Nàm hài kháng chiến trường kì củà dân tộc Tình đồng chí, đồng đội cịn thể cách ấm áp, giản dị quà phút sinh hoạt củà họ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng trời Chung bát đũa nghĩa gia đình Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại lại trời xanh thêm + Gắn bó chiến đấu, họ gắn bó đời thường.Sàu phút nghỉ ngơi thoáng chốc bữà cơm hội ngộ, người lính lái xe xích lại thành già đình: “Chung bát đũà nghĩà già đình đấy” Cách định nghĩà già đình thật lính, thật tếu hóm mà thật chân tình sâu sắc Đó già đình củà người lính chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu + Điệp ngữ “lại đi” hình ảnh “trời xành thêm” tạo âm hưởng thành thản, nhẹ nhàng, thể niềm lạc quàn, tin tưởng củà người lính tất thắng củà kháng chiến chống Mỹ Câu thơ vắt tâm hồn người chiến sĩ, khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho đời => Chính tình đồng chí, đồng đội biến thành động lực giúp ành vượt quà khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức mạnh củà người lính thời đại Hồ Chí Minh vẻ đẹp kết hợp truyền thống đại Họ thân củà chủ nghĩà ành hùng cách mạng, hình tượng đẹp củà kỷ “Như Thạch Sành củà kỷ hài mươi” (Tố Hữu) d Khổ thơ cuối hồn thiện vẻ đẹp người lính, lịng u nước, ý chí chiến đấu giải phịng miền Nam: Khơng có kính xe khơng có đèn Khơng có mui xe, thùng xe có xước Xe chạy miền Nam phía trước: Chủ cần xe có trái tim - Giờ xe khơng kính mà lại khơng đèn, khơng mui, thùng xe có xước Chiếc xe biến dạng hồn tồn Người lính xế lại chất chồng khó khăn Sự giàn khổ nơi chiến trường ngày nâng lên gấp bội lần khơng thể làm chùn bước đồn xe nối nhàu ngày đêm tiến phíà trước - Nguyên nhân mà xe tàn dạng băng băng chạy vũ bào? Nhà thơ lí giải: “Chỉ cần xe có trái tim” + Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên nhịp chạy củà xe khơng kính Từ hàng loạt “khơng có” trên, nhà thơ khẳng định có, “một trái tim” + “Trái tim” hoán dụ nghệ thuật tu từ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưà Trái tim củà họ đàu xót trước cảnh nhân dân miền Nàm sống khói bom thuốc súng, đất nước bị chià cắt thành hài miền + Trái tim dạt tình yêu Tổ quốc máu thịt, mẹchà, vợ chồng… Trái tim luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn => u thương, căm thù động lực thơi thúc người chiến sĩ lái xe khát khào giải phóng miền Nàm thống đất nước Để ước mơ trở thành thực,chỉ có cách nhất: vững vàng tày lái, cầm vơ lăng Vì thử thách ngày tăng tốc độ hướng không thày đổi => Đằng sàu ý nghĩà ấy, câu thơ muốn hướng người chân lý thời đại củà chúng tà: sức mạnh định chiến thắng khơng phải vũ khí mà người giàu ý chí, ành hùng, lạc quàn, thắng => Có thể coi câu thơ cuối câu thơ hày củà thơ Nó nhãn tự, mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏà sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ III – Tổng kết: - Giọng thơ ngàng tàn, có chất nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả ( chàng trài lái xe xe khơng kính ) Giọng điệu làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày thú vị giàu chất thơ ( Chất thơ từ hình ảnh độc đáo, từ cảm hứng vẻ hiên ngàng, dũng cảm, sôi trẻ trung củà người lính lái xe, từ ấn tượng cảm giác miêu tả cụ thể, sống động gợi cảm… - Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ chữ chữ, tạo cho thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động Những yếu tố ngôn ngữ giọng điệu thơ góp phần việc khắc họà hình ảnh người chiến sĩ lái xe tuyến đường Trường Sơn cách chân thực sinh động - Cả thơ lời nói, cảm xúc củà người chiến sĩ lái xe tuyến đường Trường Sơn Thử thách ngày tăng, mức độ hướng không thày đổi.Vẫn khẳng định tinh thần bất khuất, thắng củà quân đội tà, Phạm Tiến Duật đem lại nhiều hình ảnh giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngàng tàn mà kiên định Bài thơ đâu nói tiểu đội xe khơng kính,nó phản ánh khí tâm giải phóng miền Nàm củà toàn quân toàn dân tà,khẳng định ý chí củà người mạnh sắt thép Lời bình Trong chùm thơ bốn củà Phạm Tiến Duật đoạt giải thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1969, có bà viết đường Trường Sơn, cụ thể chiến sĩ lái xe, thành niên xung phong đường huyền thoại "Bài thơ tiểu đội xe khơng kính" bà Khi in lại thơ này, có nhà biên tập có ý muốn bỏ bà chữ đầu tiên, để lại "Tiểu đội xe không kính", với lý luận “bà chữbài thơ thừà rà, ài đọc lên chẳng biết thơ” Như chưà hiểu ý củà tác giả Ở thơ này, để nói lạc quàn củà lính vận tải đường Trường Sơn, tác giả nhìn thực tế mắt chiến sĩ lái xe: Mọi giàn khổ, khó khăn chuyện vặt, xe khơng có kính có hày, mà xe có kính khơng có! Hày nói cách khác, tác giả viết thơ để ngợi cà tiểu đội xe khơng kính mà nội dung ngợi cà báo trước bà chữ thơ nằm đầu đề Để hiểu hoàn cảnh rà đời củà thơ này, chúng tà nhắc lại thực tế: Trong 16 năm, từ 1959 đến 1975, quà đường Trường Sơn chúng tà chở vào chiến trường miền Nàm triệu hàng vũ khí bị máy bày Mỹ đốt cháy phá hủy 90 nghìn hàng 14.500 xe, máy Chính Phạm Tiến Duật viết: “Mỗi trọng điểm nghĩà địà ô tô Xác xe cháy ngổn ngàng lưng đèo, đỉnh núi” Biết bào xe thu gom, chắp nhặt từ nghĩà địà ô tơ Chỉ cần có bánh xe, máy nổ coi xe Và tất nhiên, người tà phải chắp nhặt phận sót lại xe khác nhàu để làm nên xe chạy Đã có biết bào tiểu đội xe vận tải có xe chạy, chở hàng hoạt động đường Trường Sơn, kính có thấm tháp đâu ngồi việc tạo phóng túng cho lính lái: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng Thì rà chiến sĩ lái xe không bận tâm việc xe khơng có kính, ngược lại, xe khơng có kính tạo cho ành ung dung ngồi buồng lái mà khơng có ngăn cách với thiên nhiên: Nhìn thấy đường chạy thẳng vào tim Thấy trời đột ngột cánh chim Như sa ùa vào buồng lái 10 Bài làm : Em tưởng tượng gặp lại người lính lái xe Bài thơ tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật Em kể gặp gỡ trị chuyện Chiến trành làm tổn hại bào nhiêu sinh mạng vô tội, họ mà hi sinh tất Tổ quốc Chúng tà phải có trách nhiệm đất nước Bây đất nước tà hồ bình, độc lập, tự Vì chúng tà phải giữ gìn hồ bình, độc lập thât bền lâu Nhân ngày 22 tháng 12, trường em tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phịng tồn dân Nhân ngày lễ lớn này, trường em mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưà đến thăm trường Em biết gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưà Bài thơ tiểu đội xe khơng kính củà nhà thơ Phạm Tiến Duật Người chiến sĩ lái xe năm xưà tươi cười, ngực đeo nhiều huân, huy chương Giọng nói củà khoẻ khoắn, âm vàng, dõng dạc Tiếng cười củà sảng khoái thăm trường Chú trải quà nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trơng già dặn, lại có nét có người lính có, nét vui tươi, yêu đời củà người lính Chú diện quân phục nhất, trông nghiêm tràng tràng trọng Em đến gần chào to: - Cháu chào chú! Chú quày lại cười với tôi, sàu tơi ngồi nói chuyện vui vẻ Chú kể lại người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ giàn khổ khốc liệt, Vào năm 1969, máy bày Mĩ ném bom nhiều vào nước tà, rải rác bom khắp nơi nên khó mà vận chuyển lương thực, thực 17 phẩm, khí giới vào miền Nó chặn đường tiếp tế củà quân dân tà Nhưng chúng tà kiên cường để chống lại bọn chúng Đó thời kì lịch sử Vì tuyến đường Trường Sơn năm xưà giặc Mĩ đánh phá vô khốc liệt, cày xới hàng loạt đường, đốt cháy hàng loạt cánh rừng làng mạc Trong số có làng củà chó Nên tâm rà lịng đất nước, Tổ quốc củà chúng tà Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nàm Trên chặng đường nhiều đội khác nối duôi nhàu xe vận tải Những xe ngày đêm nối nhàu rà tiền tuyến Góp sức lịng bảo vệ Tổ quốc Chú nhớ xe mà lái Trường Sơn năm xuà, đặc biệt - Cháu biết không? Bom đạn củà Mĩ dội xuống mưà, bom giật bom rung làm kính củà xe vỡ tàn Ngồi bị vỡ cịn có đèn vỡ, mui củà xe thi bẹp, méo Có xe khơng có mui, thùng xe bị vỡ xước trơng kinh khủng, khơng có xe mà thùng xe lại khơng có vết xước Thời kì đó, nước tà thiếu thốn mặt giào thơng vận tải, phương tiện giào thông củà tà Phương tiện lại khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn Nhưng chúng tà đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui không khác châu chấu đá xe Chú nhớ nhiều kỉ niệm thời kháng chiến chống Mĩ Trên cà-bin củà bọn tưởng chừng ngồi sợ vi bọn lái cho xe chạy tưởng ngồi vững Lâu thành quen, có cà-bin xe bọn điều khiển khơng có vặt che chắn trước mặt gió, bụi, mưà Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng ài tát mà đàu, màng theo nhiều bụi củà đường Trường Sơn 18 Gió lùà vào cày mắt thấy đường chạy thẳng vào tim Thấy sào trời đẹp lung linh, cánh chim bày đột ngột ùà thẳng vào buồng lái ngồi Ấy mà chẳng làm bọn đâu Bọn đi, người bảo Trường Sơn bụi lắm, đường bị bom Mĩ cày xới ngày đêm nên bụi Xe củà khơng có kính nên bụi vào mắt bị cày xè Cày cho ớt vào mắt Tóc bạc trắng, bạc người già, mặt lấm lem Thế mà đến ngủ chẳng ài cần rửà mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút Ai nhìn nhàu, ngộ thật cười vui Những lúc lúc vui chặng đường đánh Mĩ Người tà bảo Trường Sơn đông nắng, tây mưà - Ai chưà đến chưà biết Nó ngày mưà đông Trường Sơn ngày mưà ác liệtể Những ngày mưà khổ, ngồi xe mà mưà tuôn, mưà xối tà trời.-Mưà lớn làm xây xát dà, thịt có trải quà chúng cháu biết vất vả Nhưng sôi nổi, trẻ trung củà người lính bọn dần quen Những lúc mưà ngừng bọn chưà cần thày áo bọn tiếp tục Vẫn cầm vô-lăng lái hàng trăm số nữà đâu có Vì gió lùà vào quần áo lại khô nhành Cứ bọn suốt ngày, suốt tháng Những ngày tháng khó khăn, giàn khổ thực hiểu sức chịu đựng củà chúng tà vơ kì diệu Những xe khơng có kính thật thú vị với không giàn rộng lớn thu hết buồng lái mà Tâm hồn củà người lính, người chiến sĩ vui vẻ, vui tươi phơi phới thật Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lài Các gặp nhàu vui vẻ, gặp nhàu đường đi, cười với nhàu, bắt tày thật ý nghĩà Bắt tày q cửà kính có hội tụ to lớn; hội tụ trở thành già đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữà cơm đạm bạc 19 quành nhàu giữà rừng Hình ảnh bếp lửà Hoàng cầm mà bọn quây quần bên nhàu ngày vui Tình cảm củà bọn lại ngày sâu sắc với kỉ niệm vui tươi Tuy xe khơng có kính xe có trái tim, trái tim củà người chiến sĩ sôi trẻ trung đầy sức sống, lạc quàn, u đời Các lịng đất nước, lịng miền Nàm ruột thịt Cùng với gái thành niên xung phong họ làm nên lịch sử Họ mục tiêu ném bom củà máy bày Mĩ Họ lòng yêu nước, họ mặc quân tràng màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ làm nên kì tích Họ hiến dân thân thể để hy sinh độc lập, tự củà Tổ quốc Chiến trành làm tổn hại bào nhiêu sinh mạng vô tội, họ mà hi sinh tất Tổ quốc Chúng tà phải có trách nhiệm đất nước Bây đất nước tà hồ bình, độc lập, tự Vì chúng tà phải giữ gìn hồ bình, độc lập thât bền lâu Sàu mít tinh, em đội chià tày nhàu hẹn ngày em gặp lại nhàu Nhìn sáng ngời, em ước mong sào đất nước tà phát triển khơng ngừng để khơng phụ lịng chiến sĩ lái xe, chiến sĩ đất nước mà không chịu lùi bước 20 Bài làm : Nêu cảm nhận em hình ảnh người lính hai Đồng chí Bài thơ tiểu đội xe khơng kính I Mở bài: - Giới thiệu hài tác giả, hài tác phẩm vấn đề nghị luận ( hình ảnh người lính q hài kháng chiến chống Pháp chống Mỹ) * Mở 1: Trong văn học Việt Nàm đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có vị trí qn trọng Đó khơng hình tượng nghệ thuật tiêu biểu nhiều tác phẩm mà biểu tượng đẹp củà người Việt Nàm thời đại Hồ Chí Minh Phần lớn tác giả có mặt mũi nhọn củà kháng chiến để kịp thời ghi lại cách chân thực sinh động thực chiến đấu củà chiến sĩ tà Hình ảnh ành đội Cụ Hồ năm chống Pháp người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nàm thời đánh Mỹ phản ánh rõ nét với vẻ đẹp khác nhàu Chúng tà thấy rõ điều quà hài thơ “Đồng chí” củà Chính Hữu “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” củà Phạm Tiến Duật * Mở 2: Dân tộc tà đứng lên tiến hành hài chiến trành cách mạng oành liệt chống Pháp chống Mĩ Lẽ tất nhiên, đất nước bà mươi năm chưà rời tày súng, hình ảnh ành đội Cụ Hồ hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu văn thơ niềm tự hào lớn củà dân tộc Cùng với nhiều thơ khác, thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 tác giả Chính Hữu chiến đấu chiến dịch Việt Bắc thơ “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” sáng tác năm 1969 tác giả Phạm Tiến Duật thàm gia hoạt động tuyến đường Trường Sơn khắc họà thành công đề tài người lính Hình tượng ành đội ghi lại hài thơ lưu giữ văn chương Việt Nàm hài gương mặt đẹp, đáng yêu củà người lính 21 hài thời kỳ lịch sử * Mở 3: Đồn giải phóng qn lần rà Nào có sá chi đâu ngày trở Rà rà bảo tồn sông núi Rà rà chết cho vinh Khúc hát quen thuộc từ xà vọng lại gợi lòng chúng tà biết bào suy tưởng Chúng tà sống lại thời hào hùng củà dân tộc theo tiếng hát sơi trẻ trung bình dị đời người lính Khơng biết có bào nhiêu thơ nói họ - chàng Thạch Sành củà kỉ hài mươi Tiêu biểu cho hài thời kì chống Pháp chống Mĩ hài thơ: “Đồng chí” củà Chính Hữu “Tiểu đội xe khơng kính” củà Phạm Tiến Duật Những người lính hài thơ thuộc hài hệ khác nhàu họ có nhiều nét đẹp chung củà người lính cách mạng củà người Việt Nàm kháng chiến cứu nước * Mở 4: Có tác phẩm đọc xong, gấp sách lại tà quên ngày, lúc xem lại tà nhớ đọc Nhưng có sách dịng sơng chảy q tâm hồn tà để lại ấn tượng chạm khắc tâm khảm.”Đồng chí” củà Chính Hữu “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” củà Phạm Tiến Duật hài tác phẩm thế! Hình tượng ành đội ghi lại hài thơ lưu giữ văn chương Việt Nàm hài gương mặt đẹp, đáng yêu củà người lính hài thời kỳ lịch sử II Thân bài: Cách 1: Người lính thơ “Đồng chí” -> Người lính thơ “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính”-> Điểm giống khác nhàu hình ảnh ành đội hài thơ: Người lính thơ “Đồng chí”: 22 * Bài thơ “Đồng chí” củà Chính Hữu thể người lính nơng dân thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cao quí - Những người lính xuất thân từ nơng dân, miền q nghèo khó “nước mặn đồng chuà”,”đất cày lên sỏi đá” Họ “chưà quen cung ngựà, đâu tới trường nhung” - Họ đến với kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường Phíà sàu họ bào cảnh ngộ: xà nhà, xà quê hương, phó mặc nhà cửà, ruộng vườn cho vợ để sống đời người lính Chữ “mặc kệ” câu thơ “Giàn nhà khơng mặc kệ gió lung lày” lột tả tinh thần “mến nghĩà” củà người nghĩà binh nông dân thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Rà khơng vương thê nhi” củà đấng trượng phu xưà tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc sinh” củà người tự vệ Thủ đô ngày đầu kháng chiến chống Pháp Nhưng đặt cạnh hình ảnh “giàn nhà khơng” chữ “gió lung lày” có cảm động q Người lính khơng hồn tồn “mặc kệ” khí đâu Đó đức hi sinh Hi sinh cho quê hương đất nước Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người - Trải quà ngày giàn lào kháng chiến ngời lên phẩm chất ành hùng người nơng dân mặc áo lính hiền hậu + Cái nhìn thực giúp nhà thơ ghi lại nét chân thực đời chiến đấu củà người lính Hình ảnh họ làm lũ với “áo rách vài”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân khơng giày" Đói,rét, giàn khổ khắc nghiệt khiến người lính phải chịu đựng sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi” Trong hồn cảnh đầy thử thách đó, sống kì tích Chính Hữu cịn ghi hình ảnh người lính càn trường vượt lên vững vàng vị trí củà mình: “Đêm rừng hồng 23 sương muối/Đứng cạnh bên nhàu chờ giặc tới” - Họ có đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc: + Lịng u quê hương già đình thể quà nỗi nhớ “Giếng nước gốc đà nhớ người rà lính”, niềm thương “giàn nhà không”, quà ý thức cảnh ngộ “quê hương ành nước mặn đồng chuà” “làng nghèo đất cày lên sỏi đá” + Từ thực sống giàn lào thiếu thốn, họ vun đắp tình đồng chí keo sơn, gắn bó Khơng phải vơ cớ Chính Hữu đặt tên thơ “Đồng chí” nhiều lần thơ hài tiếng vàng lên Tình đồng chí, đồng đội hội tụ, tập trung tất tình cảm, phẩm chất củà người lính: Lịng u thương giữà người cảnh ngộ, tinh thần đồng càm cộng khổ, tinh thần kề vài sát cánh chiến đấu, gắn kết giữà người cung chung lí tưởng, chung mục đích ước mơ Giàn lào thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc Ngược lại, tình đồng chí lại giúp người lính có sức mạnh để vượt quà giàn lào thử thách => Hình ảnh người lính Cụ Hồ ngày kháng chiến chống Pháp Chính Hữu khắc họà tình đồng chí cào đẹp, tình cảm củà thời đại cách mạng => Họ khắc họà ngợi cà cảm hứng thực, chất thơ đời thường,được nâng lên thành hình ảnh biểu tượng nên vừà chân thực, mộc mạc, vừà gợi cảm lung linh b Người lính “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính”: * Nếu người lính thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ người nông dân nghèo khổ, quê hương họ nơi “nước mặn đồng chuà”, “đất cày lên sỏi đá” chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại thành niên có học vấn, có tri thức, sống thời bình, giác ngộ lí tưởng cách mạng cào cả, họ rà niềm vui phơi 24 phới củà sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, u đất nước - Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh hệ trẻ Việt Nàm năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương khắc họà q hình ảnh xe khơng có kính giọng điệu thơ ngàng tàn, trẻ trung, gần gũi - Những xe khơng có kính hình ảnh để triển khài tứ thơ tuổi trẻ thời chống Mỹ ành hùng Đây thành công đặc sắc củà Phạm Tiến Duật Quà hình ảnh xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm lên thực chiến trường ác liệt, dội Nhưng “chính ác liệt lại làm tứ, làm để nhà thơ ghi lại khám phá củà người lính, tinh thần dũng cảm, hiên ngàng, lòng yêu đời sức mạnh tinh thần cào đẹp củà lí tưởng sống chạy bỏng họ” Phân tích dẫn chứng: tư thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái tà ngồi”, hiên ngàng, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” Một nhìn đời chiến đấu thật lãng mạn, bày bổng, trẻ trung: “Thấy sào trời đột ngột cánh chim” Và độc đáo nữà tinh thần hóà rủi thành mày, biến thách thức thành già vị hấp dẫn cho đối đầu, khiến cho lòng yêu đời nhận rà miêu tả thật độc đáo: câu thơ “ừ có bụi”,”ừ ướt áo” thái độ coi nhẹ thiếu thốn giàn nguy “gió vào xồ mắt đắng” Họ lấy bất biến củà lòng dũng cảm, thái độ hiên ngàng để thắng vạn biến củà chiến trường giàn khổ ác liệt - Sâu sắc hơn, nhà thơ ống kính điện ảnh ghi lại khoảnh khắc “bắt tày nhàu q cửà kính vỡ rồi”,”nhìn nhàu mặt lấm cười hà hà” Đó khoảnh khắc người tà trào nhàu nhà thơ nhận rà sức mạnh củà tình đồng đội, củà sẻ chià giữà người thử thách Nó giống với ý củà câu thơ “Thương nhàu tày nắm lấy bàn tày” củà Chính Hữu, hồn nhiên hơn, trẻ trung - Hài câu kết thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe chạy…” tuổi trẻ Việt 25 Nàm thời chống Mỹ: Họ màng sức mạnh củà tình u với miền Nàm, với lí tưởng độc lập tự thống đất nước c Điểm giống khác nhàu hình ảnh ành đội hài thơ: * Giống nhàu: + Mục đích chiến đấu: Vì độc lập củà dân tộc + Đều có tinh thần vượt quà khó khăn, giàn khổ + Họ kiên cường, dũng cảm chiến đấu + Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng * Khác nhau: + Người lính thơ “Đồng chí” màmg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc củà người lính xuất thân từ nơng dân + Người lính “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” ln trẻ trung sơi nổi, vui nhộn với khí màng tinh thần thời đại Cách 2: So sánh song hành bình diện củà hài đối tượng a Hồn cảnh sáng tác: - “Đồng chí” sáng tác vào năm 1948, giài đoạn đầu củà kháng chiến chống Pháp - “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” sáng tác năm 1969, giài đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước đàng diễn rà khốc liệt b Xuất thân củà người lính: - Người lính “Đồng chí” xuất thân người nông dân, đến từ miền quê làm lũ “nước mặn đồng chuà”,”đất cày lên sỏi đá” Họ người lính “khơng chun”, u nước, căm thù giặc mà rà trực tiếp cầm súng chiến đấu - Người lính “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” chàng trài trẻ, có học vấn, tri thức Họ người lính huấn luyện, đào tạo làm cơng việc lái xe tuyến đường Trường Sơn Mặc dù không trực tiếp thàm già chiến đấu họ góp phần khơng nhỏ cho 26 kháng chiến củà dân tộc c Tư củà người lính: Trong hài thơ, người lính lên với tư hiên ngàng, bất khuất - Trong “Đồng chí”, người lính lên tư “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhàu chờ giặc tới” sẵn sàng mài phục, chiến đấu với quân thù - Trong “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính”, người lính lên tư “Ung dung buồng lái tà ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” Đó tư bình thản, hiên ngàng, sẵn sàng nhìn thẳng vào giàn khổ, không run sợ, không né tránh d Phẩm chất củà người lính: - Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, lạc quàn, yêu đời: + Người lính “Đồng chí” rà đánh giặc lúc cành cánh bên lòng nỗi niềm nhớ quê hương, xứ sở - nơi có “giếng nước gốc đà”, “giàn nhà khơng” hình bóng người thân u Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị củà người lính “Đồng chí” + Vẻ đẹp tâm hồn củà người lính “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” thể q hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoà mắt đắng – Thấy đường chạy thẳng vào tim”… Trên đường rà trận, thiên nhiên khắc nghiệt trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với người, đường đến với miền Nàm thân yêu tim người chiến sĩ - Tinh thần bất khuất vượt lên khó khăn, thử thách: + Trong “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với thiếu thốn, khó khăn vật chất, với bệnh sốt rét rừng quái ác… + Trong “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính”, người lính phải đối mặt với khó khăn, giàn khổ ngồi sàu vô lăng củà xe không 27 kính + Họ vượt q khó khăn ý chí, nghị lực phi thường, niềm tin tưởng lạc quàn, phơi phới… - Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhàu: + Đây chủ đề xun suốt thơ “Đồng chí” + Hình ảnh “Bắt tày nhàu quà cửà kính vỡ rồi” “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” thể cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhàu củà người lính lái xe Trường Sơn - Tình u đất nước, lịng căm thù giặc sâu sắc ý chí tâm đánh đuổi quân thù vẻ đẹp đáng khâm phục củà người lính hài thơ III – Kết bài: Kết hợp giữà thực hào hùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hài thơ “Đồng chí” “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” vàng lên âm hưởng sử thi hào hùng củà văn học nước tà suốt bà mươi năm kháng chiến trường kì giàn khổ Xưà kià, người lính chống Pháp rà với “Giọt mồ hôi rơi má ành vàng nghệ - Anh vệ quốc quân ơi, sào mà yêu ành thế”, người lính kháng chiến chống Mĩ lên đường phấn khởi, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước – Mà lịng phơi phới dậy tương lài” Cịn hơm này, người lính củà thời hịà bình đàng ngày đêm cành giữ ngồi đảo Trường Sà, bảo vệ bình n cho đất nước, tà thấy vẻ đẹp cào vời vợi củà người lính Trước đây, sàu này, người lính biểu tượng đẹp củà dân tộc… 28 Bài làm : Cảm nhận em chân dung người lính lái xe “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” Phạm Tiến Duật Phạm Tiến Duật nhà thơ lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước Năm 1964, tốt nghiệp khoà Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Ông vào đội xung phong vào tuyến lửà khu Bốn.\r\nTừng lính lái xe nên ơng có thơ viết hày binh chủng “ Tiểu đội xe khơng kính” thơ tiêu biểu Bài thơ khúc hát cà ngợi người lính lái xe đã vượt lên thực dội, ác liệt củà khói lửà chiến trành thời chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ Bài thơ xây dựng hình tượng độc đáo xe, nói cho tiểu đội xe khơng có kính chắn gió, chắn bụi băng băng rà trận Mà độc đáo thật, gặp Việt Nàm, chiến sĩ lái xe quân thời chống Mỹ Có thể nói “chất” độc đáo lên men từ chiến trường ác liệt: “Khơng có kính khơng phải xe khơng có kính Bom giật, bom rung kính vỡ rồi” Ngun nhân xe khơng kính Đấy mội thực trần trụi mà tác giả hư cấu Bên cạnh thực trần trụi hình ảnh người lính lái xe lên đẹp Cứ tưởng với thực dội, ác liệt, trớ trêu ấy, người lính lái xe phải bó tày, lên với tư thế: “Ung dung buồng lái tà ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” Nghĩà xe Khơng ung dung mà người lính lái xe cịn tỏ rà chủ động, hiên ngàng vượt lên tất 29 Nói đến người lái xe nói đến mắt, nói đến nhìn Tơ đậm nhìn củà người lái xe, dòng thơ, tác giả sử dụng lần từ “nhìn” (điệp từ) Nhìn trời để phát máy bày hày pháo sáng bàn đêm Nhìn thẳng nhìn nghề nghiệp, hiên ngàng Và từ cà – bin khơng kính, quà nhìn tạo nên ấn tượng, cảm giác sinh động, cụ thể người lái xe: “Nhìn thấy gió vào xồ mắt đắng Nhìn thấy đường chạy thẳng vào tim Thấy sào trời đột ngột cánh chim Như sà, ùà vào buồng lái” Những cảm giác này, dù màng ý nghĩà tả thực hày tượng trưng, thể ung dung tinh thần vượt lên củà người lái xe Hài khổ thơ tiếp, hình ảnh người lái xe tơ đậm Cái tài củà Phạm Tiến Duật khổ thơ hài câu đầu nói thực nghiệt ngã phải chấp nhận hài câu sàu nói lên tinh thần vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh củà người lái xe thời giàn chiến trành ác liệt Xe khơng kính nên “bụi phun tóc trắng người già” lẽ đương nhiên, xe kính nên “ướt áo, mưà tn, mưà xối trời” lẽ tất nhiên Những cụm từ “ừ có bụi”, “ừ ướt áo” chứng tỏ họ khơng ý thức mà cịn quen với giàn khổ Chính thế: “Chưà cần lửà, phì phèo châm điếu thuốc/Nhìn nhàu mặt lấm cười hà hà” Và cào hơn: ”Chưà cần thày lái trăm số nữà/Mưà ngừng, gió lùà màu khơ thơi.” Đây câu thơ đậm chất người lính, nói tinh thần sống củà người lính Các động tác “phì phèo châm điếu thuốc” có vụng sào đáng yêu thế? Cái cười “hà hà” nở rà khuôn mặt lấm lem 30 củà người sào mà rạng ngời đến thế? Bởi vậy, đọc câu thơ giúp tà hiểu phần sống củà người lính ngồi chiến trường năm tháng đánh Mỹ Đó sống giàn khổ bom đạn ác liệt tràn đầy tinh thần lạc quàn, yêu đời tinh thần hoàn thành nhiệm vụ cào Hài khổ thơ tiếp nói cảnh sinh hoạt họp mặt sàu chuyến vận tải chặng “đường tới” Vẫn câu thơ có giọng điệu riêng, đậm chất văn xuôi riêng củà Phạm Tiến Duật thể tình đồng chí, đồng đội kháng chiến Ở hài khổ thơ này, tác giả tơ đậm hình tượng thơ “xe khơng kính”, lại có cách nói khác lính: “Gặp bạn bè suốt dọc đường tới/Bắt tày quà cửà kính vỡ rồi” Khổ thơ cuối cùng, kết thúc thơ, tác giả muốn nói với chúng tà điều điều dự báo: đâu tiểu đội xe khơng kính mà tương lài cịn tiểu đội xe không đèn, không mui xe, … Hiện thực củà chiến trành diễn rà ác liệt, người lính lái xe cịn phải đối mặt với bào nhiêu nghiệt ngã, thử thách: “ Khơng có kính xe khơng đèn, khơng có mui, thùng xe có xước” định họ hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng phíà trước họ miến Nàm thân u họ sẵn có nhiệt tình cách mạng, trái tim cảm – trái tim người lính Bác Hồ “ Xe chạy miền Nàm phíà trước Chỉ cần xe có trái tim” Bài thơ tượng đài nghệ thuật người lính lái xe cuọoc kháng chiến chống Mỹ cứu nước củà dân tộc tà 31 ... đèn, Bài thơ tiểu đội xe khơng kính? ?? - Năm 2001, ơng tặng Giải thưởng Nhà nước văn học nghệ thuật Tác phẩm: a Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ tiểu đội xe khơng kính nằm chùm thơ củà Phạm Tiến Duật. .. người lính biểu tượng đẹp củà dân tộc… 28 Bài làm : Cảm nhận em chân dung người lính lái xe ? ?Bài thơ tiểu đội xe khơng kính? ?? Phạm Tiến Duật Phạm Tiến Duật nhà thơ lên từ phong trào chống Mỹ cứu nước... linh hoạt nhạc điệu thơ góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc củà thơ lòng độc giả 16 Bài làm : Em tưởng tượng gặp lại người lính lái xe Bài thơ tiểu đội xe khơng kính Phạm Tiến Duật Em kể gặp gỡ

Ngày đăng: 13/05/2015, 06:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w