Phát biểu lịch sử ngày 20-11 năm 2010

3 298 0
Phát biểu lịch sử ngày 20-11 năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Văn Ngọ Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 BÀI PHÁT BIỂU TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 Kính thưa: các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, các đ/c đại diện các ban ngành cấp xã, các đ/c là bí thư, trưởng ấp 5 ấp, quý phụ huynh học sinh, quý thầy cô ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thưa: tất cả các đồng chí. Hôm nay, ngày 20-11- ngày hội truyền thống nhà giáo Việt Nam. Ngày mà cả xã hội dành trọn sự tôn vinh, niềm tri ân công lao cao cả đối với nhà giáo. Lời đầu tiên tôi xin thay mặt cho toàn thể các nhà giáo, xin chân thành cảm ơn lãnh đạo xã, đã tạo điều kiện cho nhà giáo chúng tôi có buổi họp mặt truyền thống long trọng này và cho phép tôi gởi tới toàn thể quý lãnh đạo, quý vị Đại biểu, quý thầy giáo cô giáo lời chúc sức khỏe và lời chào mừng nồng nhiệt nhất. Kính thưa: các đồng chí và quý vị đại biểu Cách đây 28 năm thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, chấp nhận đề nghị của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã ra quyết định số 167, chính thức “lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam”. Lễ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội. Từ đó đến nay ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm, ngày hội của ngành giáo dục, ngày truyền thống Tôn sư trọng đạo, ngày mà cả xã hội biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học, là dịp để thầy giáo, cô giáo củng cố lòng yêu nghề, là dịp để học sinh, phụ huynh học sinh thể hiện tình cảm biết ơn, niềm tri ân và tinh thần trách nhiệm đối với nhà giáo. Hơn mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bao thế hệ cha ông đã xây đắp, tạo nên những truyền thống văn hóa Việt Nam, chính sức mạnh của truyền thống văn hóa ấy đã tạo nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam, để duy trì và vun đắp những giá trị truyền thống văn hóa đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử, cha ông ta phải trải qua bao thử thách hy sinh, có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa Việt Nam, vai trò của các nhà giáo là quan trọng và có thể khẳng định rằng trong giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam có chứa đựng giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tấm gương nhà giáo ngời sáng cả về cốt cách và tâm hồn. Những con người đó đã tạo nên phẩm chất đạo đức cao đẹp của người thầy và có thể đúc rút ra một số nét đẹp cơ bản như sau: Một là, Nhà giáo VN giàu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con người một nét đẹp tiêu biểu thể hiện đức tính cao đẹp con người Việt Nam, hơn ai hết những nhà giáo bằng tâm huyết, bằng tình yêu thương con người mà trước hết là yêu thương học sinh của mình để truyền thụ tri thức nhân loại cho các em, truyền lại kinh nghiệm sống của mình, của xã hội, dạy các em đạo lý, lẽ sống, cách làm người, lối cư xử, ý thức trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình , với xã hội …. và chính lòng nhân ái, lòng vị tha yêu thương con người đó đã giúp cho bao thế hệ nhà giáo vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống bám trụ với nghề, dìu dắt biết bao thế hệ học sinh trở thành công dân tốt giúp ích cho đời. Hai là, Nét đẹp tiêu biểu của nhà giáo đó là tình yêu nước nồng nàn, lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc ta đã ghi lại biết bao tấm gương tiêu biểu các nhà giáo chân chính. Không có giấy mực nào diễn tả hết tấm lòng cao thượng, tâm hồn cao thượng, khí phách không bao giờ - 1 - Phạm Văn Ngọ Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài danh vọng đó là tấm gương sáng ngời của các nhà giáo: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Ngọc Hiển v.v. Tiêu biểu hơn ai hết là nhà giáo Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) với hai bàn tay không người đã vượt qua bốn bể, năm châu mà hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân, với trí tuệ và tình yêu nước của mình người đã khéo léo chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, Khai sinh ra nước Việt Nam và người đã làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam. Ba là, Các nhà giáo chân chính Việt Nam luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng mẫu mực, không màng danh lợi, trong bất kỳ trong hoàn cảnh nào họ cũng là tấm gương sáng cho học sinh cho xã hội về nhân cách sống. Bốn là, Nhà giáo Việt Nam chân chính luôn cần cù sáng tạo trong lao động và giảng dạy, chính những tấm gương cần cù, sáng tạo của các nhà giáo đã vun đắp và đào tạo nên những thế hệ trẻ, để lớp lớp thế hệ con người Việt Nam nối tiếp nhau xây dựng quê hương phát triển Đất nước. Kính thưa các Đ/c, quý vị đại biểu Kính trọng thầy là một nét đẹp đạo lý trong xã hội và lâu ngày nó trở thành truyền thống tốt đẹp của xã hội văn minh, hiếu học, trọng đạo làm người, Truyền thống tốt đẹp có thể bị mai một và lãng quên trong thời kỳ kinh tế mở, kinh tế thị trường, vì truyền thống luôn luôn trong tư thế bị tương tác với hiện thực, chúng ta phải ôn lại và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam ta đã có từ ngàn xưa. Kính thưa: quý vị đại biểu, thưa các đ/c Xã Tân Thạnh được thành lập từ năm 1979. khi đó có một trường Phổ thông cơ sở chung cho các cấp học, cơ sở vật chất nghèo nàn tạm bợ, gặp không ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực của thầy cô không ngại khó khăn, với đức tính hy sinh, tấm lòng yêu nghề mến trẻ vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống, nhiều thầy cô đã bám trường, bám lớp để dạy dỗ truyền tải kiến thức cho các em để tạo nền tảng cho giáo dục xã nhà phát triển. Đến năm 1995 thành lập trường Tiểu học Tân Thạnh và trường THCS Tân Thạnh, Năm 2000 thành lập trường Tiểu học Tân Thạnh A, năm 2003 thành lập trường Mần Non Tân Thạnh. Những thầy cô, lớp người đi trước đã xây dựng nề tảng cho giáo dục xã nhà, họ luôn là tấm gương, là niềm tin để thế hệ nhà giáo hôm nay chúng tôi vững bước trên con đường đổi mới. Những cống hiến, công lao của quý thầy cô lớp đàn anh đi trước, quý thầy cô giáo về hưu luôn được chúng tôi, học sinh, phụ huynh học sinh và cả xã hội khắc ghi. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trường học được xây dựng kiến cố hóa, thực hiện các phong trào trong ngành Giáo dục trường lớp ngày càng khang trang hơn, sạch đẹp hơn, đội ngũ Cán Bộ quản lý, đội ngũ Thầy cô giáo đủ về số mạnh về chất, mạng lưới trường lớp theo đúng quy hoạch khoa học. Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như: thiếu, các phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học, sân chơi, bãi tập … nhưng với đội ngũ CB – GV – CNV ….84 đ/c và trên 1000 học sinh đã đáp ứng được nhu cầu học tập của xã nhà, Hiện tại giáo dục xã nhà đang phát triển nhanh về chiều sâu. Các trường ổn định về đội ngũ và sĩ số học sinh. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, nền nếp ngày càng được giữ vững; công tác phổ cập giáo dục –TTMC được duy trì, ổn định và tỷ lệ đạt chuẩn năm sau cao hơn năm trước; phong trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi đã đạt được nhiều thành tích cao, Liên tục các năm có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; thầy cô liên tục đạt được những danh hiệu: giáo viên có tiết dạy giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên giỏi cấp tỉnh. - 2 - Phạm Văn Ngọ Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 Trong năm học 2009-2010: 4 trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao được ủy ban nhan dân huyện tặng giấy khen, có …… đ/c được UBND tỉnh tặng bằng khen, ………. đ/c được ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Có …… đ/c là chiến sĩ thi đua cáp cơ sở. Các phong trào mũi nhọn khác cũng được chú trọng và cũng đạt thành tích cao như: phong trào thi bé khỏe, bé đẹp, thi kể chuyện sách thiếu nhi, văn hay chữ tốt, sáng tạo đồ dùng dạy học, thi điền kinh học sinh … Các trường trong xã đã đóng góp to lớn vào thành quả của giáo dục huyện nhà. Kính thưa: …………tất cả các đ/c - Năm học 2010 – 2011 được xác định với chủ đề là: “Tập trung đổ mới công tác tổ chức, quản lý, phối hợp, và hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu ở cấp đơn vị trường học, nhằm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng thực và hiệu quả giáo dục ở địa phương” - Tiếp tục tổ chức thực hiện ba cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tao” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, phong trào “xanh – sạch – đẹp”, Phong trào “giúp đỡ học sinh yếu kém”, “rèn luyện kỹ năng soạn giảng, ra đề của giáo viên”, và kế hoạch “củng cố, kiện toàn chất lượng lớp đầu cấp, lớp liền kế và hiệu quả giáo dục lớp cuối cấp” Gần một nửa chặng đường của năm học đã trôi qua Hơn bao giờ hết chúng ta những người thầy đang trực tiếp làm công tác giáo dục phải thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động và các phong trào trên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, một lần nữa để đội ngũ nhà giáo khẳng định và tự hào về nghề dạy học. để phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà giáo đi trước. Mỗi thầy cô giáo chúng ta hãy tự khẳng định mình, tự kiểm điểm với chính bản thân mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Để mỗi thầy cô giáo thực sự được học sinh yêu mến, được nhân dân kính trọng và dành cho những tình cảm tốt đẹp và ưu ái nhất, để đạt được điều đó thì mỗi thầy cô giáo phải thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo trong dạy học và hãy yêu thương học sinh để trở thành nhà giáo tốt. Thiết nghĩ Phần thưởng quý giá nhất cho người thầy là những tình cảm tốt đẹp mà các em học sinh và cả xã hội dâng tặng cho mình. Danh hiệu cao cả nhất chính là tạo được vị trí quan trọng trong lòng học sinh. Người thầy giúp học sinh mình vượt lên trên khả năng hiện có, giúp các em yếu kém vượt lên trung bình, các em trung bình vươn lên khá giỏi chính là thước đo để tự đánh giá chính mình, làm được điều này là đáp ứng được sự tin cậy mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Với các đức tính tốt đẹp của nhà giáo, bầu nhiệt huyết, sự nỗ lực của toàn thể CB-GV-CNV các trường Tôi tin rằng giáo dục xã nhà ngày càng đạt được nhiều những thành tự to lớn hơn nữa. Cuối lời, kính chúc các đ/c lãnh đạo, quý đại biểu, quý thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Xin cảm ơn. - 3 - . Phạm Văn Ngọ Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 BÀI PHÁT BIỂU TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 Kính thưa: các đồng chí lãnh đạo Đảng. vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội. Từ đó đến nay ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm, ngày hội của ngành giáo dục, ngày truyền thống Tôn sư trọng đạo, ngày mà cả xã hội biểu. giỏi cấp huyện, giáo viên giỏi cấp tỉnh. - 2 - Phạm Văn Ngọ Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 Trong năm học 2009 -2010: 4 trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao được ủy

Ngày đăng: 12/05/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan