Người soạn: Nguyễn Bá Lương. Ngày dạy:18/02/2011 BÀI 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Sau bài học, học sinh cần nắm được: - Hai đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam: + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. + tính chất đa dạng và thất thường. - Ba nhân tố hình thành khí hậu nước ta là: + Vị trí địa lí. + Hoàn lưu gió mùa. + Địa hình. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu, so sánh phân tích các mối liên hệ địa lý để tìm ra kiến thức cơ bản II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - Một số tranh ảnh về cảnh quan khí hậu ở Việt Nam III. Bài giảng. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Vào bài. Gv hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy cho biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Đới khí hậu đó có những đặc điểm gì? Sau đó Gv dẫn vào bài: Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, nên trước hết nước ta mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới. Nhưng bên cạnh đó, khí hậu nước ta cũng có những nét khác biệt so với khí hậu nhiều quốc gia cùng nằm trong đới khí hậu này. Cụ thể như thế nào thì chúng ta vào bài học ngày hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 1. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 1. Gv giải thích: tính chất “nhiệt đới gió mùa ẩm” được tạo nên bởi 2 tính chất thành phần: - Tính chất nhiệt đới. - Tính chất gió mùa. - Tính chất ẩm ướt. Trong đó nhiệt đới là tính chất quan trọng nhất. Vì vậy chúng ta tìm hiểu tính - Nghe. 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. chất này đầu tiên. CH. Dựa vào mục 1 SGK tr110, em hãy cho biết: tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Tại sao khí hậu nước ta lại có tính chất nhiệt đới. - Nguồn nhiệt năng to lớn: + 1 triệu kilo calo/m 2 /năm. + 1400-3000 giờ nắng/ năm. + Nhiệt độ trung bình năm >21 0 c - Khí hậu nước ta mang tính chất tính chất nhiệt đới là nước ta nằm trong khu nội chí tuyến bắc. Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. CH. Dựa vào bảng 311, SGK tr110 , em hãy : Tính nhiệt độ TB năm của Hà Nội, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh, qua đó cho biết nhiệt độ TB năm của các địa phương thay đổi như thế nào khi đi từ Bắc vào Nam ? HN : 23,5 0 C Huế : 25,2 0 C TP HCM : 27,1 0 C Nhiệt độ TB năm có xu hướng tăng dần từ B vào N ) CH. Nguyên nhân nào quan trọng nhất khiến nhiệt độ TB năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam? - Do lãnh thổ nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến từ chí tuyến Bắc đến xích đạo. Đi từ Bắc vào Nam, tức là càng đi gần xích đạo thì nhiệt độ càng tăng. ( hay nói cách khác, nhiệt độ nước ta giảm dần theo chiều từ Nam ra Bắc) Gv chuyển ý. Ngoài ra, . Ngoài ra, sự tác động của các loại gió mùa cũng là một nguyên nhân góp phần làm nhiệt độ nước ta giảm dần theo chiều từ Nam ra Bắc. Vậy gió mùa nước ta có những đặc điểm đặc điểm như thế - Trả lời. -Ghi. - Tính toán số liệu, trả lời. - Trả lời. - Nghe. a) Nhiệt đới. - Lượng nhiệt dồi dào: + 1 triệu kilo calo/m 2 /năm. + 1400-3000 giờ nắng/ năm. + Nhiệt độ trung bình năm >21 0 c nào? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu. CH. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, mục 1 SGK tr111 và những kiến thức đã học, em hãy cho biết: nước ta chịu ảnh hưởng của các loại gió nào? Chúng có đặc điểm gì? Tại sao lại như vậy? - Gió mùa mùa hạ: thổi theo hướng tây nam, mát và ẩm. Do xuất phát từ khối không khí nhiệt đới vịnh Bengan. - Gió mùa mùa đông: thổi theo hướng đông bắc, lạnh và khô. Do xuất phát từ áp cao lục địa Xibia. Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. CH. Dựa vào mục 1 SGK tr111, em hãy cho biết: Gió mùa đã mang lại cho nước ta lượng mưa như thế nào ? Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. CH. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao các địa điểm Bắc Quang (Quảng Nam), Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba (Quảng Nam) lại có lượng mưa rất lớn? - Do địa hình thuận lợi cho việc đón gió, gây mưa. Gv mở rộng kiến thức. Trên thực tế,vào cuối mùa đông do áp cao Xi-bia di chuyển ra phía Thái Bình Dương, làm cho gió mùa đông bắc trước khi vào nước ta đã đi qua vùng biển, nên mang theo hơi ẩm, tạo ra những cơn mưa phùn vào cuối mùa đông, độ ẩm không khí tăng cao. Đó cũng là nét độc đáo trong khí hậu của nước ta so với nhiều quốc gia có vĩ độ tương tự. Vào mùa hạ, về cơ bản gió mùa tây nam đã mạng lại lượng mưa lớn cho nước ta. Tuy nhiên, do địa hình của dãy - Quan sát bản đồ, trả lời. - Ghi. - Trả lời. - Ghi. - Nghe. b) Gió mùa. - Gió mùa mùa hạ: thổi theo hướng tây nam, mát và ẩm. - Gió mùa mùa đông: thổi theo hướng đông bắc, lạnh và khô. c) Ẩm. - Lượng mưa lớn: 1500- 2000m/năm. - Độ ẩm không khí cao: 80% . Trường Sơn, nên gió mùa tây nam đã gây ra hiệu ứng Phơn khô nóng cho khu vực miền Trung nước ta. GV chuyển ý: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc , phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thới gian, hình thành các miền, các vùng khí hậu khác nhau 2. Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2. Hình thức hoạt động: Nhóm (3 phút) CH. Dựa vào nội dung mục 2 SGK tr111, em hãy cho biết nước ta có mấy miền khí hậu ? CH. Dựa vào nội dung mục 2 SGK tr111, em hãy hoàn thành bài tập 1 trong PHT. - Nghe. - Cá nhân trả lời, xác định trên bản đồ. - Làm bài tập số 1 trong PHT. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2. Tính chất đa dạng và thất thường a) Đa dạng. Miền khí hậu Phạm vi Đặc điểm Phía Bắc Hoành Sơn(18 0 B) trở ra - Mùa đông lạnh: ít mưa, nửa cuối có mưa phùn - Mùa hè: nóng, nhiều mưa. Đông Trường Sơn Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh - Mùa mưa dịch sang mùa thu đông Phía Nam Nam Bộ - Tây Nguyên - Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Biển Đông Vùng biển Việt Nam - Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Hoạt dộng của thầy Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức CH. Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết , khí hậu nước ta phân hóa đa dang như vậy ? + Vĩ độ: Việt Nam trải dài 15 vĩ độ, phía Bắc khí hậu có tính cận chí tuyến, - Trả lời. phía Nam có tính chất cận xích đạo. +Gió mùa: Hoạt động của 2 mùa gió khác nhau về hướng và tính chất, tạo sự phân hóa khí hậu Bắc-Nam. + Do sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn. Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV Bên cạnh sự đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường. CH. Dựa vào mục 2 SGK tr112, em hãy cho biết: Tính thất thường của khí hậu Việt Nam được biểu hiện như thế nào ? Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. CH. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? vì sao? - Miền Bắc. Do đây là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa đông bắc. 3. Họa động củng cố. Làm bài tập 2,3 trong PHT. 4. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập trong tập bản đồ địa lí 8 - Đọc trước bài 32. - Ghi. - Trả lời. - Ghi. - Khí hậu phân hóa theo chiều bắc-nam, đông-tây, theo độ cao. b) Thất thường. - Nhiệt độ, lượng mưa các năm luôn biến động. . Lương. Ngày dạy:18/02/2011 BÀI 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Sau bài học, học sinh cần nắm được: - Hai đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam: + Tính chất nhiệt. tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - Một số tranh ảnh về cảnh quan khí hậu ở Việt Nam III. Bài giảng. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Vào bài. Gv hỏi: Dựa vào những. biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Đới khí hậu đó có những đặc điểm gì? Sau đó Gv dẫn vào bài: Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, nên trước hết nước ta mang những đặc điểm chung của khí hậu