Nhằm mở rộng vốn từ sự hiểu biết về ngữ pháp của tiếng Việt, giúp các em học tốt môn Tiếng Việt bản thân tôi là một giáo viên lớp 2, với lòng yêu nghề, mến trẻ, mỗi năm tôi đều cố gắng
Trang 11 TÊN ĐỀ TÀI
ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU.
Bậc tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Là bậc học đặt cơ sở ban đầu cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh giúp các em học lên các lớp cao hơn và có thể hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng
Như vậy bậc tiểu học vừa có tính phổ cập vừa có tính hiện đại nhân văn và dân chủ
Đối với học sinh lớp 2, việc tiếp thu chương trình rất nặng nề đối với các
em Bởi vì ở lớp 1 các em chỉ được cung cấp những vốn từ nhất định, ít ỏi, chưa phân biệt được các loại từ, các kiểu câu Đối với quyển sách Tiếng Việt 2 là một kho tàng kiến thức mà các em cần phải khai thác
Nhằm mở rộng vốn từ sự hiểu biết về ngữ pháp của tiếng Việt, giúp các
em học tốt môn Tiếng Việt bản thân tôi là một giáo viên lớp 2, với lòng yêu nghề, mến trẻ, mỗi năm tôi đều cố gắng đem hết sức mình để tìm tòi nghiên cứu một số giải pháp, góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nhằm năng cao chất lượng đào tạo học sinh theo mục tiêu giáo dục
Năm nay tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề trong môn Luyện từ và câu Vì vật tôi chọn đề tài nghiên cứu đề tài “LÀM GÌ ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Học sinh lớp 2A2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 21 ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Năm học 2007 - 2008 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A2, gồm có 23 học sinh Trong đó nữ có 9 em Với số lượng học sinh như vậy các em có nề nếp học tập tương đối tốt Qua quá tình giảng dạy năm tuần đầu chất lượng khảo sát môn Luyện từ và câu như sau:
Trong tổng số 23 học sinh Xếp loại Số học sinh Giỏi
Khá Trung bình Yếu
4 em
6 em
7 em
6 em
Đối với những yêu cầu của học sinh lớp 2, tôi nhận thấy các em còn hạn chế về mặt kiến thức quy định Đặc biệt là phần vốn từ, câu Mong muốn của tôi là làm thế nào để các em học tốt môn Luyện từ và câu, nhằm giúp các em đạt hiệu quả cao hơn so với chất lượng đầu năm
2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Sau khi học tiết đầu tiên của phân môn, tôi ra một số bài tập cho học sinh làm Các dạng bài tập như tìm từ chỉ về học tập, người, sự vật; viết một câu với từ vừa tìm được Nói hai ba câu về bạn của em, cho các em tự làm Sau đó tôi phân loại tìm những vấn đề mà các em hay mắc phải Xác định cần rèn cho các em cách nói trọn câu, cách viết câu Cần cung cấp cho các em vốn từ vựng nhiều hơn
Đối với các bài mở rộng vốn từ, tôi cho học sinh xác định kĩ yêu cầu của bài Xác định rõ vốn từ cần được tìm khi xác định được loại từ Tôi cho học sinh thi tìm từ Giáo viên cho học sinh phát biểu theo sự hiểu biết của các em, đảm bảo cho hai phần ba số học sinh của lớp nói được Khi đó giáo viên chốt lại các ý đúng
2 PHẦN NỘI DUNG.
Trang 3Ví dụ 1:
Loại bài tập tìm các từ chỉ đồ dùng học tập của em
Đối với loại bài tập này tôi cho học sinh xác định loại từ cần tìm Sau đó cho học sinh thi tìm từ chỉ đồ dùng học tập của mình Giáo viên ghi lại các từ mà các em tìm được, và chốt lại được các từ chỉ đồ dùng học tập và loại bỏ các từ khác, không phải kể hết các từ chỉ đồ vật
Khi củng cố bài, giáo viên cho học sinh tìm các từ chỉ về đồ dùng hàng ngày mà các em thường dùng ở nhà Sau đó giáo viên chốt lại từ chỉ mỗi đồ vật là từ chỉ các đồ dùng, đồ vật do con người làm ra và sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày Các em không nói tác dụng của nó khi tìm từ, tránh tình trạng nói thành câu
Sau khi học sinh xác định được yêu cầu của đề, tôi hỏi học sinh muốn nói cho người khác hiểu em phải nói như thế nào? Khi viết câu phải viết như thế nào? Nếu giáo viên không nêu rõ học sinh sẽ không nói được trọn ý, đủ câu, viết câu không rõ ràng như không viết hoa đầu câu hoặc hết câu không có dấu chấm…
Với loại bài này tôi cho học sinh tìm từ về cùng chủ đề và đặt câu với các từ các em vừa tìm được ngoài bài ở phần củng cố
Ví dụ 3:
Loại bài nói về nội dung tranh
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh, tìm được nội dung tranh hay những nét nhỏ nhất của tranh Sau đó yêu cầu học sinh nói một câu ngắn gọn về nội dung của bức tranh; nêu yêu cầu của bài, nói hai ba câu về bức tranh Giáo viên phải xác định cho học sinh khi đã thấy đủ ý thì tách thành câu
Yêu cầu học sinh không nói dài dòng lan man Giáo viên phải đảm bảo cho nhiều học sinh nói ý kiến của mình Đối với những em nói tốt giáo viên khuyến khích và cho các em nói nhiều hơn các câu quy định
Đối với những em còn lúng túng, tôi gợi ý cho các em nói đúng một ý của bài và khuyến khích các em cố gắng Nhắc các em có điều gì chưa hiểu thì hỏi cô hoặc hỏi bạn
Trang 43 TỔ CHỨC KHẢO SÁT .
Tôi đã tổ chức thực hiện các giải pháp trên đối với học sinh lớp 2A2 đến tuần 9 Bằng nhiều hình thức ôn tập, thi đua giữa các tổ, các nhóm, giữa các cá nhân Kết quả thực hiện như sau:
Trong tổng số 23 học sinh Xếp loại Số học sinh Giỏi
Khá Trung bình Yếu
6 em
8 em
6 em
3 em
PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy so với mục tiêu đặt ra ban đầu chưa cao lắm nhưng đối với tinh thần trách nhiệm của mình, tôi sẽ áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong thời gian tới để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, giúp học sinh nhận biết các hoạt động, các sự vật, hiện tượng một cách tích cực hơn và giúp cho vốn từ của học sinh thêm phong phú
Bên cạnh đó đề xuất với các cấp đầu tư thêm về thiết bị dạy học, sách tham khảo và sách biên soạn các môn lớp 2 Cố vấn thêm về phương pháp giảng dạy
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã trải nghiệm qua thực tế lớp mình Có thể còn nhiều thiếu sót, còn ít những kinh nghiệm nhưng
hi vọng đó là những nền tảng kiến thức tôi xây dựng cho các em học sinh Rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp
4