1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chung 1

3 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN HỌC. A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN. I/ Điện tích: 1. Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. 2. Vật bị nhiễm điện ( tức các vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. 3. Có hai loại điện tích là: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-) 4. Người ta quy ước điện tích xuất hiện ở thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương; điện tích xuất hiện ở thanh nhựa khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm. 5. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau. 6. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: - Ở tâm của mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vở của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của hạt nhân có trị số bằng điện tích dương của hạt nhân Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. * Một vật nhiễm điện âm nếu vật đó nhận thêm Êlectrôn. * Một vật nhiễm điện dương nếu vật đó cho bớt ( hay mất đi) Êlectrôn. * Điện tích dương của mỗi nguyên tử là một con số cố định ,, không bao giờ thay đổi, không di chuyển được như các Êlectrôn. II/ Dòng điện – Nguồn điện. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện có thể hoạt động. ví dụ như Pin, Acquy…. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cược dương (kí hiệu là dấu +) và cực âm ( kí hiệu là dấu -) - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện đã được nối với hai cực bằng dây dẫn. ( gọi là mạch kín) III/ Chất dẫn điện - Chất cách điện - Dòng điện trong kim loại. 1/ Chất dẫn điện: - Là chất cho dòng điện chạy qua. Ví dụ như : Đồng, Bạc, sắt, chì, nhôm,dung dịch a xít, dung dịch muối, nước sông, nước ao hồ… 2/ Chất cách điện: - Là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ như: Sành , sứ, thủy tinh, nhựa , cao su, nước nguyên chất, không khí ở điều kiện bình thường, gỗ khô……… 3/ Dòng điện trong kim loại. - Trong kim loại , các Êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là các Êlectrôn tự do. - Dòng điện trong kim loại là dòng là dòng các Êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. - Khi có dòng điện có trong dây dẫn kim loại ,các Êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng với vận tốc khoảng 0,1 mm/s đến 1mm/s. Thế nhưng, khi đóng công tắc ta thấy bóng đèn hầu như sáng ngay tức thì vì: các Êlectrôn có sẵn ở mọi chỗ trong dây dẫn và lúc ấy hầu như đồng loạt chuyển động có hướng tạo nên dòng điện. IV/ Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng diện. 1/ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. - Kí hiệu của một số bộ phận trong mạch điện được cho như hình dưới đây. Tên gọi Nguồn điện (1 Pin, 1 Ắc quy) Nguồn điện (2 Pin, 2 Ắc quy) Bóng đèn Dây dẫn Công tắc (K) Công tắc đóng Công tắc mở Kí hiệu + - + - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. - Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc quy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. - Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế luân phiên thay đổi. V Tác dụng của dòng điện. 1/ Tác dụng nhiệt: - Dòng điện chạy qua mọi vật thông thường đều làm cho mọi vật nóng lên. - Ứng dụng: Bếp điện, bàn là điện, lò nướng điện, ấm nước điện… 2/ Tác dụng phát quang ( phát sáng) - Nếu vật dẫn điện nóng đến nhiệt độ cao thì sẽ phát sáng.Đây chính là tác dụng phát sáng của dòng điện. - Đối với bóng đèn bút thử điện có chứa khí nê ôn. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng ( bóng đèn nóng lên không đáng kể) - Đối với đèn Đi ốt phát quang ( đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. (Chiều này là : Bản nhỏ của đèn LED được nối với cực dương của nguồn điên và bản to của đèn LED được nối với cực âm của nguồn điện) - Đèn Đi ốt phát quang ( đèn LED) dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ điện như Radio, ti vi, máy tính, điện thoại di động, đèn pin loại mới hiện nay… - Đèn ống ( đèn huỳnh quang, đèn tuýp) có chất bột phát quang phủ trong thành ống,. Khi dòng điện chạy qua, chất bột này sáng lên, đèn nóng lên rất ít nên tiêu thụ điện ít hơn so với đèn dây tóc. - Ứng dụng: Bóng đèn… . điện có trong dây dẫn kim loại ,các Êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng với vận tốc khoảng 0 ,1 mm/s đến 1mm/s. Thế nhưng, khi đóng công tắc ta thấy bóng đèn hầu như sáng ngay tức thì vì: các Êlectrôn. diện. 1/ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. - Kí hiệu của một số bộ phận trong mạch điện được cho như hình dưới đây. Tên gọi Nguồn điện (1 Pin,. CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN HỌC. A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN. I/ Điện tích: 1. Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. 2. Vật bị nhiễm điện ( tức các vật mang điện

Ngày đăng: 10/05/2015, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w