Bài: 02 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. - Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập về áp suất, áp suất chất lỏng, công , công suất - Rèn luyện kỹ năng cẩn thận , so sánh , suy luận. - Biết cách trình bày bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ - Đề – giấy , bút ,thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. n đònh tổ chức : Kiểm tra só số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Đề bài : A. Phần trắc nghiệm (4 điểm). I. Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. (2 điểm). Câu 1 : Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đén kém hơn sau đây, cách nào đúng? A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng. Câu 2 : Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì: A. Khối lượng của vật tăng. C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng. B. Trọng lượng của vật tăng. D. Nhiệt độ của vật tăng. Câu 3 : Đối lưu là hình thức truyền nhiệt A. Chỉ của chất lỏng. C. Chỉ của chất khí. B. Của cả chất lỏng và chất khí. D. Của cả chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 4 : Sự truyền nhiệt nào sau đây không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp. C. Sự truyền nhiệt từ giây tóc bóng đèn đang cháy ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. D. Sự truyền nhiệt từ đầu bò nung nóng sang đầu không bò nung nóng của một thanh đồng. II. Dùng những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: ( 2 điểm). Câu 5: Các chất được cấu tạo từ các (1)…………………………và (2)……………………. Chúng chuyển động (3)…………………… Nhiệt độ của vật càng (4)……………… thì chuyển động này càng (5)………………………. Câu 6: Nhiệt năng của một vật là (6)…………………………………………………………………………………………… Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách(7)…………………………………… và (8) …………………………………… Có ba hình thức truyền nhiệt là (9) ………………………………………………………………………………… B. Phần tự luận : (6 điểm). Câu 1 : (3 điểm) Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm 3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m 3 . a) Tính lực đẩy c –si – mét tác dụng lên vật. b) Xác đònh khối lượng riêng của chất làm lên vật. Câu 2 : (3 điểm). Một máy bay trực thăng khi cất cánh , động cơ có công suất P = 95600W tạo ra một lực phát động 75000N nâng máy bay lên đều. Tính công của động cơ thực hiện trong 45 giây, và quãng đường máy bay nâng lên theo phương thẳng đứng trong thời gian đó. GV : Đặng Thị Diệu Giáo án : Vật Lý 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Phần trắc nghiệm (4 điểm). I. Mỗi câu đúng khi khoanh tròn được 0,5 điểm: Câu 1 : B Câu 3 : B Câu 2 : D Câu 4 : D II. Điền đúng mỗi câu được 1 điểm Câu 5: Câu 6: (1) nguyên tử. (6) tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. (2) Phân tử. (7) thực hiện công. (3) Không ngừng. (8) truyền nhiệt. (4) Cao (thấp). (9) dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. (5) Nhanh (chậm) B. Phần tự luận : (6 điểm) Câu 1 : (3 điểm). a) Thể tích nước dâng lên trong bình đúng bằng thể tích vật chiếm chỗ trong nước : V = 100cm 3 = 0,0001 m 3 . Lực đẩy c – si – mét là : F = d . V = 10000.0,0001 = 1(N). (1 điểm) c) Số chỉ của lực kế đúng bằng trọng lượng của vật. P = 7,8N. Trọng lượng riêng của vật là: d = P/V = 7,8/ 0,0001 = 78000N/m 3 . Khối lượng riêng của vật là: D = d/10 = 78000/10 = 7800(kg/m 3 ) (2 iểm) Câu 2 : (3 điểm) + Công của lực do động cơ thực hiện trong 45 giây là : A = P . t = 95600.45 = 4302000 (J) (1,5 điểm). + Quãng đường máy bay nâng lên theo phương thẳng đứng là: S = A/F = 4302000/75000 = 57,36 (m). (1,5 điểm). 4. Củng cố : GV: Nhận xét giờ kiểm tra và thu bài về nhà chấm. 5. Dặn dò : - Về nhà coi lại bài kiểm tra. - Đọc trước bài 24 : Công thức tính nhiệt lượngtrong SGK để tuần sau học. GV : Đặng Thị Diệu Giáo án : Vật Lý 8 . luận. - Biết cách trình bày bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ - Đề – giấy , bút ,thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. n đònh tổ chức : Kiểm tra só số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Đề bài : A. Phần. Bài: 02 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. - Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài. 4302000/75000 = 57,36 (m). (1,5 điểm). 4. Củng cố : GV: Nhận xét giờ kiểm tra và thu bài về nhà chấm. 5. Dặn dò : - Về nhà coi lại bài kiểm tra. - Đọc trước bài 24 : Công thức tính nhiệt lượngtrong SGK để