Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này. Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày. Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày. Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét. Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét. Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét. Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này. Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng Người mắc bệnh này cần dùng loại thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Thịt nạc, cá nạc, nước dùng thịt gây tiết nhiều dịch vị nên bệnh nhân cần tránh ăn nhiều. Loét dạ dày - tá tràng chiếm 35% bệnh lý của đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30-60; nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày. Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Cần ưu tiên các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị; chứa tinh bột, giúp hút thấm niêm mạc dạ dày (như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh nếp), ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm) hay kích thích dạ dày. Cụ thể, những thực phẩm nên dùng là: - Cháo, cơm, bánh mỳ, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai luộc chín hoặc hầm nhừ. - Thịt, cá nạc hấp, luộc, om. - Lá rau non luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu bí Sữa chua không tốt cho bệnh lý dạ dày. - Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ. - Dầu thực vật ăn sống với lượng ít. - Quả sống: Phải luộc chín, hấp chín mới ăn. - Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè. - Thức uống: nước lọc, nước chè loãng. Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cà phê đặc, giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xường, xúc xích), sữa chua, vitamin C. Cần bỏ hẳn rượu, thuốc lá. Người có bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên để bị đói và không ăn quá no. Cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. BS Nguyễn Thị Hà, Sức Khỏe & Đời Sống Kiêng ăn gì khi loét dạ dày? Cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi, nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C. Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như vùng thượng vị đau âm ỉ, đau lâm râm, có những đợt đau gia tăng mang tính chu kỳ. Cơn đau xảy ra lúc đói hay gặp ở những trường hợp loét hành tá tràng, thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 4-5 giờ, nếu ăn vào sẽ giảm đau. Cơn đau lúc no hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Cơn đau vào ban đêm hay gặp ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của dạ dày, thường xảy ra lúc 1 giờ - 2 giờ kèm buồn nôn, chảy nước miếng. Trong ăn uống, người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các thức ăn sau: - Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid. - Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C. - Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho ) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe. - Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày. - Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất. - Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ. - Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày. . vào sẽ giảm đau. Cơn đau lúc no hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ. Cơn đau vào ban đêm hay gặp ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của dạ dày, thường xảy. hủy niêm mạc dạ dày. Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên. quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này. Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng Người mắc bệnh này cần dùng loại thức