1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh

25 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 45,7 KB

Nội dung

Câu 1 : Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý .Trong đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Bác đã đúc kết:”Dân ta có một long nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của XH. Yêu nước là dòng chủ lưu chay suốt trường kỳ lịch sử. Đây là nét đặc sắc nhất, là chuẩn mực cao nhất trong hệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, đứng đầu bảng giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự hình thành tư tưởng HCM và tạo động lực to lớn quyết định đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. Đó cũng là cơ sở tư tưởng đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đúng như Người đã nêu: ”Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa Cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Tinh Thần đoàn kết Cùng với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc, tương thân tương ái là những giá trị có văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, trong chiến đấu và sản xuất, trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc Việt Nam, tạo động lực to lớn để nhân dân ta đoàn kết chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm, giữ vũng độc lập,chủ quyền dân tộc. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hòa hiếu là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Sinh thời HCM cũng nhiều lần căn dặn: Dân ta xin nhớ chữ đồng, Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh Và Bác là linh hồn, là ngọn cờ tập hợp khố đại đoàn kết toàn dân tộc và ngọn hải đăng soi sáng phong trào đoàn kết quốc tế. Tinh thần nhân ái Yêu thương, quý trọng con người, tin tưởng con người, đó là những nét nổi bật của truyền thống Việt Nam: từ tình yêu gia đình, tình làng nghĩa xóm, yêu đất nước, phát triển rộng ra thành tình nghĩa năm châu, bốn biển, tình yêu thương những người nghèo khổ bị áp bức bóc lột trên thế giới. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh chính là sự kế thừa, phát triển và nâng lên đỉnh cao mới của tinh thần nhân ái Việt Nam, Người nói: ”Tôi chỉ có một sự ham muốn,ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”. Vì ham muốn đó, Người đã dâng hiến trọn cuộc đời và hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp giải phóng con người. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời, cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất. Tinh thần hiếu học cần cù, sáng tạo là đặc trưng nổi bật của truyền thống văn hóa Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã chắt lọc và kế thừa một cách xuất sắc. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của những giá trị truyền thống đó. Câu 2: Vai trò của CN MácLênin đối với sự hình thành TT HCM: Chủ nghĩa MácLênin đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: ”Chủ Nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ: Chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng..chúng ta giành thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác Lênin. Điều đó chững minh vai trò ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác Lênin đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác –Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận MácLênin theo phương pháp nhận thức mácxit, cốt nắm lấy cái tinh thần, bản chất chứ không trói buộc trong cái vỏ ngôn từ, câu chữ. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MácLênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Người nhắc nhở: Học chủ nghĩa MácLênin là phải sống với nhau có tình có lý. Nếu học chủ nghĩa MácLênin mà sống với nhau không có lý thì không gọi là chủ nghĩa Mác được. Câu 3: Những luận điểm cơ bản trong TT HCM về CM giải phóng dân tộc: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân trên nền tảng liên minh công – nông – tri thức. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng. Luận điểm:”Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lới trước cách mạng vô sản ở chính quốc” thể hiện sự sang tạo nổi bật của Hồ Chí Minh, vì luận điểm thể hiện tư duy độc lập của Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học, được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, góp phần phát triển lý luận cách mạng của Chủ nghĩa MácLênin. a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo Hồ Chí Minh khẳng định sức sống và nọc độc của chủ nghĩa đế quốc tập trung ở các nước thuộc địa.Chính sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc thuộc địa với CNTB Người viết: ”Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa”,”…nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa”.

Câu 1 : Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh *Tinh thần yêu nước - Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý .Trong đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Bác đã đúc kết:”Dân ta có một long nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của XH. Yêu nước là dòng chủ lưu chay suốt trường kỳ lịch sử. Đây là nét đặc sắc nhất, là chuẩn mực cao nhất trong hệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, đứng đầu bảng giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự hình thành tư tưởng HCM và tạo động lực to lớn quyết định đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. Đó cũng là cơ sở tư tưởng đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đúng như Người đã nêu: ”Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa Cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. *Tinh Thần đoàn kết Cùng với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc, tương thân tương ái là những giá trị có văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, trong chiến đấu và sản xuất, trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc Việt Nam, tạo động lực to lớn để nhân dân ta đoàn kết chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm, giữ vũng độc lập,chủ quyền dân tộc. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hòa hiếu là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Sinh thời HCM cũng nhiều lần căn dặn: Dân ta xin nhớ chữ đồng, Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh Và Bác là linh hồn, là ngọn cờ tập hợp khố đại đoàn kết toàn dân tộc và ngọn hải đăng soi sáng phong trào đoàn kết quốc tế. *Tinh thần nhân ái Yêu thương, quý trọng con người, tin tưởng con người, đó là những nét nổi bật của truyền thống Việt Nam: từ tình yêu gia đình, tình làng nghĩa xóm, yêu đất nước, phát triển rộng ra thành tình nghĩa năm châu, bốn biển, tình yêu thương những người nghèo khổ bị áp bức bóc lột trên thế giới. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh chính là sự kế thừa, phát triển và nâng lên đỉnh cao mới của tinh thần nhân ái Việt Nam, Người nói: ”Tôi chỉ có một sự ham muốn,ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”. Vì ham muốn đó, Người đã dâng hiến trọn cuộc đời và hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp giải phóng con người. *Ngoài ra, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời, cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất. Tinh thần hiếu học cần cù, sáng tạo là đặc trưng nổi bật của truyền thống văn hóa Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã chắt lọc và kế thừa một cách xuất sắc. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của những giá trị truyền thống đó. Câu 2: Vai trò của CN Mác-Lênin đối với sự hình thành TT HCM: Chủ nghĩa Mác-Lênin đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: ”Chủ Nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ: Chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta giành thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác Lênin. Điều đó chững minh vai trò ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác Lênin đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác-Lênin theo phương pháp nhận thức mácxit, cốt nắm lấy cái tinh thần, bản chất chứ không trói buộc trong cái vỏ ngôn từ, câu chữ. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Người nhắc nhở: Học chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có lý. Nếu học chủ nghĩa Mác-Lênin mà sống với nhau không có lý thì không gọi là chủ nghĩa Mác được. Câu 3: Những luận điểm cơ bản trong TT HCM về CM giải phóng dân tộc: *Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. * Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng lãnh đạo * Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân trên nền tảng liên minh công – nông – tri thức. * Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. * Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng. Luận điểm:”Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lới trước cách mạng vô sản ở chính quốc” thể hiện sự sang tạo nổi bật của Hồ Chí Minh, vì luận điểm thể hiện tư duy độc lập của Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học, được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, góp phần phát triển lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo Hồ Chí Minh khẳng định sức sống và nọc độc của chủ nghĩa đế quốc tập trung ở các nước thuộc địa.Chính sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc thuộc địa với CNTB Người viết: ”Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa”,”…nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa”. -Trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Cho nên, phải “làm cho các dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau, đoàn kết với nha để tạo cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, làm một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. -Trong khi yêu cầu QT thứ III và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng. Vận dụng công thức của C.Mác: ”Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Người đi đến luận điểm: ”Công cuộc giải phóng an em(tức nhân dân thuộc địa), chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân; chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Người nói:”Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời tự lực cánh sinh.Trông vào sức mình…Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. b) Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc - Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này vô hình dung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc đia. Hồ Chí Minh đã phê phán và chỉ ra sai lầm của quan điểm đó. - Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc hay quan hệ chính-phụ. -Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc đia có thể giành thắng lợi trước và giúp đỡ cách mạng vô sản ở chính quốc. Bởi vì “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc đia”, và “Ngày mà hàng trăm nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đé quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tay trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận thực tiễn và lý luận to lớn; một cống hiến quan trong vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dan tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ quan chứng minh là hoàn toan đúng đắn. Câu 4:Quan điểm của HCM về đặc trung, bản chất của chủ nghĩa XH: *Bản chất Hồ Chí Minh không có những tác phẩm lý luận trừu tượng, dài hơi về chủ nghĩa xã hội. Để phù hợp với trình độ nhận thức của người Việt Nam, Hồ Chí Minh thường diễn đạt những quan điểm lý luận rất ngắn gọn, dễ hiểu. Mặc dù vậy, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn được Người quán triệt theo đúng tư tưởng lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học. Vẫn la theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú phức tạp được biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống của nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu. -Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người -Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số nào đó của nó, như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Với cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không nên tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung. +Nói một cách mộc mạc, vắn tắt, chủ nghĩa xá hội trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. +Khi nói về chế độ sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa ngân hàng, v.v… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. +Khi nói về xóa bỏ chế độ bóc lột, thực hiện công bằng trong lao động và phân phối theo lao động, chủ nghĩa xã hội là “xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. +Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tees phát triển, năng suất lao động cao và “gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dan”, là một xã hội tạo điều kiện cho mỗi người “phát huy tính cách riêng và sở trường riêng” để “cải tạo đời sống riêng của mình”. +Chủ nghĩa xã hội “là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng”, là chế độ xã hội “do nhân dân lao động làm chủ”. Nói tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội khoa học ở Việt Nam đã thể hiện sự tiếp thu quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác về sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, được bổ sung và phát triển bởi các đặc điểm truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam và phương Đông. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, đạo đức và văn minh, một số xã hội có một hệ thống quan điểm chuẩn mực làm nền tảng để điều chỉnh các mối quan hệ về con người, dân tộc và quốc tế, bảo đảm mọi người đều bình đẳng, các dân tộc đoàn kết, hữu nghị. Chủ nghĩa xã hội là kết quả của quá trình phấn đâu gian khổ, một quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. *Đặc trưng Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh cũng trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Còn về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây: -Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công- nông-lao động trí óc, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân. -Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật. Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao dộng xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học-kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học-kỹ thuật của nhân loại. -Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong chủ nghĩa xã hội không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý. -Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giũa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội tự nhiên. Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 5:Quan niệm của HCM về sự ra đời của ĐCS VN: * Quan điểm của nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa lý luận chủ nghỉa Xã hội khoa học với phong trào công nhân. Nghĩa là khi phong trào công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lenin làm cơ sở lý luận cách mạng, sẽ thúc đẩy phong trào công nhân phát triển và đến một lúc nào đó, chính phong trào này đặt ra yêu cầu khách quan là phải có đảng lãnh đạo để dẫn dắt phong trào tiếp tục phát triển, đi tới chủ nghĩa cộng sản. Luận điểm đó hoàn toàn đúng đắn với các nước Ở phương Tây, khi giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng cách mạng độc lập được lý luận khoa học của Mác dẫn đường. Sự ra đời và phát triển của một loạt Đảng của giai Cấp Vô sản ở các nước Tây Âu cũng như Ở Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng minh tính đúng đắn của luận điểm nêu trên. Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử được thực hiện bằng con đường đặc biệt. * Quan điểm của Hồ Chí Minh Các nước phương Đông ,đặc biệt là ở những nước thuộc địa nửa phong kiến,như Ở Việt Nam,thì luận điểm đó cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với điềukiện cụ thể của nó. Những nước này bị chủ nghĩa thực dân thống trị nền kinh tế hết sức lạc hậu, què quặt. Công nghiệp gần như chưa phát triển, giai cấp công nhân tuy đã ra đời và sống khá tập trung, song còn nhỏ bé. Vì vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa đại diện được cho toàn bộ phong trào dân tộc. Hơn nữa, vấn đề dân lộc cần phải giải quyết trở nên hết sức bức xúc: cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phải hòa chung với phong trào yêu nước của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo những cuộc đấu tranh này. Xuất phát từ tình hình Việt Nam, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu, Hồ Chí Minh khái quát về quy [...]... dưỡng tư tưởng đúng đắng và tình cảm cao đẹp Tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người Tư. .. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc Lý tư ng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của 1 Đảng, một dân tộc Đói với nhân dân VN, đó là lý tư ng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Một khi lý tư ng này phai nhạt thì không thể nói tới thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Chính... đức:cần,kiệm,liêm,chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người” Bác cũng nhấn mạnh:Cần,kiệm,liêm,chính rất cần thiết đối với người cán bộ,đảng viên.Cần,kiệm,liêm,chính còn là thước đó sự giàu có về vật chất,vững mạnh về tinh thần,sự văn minh của dân tộc + Chí công vô tư :là ham làm những việc ích quốc,lợi dân,không ham địa vị,không màng công danh,vinh... dân dù nhỏ cũng phải cố gắng tránh Dân là gốc của nước Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm sao cho dân được học hành -Một Nhà nước vì dân,theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc,làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải ”làm quan cách mạng” để ”đè đầu cưỡi cổ nhân... mạng a Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng - Chiến lược: được hiểu là phương châm và biện pháp có tính toàn cục được vận dụng trong suốt tiển trình cách mạng - Đoàn kết, đại đoàn kết, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng nhất quán xuyên suốt trong đường lối chiển lược cách mạng, là vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn,... sạch,không tham lam,địa vị,tiền của,danh tiếng,sung sướng,không tâng bốc mình.Hành vi trái với chữ liêm là…cậy quyền thế đục khoét,ăn của dân,hoặc trộm công làm của riêng +Chính :là không tà,thẳng thắn,đứng đắn đối với mình,với người,với việc - Đối với mình:không tự cao,tự đại,luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ,luôn kiểm đieerm chính mình để phát huy điều hay,sửa đổi điều dở -Đối với người: không nịnh... khinh người dưới;luôn giữ thái độ chân thành,khiêm tốn,đoàn kết,không dối tra,lừa lọc -Đối với việc :đẻ việc công lên trên việc tue,làm việc gì cho đến nơi,đến chốn,không ngại khó,nguy hiểm,cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước -Theo Hồ Chí Minh, Cần,kiệm , liêm ,chính là”tứ đức”không thể thiếu được của con người.Người viết: “Trời có bốn mùa :Xuân,Hạ,Thu,Đông Đất có bốn phương:Đông,Tây,Nam,Bắc Người... lao động cao Theo Hồ Chí Minh, “Cần” phải đi liền với “Kiệm”, cần mà không kiệm cũng giống như “gió vào nhà trống”, “thùng không đáy” Người yêu cầu mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội phải thực hiện cần, kiệm Một dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ +Liêm : “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân,không xâm phạm một... hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể,nâng cao đạo đức cách mạng,quét sạch chủ nghĩa cá nhân.Chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm,còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh viết:”Một dân tộc,một đáng và mỗi con người ,ngày hôm qua là vĩ đại,có sức hấp dẫn lớn,không nhất định hôm nay vẫn được mọi ngươig yêu mến và ca ngợi,nếu lòng dạ không trong sáng nữa,nếu sa vào chủ nghĩa cá nhâ: Chí công... hợp với phong trào công nhân Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam, phải kể đến phong trào nông dân Đầu thế kỉ XX, nông dân Việt Nam chiếm tới khoảng 90% dân số Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối, không có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp người nông dân nghèo Do đó, giữa phong trào công nhân và phong trào . quốc dân đi. Câu 9: Chuẩn mực đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” trong TTHCM: Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của con người. Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 05/05/2015, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w