Ki niem 1000 nam Thang Long - Ha Noi

3 269 0
Ki niem 1000 nam Thang Long - Ha Noi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI, NHÌN LẠI CHIẾU DỜI ĐÔ CỦA VUA LÝ CÔNG UẨN NĂM 1010 Đất nước vào thu với đầy ắp những sự kiện lịch sử trọng đại, kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9. Đối với thủ đô Hà Nội mùa thu lại mang một ý nghĩa đặc biệt – Thủ đô Hà Nội sẽ tròn 1000 năm tuổi. Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, Thăng Long – Hà Nội đã ghi dấu ấn đậm nét của mình là một kinh đô cổ kính, uy nghi của các triều đại phong kiến độc lập, một thủ đô oai hùng, hiên ngang trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và một thủ đô thanh lịch, hào hoa trên bước đường hội nhập, phát triển của đất nước. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta hãy dành một chút thời gian để nhìn về quá khứ của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Không phải ngẫu nhiên mà Thăng Long – Hà Nội được vua Lý Công Uẩn chọn làm nơi định đô lâu dài của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gần 20 năm trị vì (1009 – 1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc, vua Lý Công Uẩn đã có một đóng góp nổi bật mang lại ý nghĩa lịch sử - đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long. Nước Đại Việt kể từ triều đại Vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử hoặc là chọn vùng ảnh hưởng hoặc quê hương của vị vua triều đại đó, vì vậy mà đất Phong Châu của Vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh. Nhưng đến Lý Công Uẩn thì ông lại không chọn quê hương Kinh Bắc mặc dù đó là quê gốc của ông, mà lại chọn Đại La làm kinh đô. Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều đại: Triều Đinh (968 – 979) và triều Tiền Lê (980 – 1009), đó là vùng núi non hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân sự và mang tính chất phòng thủ của một chính quyền độc lập còn non trẻ, phải đối mặt với nhiều mối đe dọa của thù trong, giặc ngoài. Với địa thế lợi hại của Hoa Lư, triều Đinh đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia, triều Tiền Lê đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 1 Trong 41 năm (968 – 1009), kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó. Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh đô đối với vận mệnh của đất nước và vương triều, theo ông, việc định đô phải nhằm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời”. Ông nhận thấy “Thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp không đủ làm chổ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác”. Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu dời đô, nói rõ lý do dời đô và quyết định chọn thành Đại La (Hà Nội) làm đô thành của nước Đại Việt. Bài chiếu có đoạn viết: “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa, thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Tháng 8 năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La, thuyền đỗ ở dưới thành thấy “có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long”. Tên gọi Thăng Long tương trưng thế đi lên của kinh đô và cũng là của đất nước. Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long ngay sau khi ông lên ngôi vua một năm, không đơn giản chỉ là việc di chuyển kin h đô từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà nó thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng của người khởi nghiệp nhà Lý, phản ánh sự trưởng thành của dân tộc ta, thể hiện sức sống của một dân tộc anh hùng. Từ sự lựa chọn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ ở thế kỉ XI, Thăng Long – Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của Chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây 1000 năm. Bốn câu thơ trong bài thơ “Thăng Long nghìn tuổi” của nhà thơ Huy Cận phần nào đã nói lên sức sống mãnh liệt của Chiếu dời đô cũng như công lao to lớn của vua Lý Thái Tổ trong vai trò đặt nền tảng cho Thăng Long – Hà Nội hôm nay: “Đây Thăng Long đất sắp tròn nghìn tuổi Rồng bay lên ngày tháng tốt tâu vua 2 Lý Công Uẩn mắt thần nhìn nước non mở hội Bốn phương trời Đại Việt lập kinh đô” Phát huy truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thủ đô xanh, vì hòa bình của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một thủ đô đang trên bước đường đổi mới, hội nhập và dựng xây, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch của đất nước. 3 . sẽ tròn 1000 năm tuổi. Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, Thăng Long – Hà Nội đã ghi dấu ấn đậm nét của mình là một kinh đô cổ kính, uy nghi của các triều đại phong ki n độc. lại không chọn quê hương Kinh Bắc mặc dù đó là quê gốc của ông, mà lại chọn Đại La làm kinh đô. Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều đại: Triều Đinh. đó đổi tên thành là thành Thăng Long . Tên gọi Thăng Long tương trưng thế đi lên của kinh đô và cũng là của đất nước. Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long ngay sau khi ông lên ngôi

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan