hoa hay hay hay

4 167 0
hoa hay hay hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I – NĂM 2010 MÔN: HOÁ HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi 135 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu: Từ câu 01 đến câu 40) Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm một anđehit Y và 0,1 mol fomanđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 51,84 gam bạc. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X ở trên thì thu được 3,136 lít CO 2 (ở đktc). Công thức cấu tạo của Y là A. CH 3 CHO. B. HCHO. C. OHC-CHO. D. OHC-CH 2 -CHO. Câu 2: Cho năm chất: NH 3 (1), CH 3 NH 2 (2), KOH (3), C 6 H 5 NH 2 (4), (CH 3 ) 2 NH (5). Tính bazơ của các chất tăng dần theo dãy nào sau đây ? A. (1), (2), (5), (4), (3). B. (4), (2), (5), (1), (3). C. (3), (5), (2), (1), (4). D. (4), (1), (2), (5), (3). Câu 3: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong một bình kín: N 2 (khí) + 3H 2 (khí) 2NH 3 (khí) ∆ H < 0 Khi tiến hành biện pháp nào dưới đây thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ? A. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất bình. B. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất bình. C. Tăng nồng độ NH 3 . D. Thêm bột sắt làm xúc tác. Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Fe(NO 3 ) 2 là A. AgNO 3 , NaOH, Cu, HCl. B. AgNO 3 , Cl 2 , NH 3 , HCl. C. Mg, Cl 2 , NaOH, NaCl. D. KI, Cl 2 , NH 3 , NaOH. Câu 5: Khi oxi hóa C 2 H 5 OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp hơi X chỉ gồm CH 3 CHO, H 2 O và C 2 H 5 OH dư. X có khối lượng phân tử trung bình bằng 36 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa C 2 H 5 OH đã xảy ra là A. 87,5%. B. 26%. C. 50%. D. 25%. Câu 6: Cho các cặp chất sau đây tác dụng với nhau: O 2 + Cl 2 (1); H 2 S + SO 2 (2); CuS + dung dịch HCl (3); tinh thể NaNO 3 + dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (4); HI + dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (5); dung dịch hỗn hợp NaOH và H 2 O 2 + dung dịch CrCl 3 (6). Các cặp chất không xảy ra phản ứng là A. (1); (3). B. (1); (3); (6). C. (2); (3); (4). D. (1); (3); (5); (6). Câu 7: Một axit vô cơ có dạng H n RO 3 . Thành phần % khối lượng của R trong muối natri trung hòa của axit này là 22,95%. R là nguyên tố nào sau đây ? A. Silic. B. Nitơ. C. Cacbon. D. Lưu huỳnh. Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng polime sinh ra từ phản ứng đồng trùng hợp isopren với acrilonitrin bằng lượng O 2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí chứa 58,33% CO 2 về thể tích. Tỉ lệ số mắt xích isopren và acrilonitrin trong polime đó tương ứng là A. 1 : 3. B. 3 : 1. C. 2 : 1. D. 1 : 2. Câu 9: Phản ứng hóa học nào sau đây sai ? A. 2Ag 2 S + 3O 2 0 t → 2Ag 2 O + 2SO 2 B. SiO 2 + Na 2 CO 3 0 t → Na 2 SiO 3 + CO 2 C. ZnO + C 0 t → Zn + CO D. 3Fe 2 O 3 + CO 0 t → 2Fe 3 O 4 + CO 2 Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng ? A. Thủy phân chất béo trong dung dịch HCl là phản ứng xà phòng hóa. B. Phản ứng giữa xenlulozơ với anhiđrit axetic là phản ứng este hóa. C. Xà phòng làm sạch vết bẩn vì cho phản ứng hóa học với chất bẩn. D. Có thể dùng chất giặt rửa tổng hợp để giặt áo quần trong nước cứng. Câu 11: Để trung hòa V ml dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 13 người ta dùng 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Giá trị của V là A. 250. B. 500. C. 1000. D. 100. Câu 12: Để phân biệt bốn dung dịch riêng biệt: NH 3 , NaOH, BaCl 2 , NaCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng dung dịch A. H 2 SO 4 . B. AgNO 3 . C. FeCl 3 . D. CuSO 4 . Câu 13: Cho 0,5 mol hỗn hợp X gồm ancol benzylic, anđehit fomic, axit fomic phản ứng với Na dư, thu được 4,48 lít H 2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 0,5 mol X tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 thì thu được 64,8 gam bạc. Khối lượng của ancol benzylic trong X là A. 3,0 gam. B. 32,4 gam. C. 4,6 gam. D. 28,2 gam. Trang 1/4 - Mã đề thi 135 → ← Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 0,07 mol CO 2 vào 250ml dung dịch NaOH 0,32M thu được dung dịch G. Thêm 250 ml dung dịch gồm BaCl 2 0,16M và Ba(OH) 2 nồng độ xM vào dung dịch G thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,04. B. 0,03. C. 0,06. D. 0,02. Câu 15: Phân bón phức hợp amophot là hỗn hợp của A. NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 . B. NH 4 NO 3 và Ca 3 (PO 4 ) 2 . C. NH 4 H 2 PO 4 và Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. (NH 4 ) 2 HPO 4 và (NH 4 ) 3 PO 4 . Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hóa: C 2 H 2 → X → Y → CH 3 COOH. Trong số các chất : C 2 H 4 , C 2 H 6 , CH 3 CHO, CH 3 COOCH=CH 2 thì số chất phù hợp với X là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 17: Khi cho 0,15 mol este X (X tạo bởi một axit cacboxylic chứa 2 nhóm –COOH và một ancol đơn chức Y) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 13,8 gam Y và một muối có khối lượng ít hơn khối lượng X là 7,5% (so với X). Công thức cấu tạo của X là A. (COOCH 3 ) 2 . B. CH 2 (COOC 2 H 5 ) 2 . C. CH 2 (COOCH 3 ) 2 . D. (COOC 2 H 5 ) 2 . Câu 18: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N. Cho 17,8 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 18,8 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H 2 NCOOCH 2 CH 3 . B. CH 2 =CHCOONH 4 . C. H 2 NC 2 H 4 COOH. D. H 2 NCH 2 COOCH 3 . Câu 19: Khi cho thanh Zn vào dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt Hg vào thì A. phản ứng không xảy ra. B. không thay đổi tốc độ phản ứng. C. phản ứng xảy ra chậm hơn. D. phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 20: Nung nóng 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO 3 ) 2 và Cu trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng 0,5M. Khối lượng của Cu(NO 3 ) 2 trong X là A. 23,5 gam. B. 18,8 gam. C. 14,1 gam. D. 28,2 gam. Câu 21: Cho 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 0,5M và NaAlO 2 (hay Na[Al(OH) 4 ]) 1,5M. Thêm từ từ dung dịch H 2 SO 4 0,5M vào dung dịch X cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần, thu được kết tủa Y. Đem nung kết tủa Y này đến khối lượng không đổi thu được 24,32 gam chất rắn Z. Thể tích dung dịch H 2 SO 4 0,5M đã dùng là A. 1,1 lít. B. 0,55 lít. C. 1,34 lít. D. 0,67 lít. Câu 22: Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (ở đktc) vào 250ml dung dịch Br 2 1M, ở điều kiện thích hợp đến khi brom mất màu hoàn toàn thu được hỗn hợp lỏng X, trong đó khối lượng sản phẩm cộng 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng 1,2. Khối lượng của sản phẩm cộng 1,2 có trong hỗn hợp X là A. 12,84 gam. B. 16,05 gam. C. 1,605 gam. D. 6,42 gam. Câu 23: Một loại nước cứng chứa các ion : 2+ 2 3 Ca , Mg , HCO , Cl . + − − Để làm giảm tính cứng của loại nước cứng này tốt nhất ta dùng A. dung dịch NaOH. B. cách đun sôi. C. dung dịch Na 2 CO 3 . D. dung dịch HCl. Câu 24: Nguyên tố nào sau đây có bán kính ion nhỏ hơn bán kính nguyên tử tương ứng ? A. Lưu huỳnh. B. Photpho. C. Nhôm. D. Clo. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp X gồm CH 3 OH, C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH, thu được m gam H 2 O và 3,36 lít khí CO 2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 4,5. B. 6,75. C. 8,1. D. 10,8. Câu 26: Cho 1,5 gam hiđrocacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác, 1,68 lít khí X (ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br 2 1M. Giá trị của V là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,25. Câu 27: Cho phản ứng: Cr 2 S 3 + Mn(NO 3 ) 2 + K 2 CO 3 → K 2 CrO 4 + K 2 SO 4 + K 2 MnO 4 + NO + CO 2 Tổng hệ số của các chất tham gia (nguyên, tối giản) khi phản ứng cân bằng là A. 36. B. 24. C. 26. D. 18. Câu 28: Cho dãy chất : HOCH 2 CH 2 OH, CH 3 CH(OH)COOH, CH 2 =CHCOOH, H 2 N(CH 2 ) 6 NH 2 , HOOC(CH 2 ) 4 COOH, H 2 NCH 2 COOH. Số chất trong dãy có thể tự trùng ngưng là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 29: Cho hỗn hợp M gồm 2 hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức. Lượng ancol thu được cho tác dụng với Na dư tạo ra 1,68 lít khí (ở đktc). X, Y lần lượt là A. 1 axit và 1 este. B. 1 ancol và 1 axit. C. 2 axit. D. 2 este. Câu 30: Cho m gam bột Fe tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch X thu được 51,2 gam muối khan. Biết rằng số mol Fe ban đầu bằng 31,25% số mol HNO 3 phản ứng. Giá trị của m là A. 20,72. B. 10,36. C. 28. D. 14. Trang 2/4 - Mã đề thi 135 Câu 31: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO 3 loãng dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 46,88. B. 41,58. C. 47,78. D. 41,3. Câu 32: Để trung hòa 25,6 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic đa chức cần dùng 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Sau phản ứng cô cạn thu được khối lượng muối khan là A. 41,6 gam. B. 43,5 gam. C. 60,6 gam. D. 34,4 gam. Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al (trong đó Al chiếm 37,156% về khối lượng) tác dụng với H 2 O dư thu được V lít khí H 2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là A. 21,8 và 10,08. B. 19,1 và 9,408. C. 19,1 và 10,08. D. 21,8 và 8,96. Câu 34: Cặp chất phản ứng được với CH 3 COCH 3 là A. H 2 và HCN. B. H 2 và Na. C. dung dịch Br 2 và dung dịch KMnO 4 . D. HCN và Na. Câu 35: Một chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử X chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 . Khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol H 2 bằng số mol của X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử bằng 90 đvC. X có số công thức cấu tạo phù hợp là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 36: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,6M và CuSO 4 1M với cường độ dòng điện I = 2,68 ampe trong thời gian 2 giờ (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất điện phân 100%). Thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) là A. 2,688 lít. B. 2,24 lít. C. 1,344 lít. D. 1,792 lít. Câu 37: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam X thì thu được 0,31 mol CO 2 và 0,28 mol H 2 O. Còn khi cho 6,2 gam X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được 0,04 mol Z. Thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là A. 36,72%. B. 42,86%. C. 32,15%. D. 57,14%. Câu 38: Cho 0,15 mol một α - amino axit X phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được 31,35 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là A. HOOC-CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH. B. H 2 N-CH(CH 3 )COOH. C. H 2 N-C(CH 3 )(COOH) 2 . D. H 2 N-CH 2 CH 2 COOH. Câu 39: Dãy gồm những cacbohiđrat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là A. glucozơ, fructozơ, tinh bột. B. glucozơ, fructozơ, mantozơ. C. glucozơ, mantozơ, saccarozơ. D. glucozơ, mantozơ, xenlulozơ. Câu 40: Cặp dung dịch khi cho vào nhau không có kết tủa tách ra là A. CaSO 4 và MgCl 2 . B. Pb(NO 3 ) 2 và H 2 S. C. Ca(OH) 2 và NaHCO 3 . D. NaAlO 2 và AlCl 3 . II. PHẦN RIÊNG (Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần sau: phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu: Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Chất X có công thức phân tử là C 3 H 6 O. Khi cho X vào dung dịch KMnO 4 thì thu được chất Y có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 , còn khi X tác dụng với H 2 (Ni, t 0 ) thì thu được một ancol no đơn chức. Tên gọi của X là A. propan-2-ol. B. propanal. C. propan-1-ol. D. propen-1-ol. Câu 42: Cho dãy chất: phenol, natri phenolat, axit acrylic, etyl axetat, anilin, phenylamoni nitrat, glyxin. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 43: Fructozơ không phản ứng được với A. Cu(OH) 2 /dung dịch NaOH, t o . B. dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. nước brom. D. H 2 (xúc tác Ni, t o ). Câu 44: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm CH 3 CHO, CH 2 =CHCOOH và CH ≡ C-COOH phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 (dư) thu được 41 gam hỗn hợp kết tủa. Mặt khác, khi cho 0,3 mol X tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc). Khối lượng của CH ≡ C-COOH trong X là A. 14 gam. B. 10,5 gam. C. 3,5 gam. D. 7 gam. Câu 45: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm lượng nhỏ khí Cl 2 . Phương pháp tốt nhất dùng để loại bỏ khí độc này là A. phun dung dịch KBr. B. để hở lọ đựng dung dịch NH 3 đặc. C. phun dung dịch NaOH. D. phun dung dịch Ca(OH) 2 . Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Quặng hematit đỏ dùng để sản xuất gang. B. Phèn nhôm-kali là chất thường dùng làm trong nước đục. C. Quặng boxit dùng để sản xuất nhôm. D. Quặng manhetit thường dùng để luyện thép. Trang 3/4 - Mã đề thi 135 Câu 47: Từ một anđehit no, đơn chức, mạch hở X có thể chuyển hoá thành ancol Y và axit Z tương ứng để điều chế este T. Khi đun nóng m gam T với dung dịch KOH dư thu được m 1 gam muối, nếu đun nóng T với dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được m 2 gam muối. Biết rằng: m 2 < m < m 1 . Công thức của X là A. CH 3 CHO. B. C 2 H 3 CHO. C. HCHO. D. C 2 H 5 CHO. Câu 48: Cho 1,76 gam hỗn hợp bột X gồm Cu, Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào 100 ml dung dịch AgNO 3 1M, khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được là A. 6,48 gam. B. 8,56 gam. C. 10,8 gam. D. 8,64 gam. Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam một oxit kim loại X trong dung dịch HNO 3 loãng (vừa đủ), thu được 0,112 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y này có khả năng hòa tan nhiều nhất 0,84 gam Fe. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? A. 1,2. B. 2,82. C. 3,63. D. 4,05. Câu 50: Khi hòa tan SO 2 vào nước có cân bằng sau: SO 2 + H 2 O HSO − 3 + H + Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Khi thêm dung dịch Na 2 CO 3 vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Khi đun nóng thì không chuyển dịch cân bằng hóa học. C. Khi thêm dung dịch K 2 SO 3 vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. Khi thêm dung dịch H 2 SO 4 vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu: Từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: ( ) o Ni–X E 0,40V; = ( ) o Y–Ni E 0,50V; = ( ) o Ni–Z E 1,76V = (X, Y, Z là các kim loại khác sắt). Khi điện phân dung dịch hỗn hợp muối clorua tạo ra từ các kim loại X, Y, Z, Ni thì thứ tự thu được các kim loại ở catot là A. Z, X, Ni, Y. B. Z, Ni, X, Y. C. Y, X, Ni, Z. D. X, Y, Ni, Z. Câu 52: Cho sơ đồ chuyển hóa: Cr o +HCl, t → X 2 +Cl → Y +NaOH → Z +NaOH → Na[Cr(OH) 4 ] 2 +(Cl +NaOH) → T +BaCl → 2 BaCrO 4 Số phản ứng oxi hóa - khử trong sơ đồ trên là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 53: Để đốt cháy hoàn toàn 22,23 gam một cacbohiđrat X cần dùng vừa đủ 0,78 mol O 2 . Công thức đơn giản nhất của X là A. C 6 H 10 O 5 . B. C 6 H 12 O 6 . C. C 12 H 22 O 11 . D. CH 2 O. Câu 54: Cho 1,8 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, rồi đem toàn bộ sản phẩm tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , thu được 10,8 gam Ag. Công thức phân tử của X là A. C 4 H 6 O 2 . B. C 4 H 4 O 2 . C. C 2 H 4 O 2 . D. C 3 H 4 O 2 . Câu 55: Biết hằng số phân li bazơ của NO 2 − là K b = 2,5.10 11− . Dung dịch NaNO 2 1M có pH là A. 8. B. 11. C. 9,3. D. 8,7. Câu 56: Khi cho 1 mol anđehit mạch hở X tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , thu được tối đa 2 mol Ag. Mặt khác, nếu cho X tác dụng hoàn toàn với H 2 dư (Ni, nung nóng) thì thu được ancol A. no, đơn chức, mạch hở bậc 1. B. no, 2 chức, mạch hở bậc 2. C. no, 2 chức, mạch hở bậc 1. D. no, đơn chức, mạch hở bậc 2. Câu 57: Cho 21 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Cu vào dung dịch Ba(OH) 2 đến khi ngừng thoát khí, thu được 16,8 lít H 2 (ở đktc) và còn lại chất rắn Y. Hòa tan lượng Y này bằng dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch Z. Cho lượng dư dung dịch NH 3 vào Z thu được 11,7 gam kết tủa. Khối lượng của Cu trong X là A. 7,68 gam. B. 17,55 gam. C. 3,45 gam. D. 13,32 gam. Câu 58: Trong sơ đồ chuyển hóa: Axit β - amino propionic 2 +HNO → X 0 2 4 H SOđăc, t → Y +NaOH → Z o +NaOH (CaO, t ) → T Chất hữu cơ T là A. C 2 H 4 . B. C 2 H 6 . C. CH 4 . D. C 3 H 8 . Câu 59: Cho luồng khí NH 3 dư lần lượt qua các bình chứa các chất sau: bình (1) chứa CrO 3 nung nóng; bình (2) chứa AgCl và H 2 O; bình (3) chứa khí Cl 2 ; bình (4) chứa Fe(OH) 2 ; bình (5) chứa dung dịch AlCl 3 . Số bình có phản ứng xảy ra là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 60: Dãy gồm các chất đều chỉ bằng một phản ứng tạo ra được C 2 H 5 OH là A. C 2 H 4 , CH 3 CHO, C 2 H 5 Cl, HCOOCH 3 . B. C 2 H 4 , C 2 H 5 Cl, C 2 H 5 ONa, CH 3 COOCH 3 . C. CH 3 CHO, CH 3 COOC 2 H 5 , C 2 H 2 , glucozơ. D. CH 3 CHO, HCOOC 2 H 5 , tinh bột, glucozơ. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 135 → ← . cho thanh Zn vào dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt Hg vào thì A. phản ứng không xảy ra. B. không thay đổi tốc độ phản ứng. C. phản ứng xảy ra chậm hơn. D. phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 20: Nung. 18,8 gam. C. 14,1 gam. D. 28,2 gam. Câu 21: Cho 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 0,5M và NaAlO 2 (hay Na[Al(OH) 4 ]) 1,5M. Thêm từ từ dung dịch H 2 SO 4 0,5M vào dung dịch X cho đến khi kết tủa

Ngày đăng: 03/05/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan