SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1(4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( o C) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( o C) Nhiệt độ trung bình năm ( o C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP.Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Hãy: a) Tính biên độ nhiệt độ trung bình giữa tháng I và tháng VII tại các địa điểm trên. b) Trên cơ sở bảng số liệu đã cho và số liệu vừa tính toán (biên độ nhiệt) hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó. Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Khí hậu) và kiến thức đã học hãy xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta. Câu 3 (4,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm và ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta. Hết (Học sinh đựợc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành để làm bài) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN ĐỊA LÍ 12 Câu Nội dung Điểm Câu 1: 4 đ a. Tính biên độ nhiệt: Địa điểm Biên độ nhiệt ( o C) Lạng Sơn 13,7 Hà Nội 12,5 Huế 9,7 Đà Nẵng 7,8 Quy Nhơn 6,7 TP.Hồ Chí Minh 1,3 - HS tính đúng 1 số liệu ghi 0,25 đ; 2-3 ghi 0,5 đ 1,0 b) Nhận xét và giải thích *) Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng I có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ giữa lạng Sơn (13,3 o C) và TP.Hồ Chí Minh (25,8 o C) chênh nhau 12,5 o C. - Nhiệt độ trung bình tháng VII cao (từ 27 o C – 29,7 o C), không có sự thay đổi nhiều giữa miền Bắc và miền Nam. Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau 0,1 o C. Từ Huế vào đến Quy Nhơn nhiệt độ có cao hơn một chút, do ảnh hưởng của gió Lào. - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. - Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam. *) Giải thích: - Càng vào phía Nam, góc nhập xạ càng lớn. - Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng dài. - Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần, gần như chặn lại từ dãy Bạch Mã trở vào. 3,0 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 1,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2: 2 đ Xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta: - Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta đều đi từ phía Đông (Biển Đông). Sau đó di chuyển về hướng Tây, Tây - Bắc, thậm chí cả hướng Tây – Nam. - Một số cơn bão di chuyển không theo quy luật, rất phức tạp. - Một số cơn bão tan ngay ngoài biển, một số đổ bộ vào đất liền. - Thời gian họat động của bão thường bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 11. Tần suất mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 10, đặc biệt là tháng 9 (từ 1,3 – 1,7 cơn bão/tháng). - Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung. - Hậu quả: bão thường có gió mạnh, mưa lớn, nước dâng gây lũ lụt. . . làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng tới đới sống và họat động sản xuất nhất là dân cư sống ven biển. 2,0 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 Câu 3: 4 đ a) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam: - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. - Giới hạn tọa độ địa lí phần đất liền: + Điểm cực Bắc: 23 o 23’B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam: 8 o 34’B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây: 102 o 09’Đ xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông: 109 o 24’Đ xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Trên vùng biển còn kéo dài đến khoảng vĩ độ 6 o 50’B và từ khỏang kinh độ 101 o Đ – 117 o 20’Đ. - Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. b) Ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta: - Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ và độ ẩm cao. Thiên nhiên khác hẳn với các nước cùng vĩ độ. - Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; giữa hai vành đai sinh khoáng; trên đường di lưu và di cư của động thực vật nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật quí giá. - Vị trí và hình thể đất nước tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. - Khó khăn: nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…). 2,0 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 *) Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn ghi điểm cho học sinh. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM HỌC 2010-2011 Nội dung Các kỹ năng sống cần được giáo dục Biết Hiểu Vận dụng kỹ năng Phân tích Tổng hợp Tổng điểm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Tư duy; Làm chủ bản thân. 3(1,0đ) 3(1,0đ) 3(2,0đ) 4,0đ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giao tiếp; Tư duy; Giải quyết vấn đề. 2(0,5đ) 2(1,0đ) 2(0,5đ) 2,0đ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Tư duy; Giải quyết vấn đề. 1(1,5đ) 1(1,0đ) 1(1,5đ) 4,0đ Tổng điểm 1,5đ 2,5đ 2,0đ 2,0đ 2,0đ 10,0đ . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1(4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN ĐỊA LÍ 12 Câu Nội dung Điểm Câu 1: 4 đ a. Tính biên độ nhiệt: Địa điểm Biên độ nhiệt ( o C) Lạng Sơn 13,7 Hà Nội 12, 5 Huế 9,7 Đà Nẵng. KHIÊM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM HỌC 2010-2011 Nội dung Các kỹ năng sống cần được giáo dục Biết Hiểu Vận dụng kỹ năng Phân tích Tổng hợp Tổng điểm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh