TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI TỔ SINH HỌC-ĐỊA LÍ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN- ĐỊA LÍ - LỚP 12 (Thời gian 45 phút-không kể giao đề) I. PHẦN BẮT BUỘC Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1975 1980 1990 1995 2005 Diện tích 172,8 256,0 657,3 902,3 1 633,6 a. Tính tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta trong thời gian trên ? (0,5 điểm) b. Từ số liệu đã tính, vẽ biểu đồ biểu diễn thể hiện tốc độ gia tăng diện tích cây công nghiệp của nước ta trong thời gian trên. (1,5 điểm) c. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải tích sự gia tăng diện tích cây công nghiệp của nước ta trong thời gian trên? (1,0 điểm) Câu 2: Cho bảng số liệu dưới đây Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta. (Đơn vị: %) Năm 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005 Khu vực I 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Khu vực II 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Khu vực III 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 a. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời gian trên. (1,0 điểm) b. Giải thích nguyên nhân sự chuyển dịch trên? (1,0 điểm) II.PHẦN TỰ CHỌN (học sinh chọn câu A hoặc câu B) Câu A: 1.Chứng tỏ Việt nam là nước đông dân, vấn đề dân đông đem lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì ? (1,0 điểm) 2.Nêu các hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay ? (1,5 điểm) 3.Trình bày những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản của nước ta ? (1,5 điểm) 4.Nêu các nguyên nhân tạo nên sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta ? (1,0 điểm) Câu B: 1.Dựa vào Atlat trang 15, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta ? (1,0 điểm) 2.Dựa vào Atlat trang 21, nêu sự phân hoá công nghiệp nước ta theo lãnh thổ ? (1,0 điểm) 3.Dựa vào Atlat trang 18 và 19 nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm theo địa phương (ít nhất là 3 địa phương) ? (1,5 điểm) 4.Dựa vào Atlat trang 15, (biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm) tính tỉ lệ dân nông thôn và dân thành thị của nước ta trong thời gian trên. (0,5 điểm) Nhận xét sự phát triển và sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta theo thành thị và nông thôn của nước ta trong thời gian trên ? (1,0 điểm) Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI TỔ SINH HỌC-ĐỊA LÍ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN - ĐỊA LÍ – LỚP 12 Câu Nội dung Điể m Câu 1: Câu 2 1. I.PHẦN BẮT BUỘC a. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta trong thời gian 1975-2005 (%) Năm 1975 1980 1990 1995 2005 Diện tích 100.0 148,1 380,4 522,2 945,4 b. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn: đúng, đẹp, đủ (số liệu, đại lượng, khoảng cách năm) nếu sai -0,25 điểm /ý c. Nhận xét: - Cây công nghiệp lâu năm của nước ta tăng rất nhanh trong thời gian trên (tăng 845,4%) -Giải thích: Cây công nghiệp nước ta tăng nhanh trong thời gian qua là do: + Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (khí hậu nóng ẩm, đất feralit ) + Nguồn lao động dồi dào. + Công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu được mở rộng a. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời gian trên: - Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch khá rõ rệt trong thời gian 1990-2005. -Tỉ trọng khu vực I có xu hướng giảm (giảm 17,7%) -Tỉ trọng khu vực có xu hướng tăng (tăng 18,3) -Tỉ trọng khu vực III khá cao nhưng không ổn định. (Nếu nhận xét đúng mà không minh hoạ số liệu chỉ cho đến 0,75 đ) b. Giải thích: -Sự chuyển dịch trên phù hợp với yêu cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. -Nhà nước chú trọng phát triển mạnh công nghiệp làm giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến tỉ trọng công nghiệp tăng. -Nông nghiệp phát triển chậm, tỉ trọng giảm. -Ngành dịch vụ đang có những sắp xếp lại nên tốc độ gia tăng chưa cao, tỉ trọng chậm thay đổi. II.PHẦN TỰ CHỌN (học sinh chọn câu A hoặc câu B) Câu A: *Đặc điểm dân số nước ta: -Dân số Việt Nam năm 2006 là hơn 84 triệu người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới. -Thuận lợi: +Nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ +Thị trường tiêu thụ rộng lớn. -Khó khăn: Gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. *Các hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay: -Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. -Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. -Thực hiện đa dạng hoá hoạt động sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ. -Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu -Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo -Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. *Những điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển ngành thuỷ sản nước ta: -Nước ta có bờ biển dài (3 260 km), vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km 2 ) -Nguồn lợi hải sản phong phú, cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/ năm. -Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm. -Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn -Ven bờ nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ. -Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng, diện tích mặt nước (Còn vài ý nữa (có nhiều đặc sản ) nếu học sinh làm được có thể thưởng điểm, nhưng không vượt quá tổng số điểm của câu) *Các nguyên nhân tạo nên sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta: -Sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên. -Nguồn lao động có tay nghề. -Thị trường. -Vị trí địa lí và kết cấu hạ tầng. Câu B: *Nhận xét sự chuyển dịch CCLĐ phân theo khu vực kinh tế của nước ta: -Cơ cấu lao động nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: +Tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư giảm (giảm 17,3%) +Tỉ trọng lao động công nghiệp xây dựng tăng (tăng 8,6%) +Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng (tăng 8,7%) (Nếu nhận xét đúng mà không có số liệu minh hoạ thì chỉ cho 0,75 đ ) *Sự phân hoá công nghiệp nước ta theo lãnh thổ: -Hoạt động công nghiệp chỉ tập trung trên một số khu vực: +ĐBSH và phụ cận. +Đông Nam Bộ và ĐBSCL. +Duyên hải miền Trung. -Các khu vực còn lại hoạt động công nghiệp hạn chế: Tây Bắc, Tây Nguyên *Sự phân bố cây công nghiệp lâu năm theo địa phương: -Cà phê: Đồng Nai, Đắc Lắc, Kon Tum -Cao su: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước -Chè: Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng -Dừa: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang -Hồ tiêu: Đồng Nai, Đắc Nông, Đắc Lắc -Điều: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương * Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta (%) Năm 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007 Nông thôn 84,3 75,3 80,8 79,9 76,4 75,8 73,1 72,6 Thành thị 15,7 24,7 19,2 20,1 23,6 24,2 26,9 27,4 *Nhận xét: -Dân số thành thị tăng nhanh (tăng 5,35 lần) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Dẫn đến tỉ trọng dân thành thị tăng trong cơ cấu dân số cả nước. -Dân số nông thôn tăng chậm ( tăng 2,43 lần) Dẫn đến tỉ trọng dân nông thôn giảm trong cơ cấu dân số cả nước. 0,25 0,25 0,25 0,25 . 21,0 Khu vực II 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Khu vực III 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 a. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời gian trên (1,0 điểm) 3.Dựa vào Atlat trang 18 và 19 nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm theo địa phương (ít nhất là 3 địa phương) ? (1,5 điểm) 4.Dựa vào Atlat trang 15, (biểu đồ dân số Việt Nam. Cây công nghiệp lâu năm của nước ta tăng rất nhanh trong thời gian trên (tăng 845,4%) -Giải thích: Cây công nghiệp nước ta tăng nhanh trong thời gian qua là do: + Nước ta có nhiều điều kiện để