1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MOT SO CAU HOI VA BTAP VAT LY 8- DIEU THAM KHAO

2 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN : VẬT LÝ 8 LÝ THUYẾT I.CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1) Chuyển động cơ học:- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? -Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? 2)Vận tốc:-Định nghĩa vận tốc, công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc? -Đổi 1m/s = ?km/h và 1km/h = ? m/s 3)Chuyển động đều - Chuyển động không đều:-Định nghĩa chuyển động đều,chuyển động không đều? -Công thức tính vận tốc của chuyển động không đều. 4)Biểu diễn lực: - Taị sao nói lực là một đại lượng vectơ? -Cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực? 5)Sự cân bằng lực – Quán tính:-Định nghĩa hai lực cân bằng ? -Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? 6)Lực ma sát:- Nêu các loại lực ma sát ? Mỗi loại lực ma sát đó sinh ra khi nào? -Cách làm tăng hoặc giảm ma sát trong đời sống và kĩ thuật ? 7)Áp suất: -Áp lực là gì? Định nghĩa áp suất ? Đơn vị của áp suất? -Nêu cách làm tăng hoặc giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật ? 8)Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau – Áp suất khí quyển: -Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? - Công thức tính áp suất chất lỏng?Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. -Nêu đặc điểm của bình thông nhau? - Sự tồn tại của áp suất khí quyển – Thí nghiệm Tô –ri-xe-li 9)Lực đẩy Acsimet: - Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó? -Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet khi vật nhúng ngập trong chất lỏng? 10)Sự nổi: -Nêu điều kiện để vật nổi , vật chìm? -Khi vật nổi thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật được tính như thế nào? 11)Công cơ học: - Khi nào có công cơ học ? - Công thức tính công ? Đơn vị công ? 12) Định luật về công: Phát biểu nội dung định luật về công. II/MỘT SỐ CÔNG THỨC ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI BÀI TẬP : 1)Các câu hỏi và bài tập trong phần vận dụng. 2)Các bài tập trong sách bài tập. 3)Các bài tập liên quan đến các công thức : v = s/t ; v tb = s/t ; p = F/S ; p = d.h ; F A = d.V 4)Các công thức liên quan khi sử dụng máy cơ đơn giản: * Nếu bỏ qua hao phí thì: a/ RRCĐ: F = P, s = h b/ RRĐ: F = P/2, s = 2h c/ MP nghiêng: A 1 = A ⇔ P.h = F.l .P h F l ⇒ = d/ Đòn bẩy: Khi đòn bẩy cân bằng : F 1 l 1 = F 2 l 2 * Khi không bỏ qua hao phí thì: A 1 : Công có ích , A 1 = P.h A : Công toàn phần : công khi sử dụng máy cơ đơn giản. A = A 1 + A 2 ( A 2 : công hao phí : công để thắng lực ma sát , công nâng trọng lượng các bộ phận của máy cơ đơn giản …) Hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = A 1 /A.100% *Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các công thức trên. MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Một vật 0,5 kg đặt trên mặt sàn nắm ngang ( 2 điểm ) a) Hãy kể tên, nêu phương, chiều, độ lớn của các lực tác dụng lên vật. b) Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Bài 2 : Một động cơ ôtô kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 900N. Trong 10 phút công thực hiện được là 3600 kJ. Tính vận tốc của xe. ( 2 điểm) Bài 3 : Treo một vật vào một lực kế trong không khí lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 10N. a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước. b) Tính thể tích của vật c) Tìm trọng lượng riêng của chất làm vật Biết trọng lượng riêng của chất lỏng là 10000N/m 3 Bài 4. Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất ? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế ? (1 điểm) Bài 5. Nêu một ví dụ về ma sát có lợi và cách làm tăng, một ví dụ về ma sát có hại và cách làm giảm? (1 điểm) Bài 6. Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Hãy giải thích tại sao ? (1 điểm) Bài 7. Biểu diễn lực kéo 1500N tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích tùy chọn (1 điểm) Bài 8. Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 300 mét hết 60 giây. Ở quãng đường sau dài 7,5 km hết 30 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường đầu, trên quãng đường sau và trên cả hai quãng đường ? (3 điểm) Bài 9. Treo một vật vào lực kế và đặt chúng trong không khí, thấy lực kế chỉ 15 N. Khi nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 10 N. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m 3 a/ Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước ? b/ Tính trọng lượng riêng của vật ? (2 điểm) Bài 10. Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm thuỷ ngân có nghĩa là thế nào ? Tính áp suất này ra N/m 2 ? Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m 3 (2 điểm) Bài 11. Hai người đạp xe .Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút.,người thứ hai đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h. a)Người nào đi nhanh hơn? b)Nếu hai người khởi hành 1 lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km ? Bài12)Tại sao trong máy móc người ta thường phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau ? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì? Bài13) Dùng ròng rọc động để đưa một vật có trọng lượng 640N lên cao 5m. Người công nhân phải tác dụng lực vào sợi dây là 350N. Tính hiệu suất của ròng rọc? Bài14)Khi bị vấp ta ngã về phía nào? Giải thích. Bài15)Một người đi xe đạp xuống cái dốc dài 100m.Trong 25 m đầu người ấy đi hết 10 giây, quãng đường còn lại đi mất 15 giây.Tính vận tốc trung bình ứng với từng đoạn dốc và cả dốc? Bài16)Một cục nước đá có dạng hình lập phương có cạnh 10 cm được bỏ vào một cốc nước ; phần đá nhô ra khỏi mặt nước là 4cm.Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/ 3 m . a)tính lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên cục đá? b)So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn? Giải thích? Bài17) Một ô tô chạy lên đèo trong thời gian 2giờ 30phút với vận tốc 18km/h và xuống đèo với vận tốc 60km/h trong thời gian 30phút. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường lên đèo và xuống đèo? Bài18) Để đưa một vật có khối lượng 75kg lên cao 1,5m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta dùng lực kéo 225N. a/Tính công phải dùng để đưa vật lên? b/ Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng (bỏ qua ma sát). Bài19. Ph©n tÝch vµ biểu diễn các lực tác dụng lên một vật đang lơ lửng trong chất lỏng. (2đ) Bài 20. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, quãng đường từ nhà đến trường dài 1km. Tính vận tốc trung bình của học sinh ra km/h ? Bài 21. Một ôtô có trọng lượng 18000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 30m 2 . Tính áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang ? . 4cm.Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/ 3 m . a)tính lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên cục đá? b )So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn? Giải thích?

Ngày đăng: 01/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w