1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ HSG SINH 11-THPT LÊ XOAY

3 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 78 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY Năm học 2010-2011 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. a. Khi nào sức căng trương nước (T) xuất hiện và tăng? b. Khi nào T cực đại và cực đại bằng bao nhiêu? Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0? c. Trong công thức S=P-T, S luôn nhỏ hơn P hoặc = P. Có khi nào S>P. Giải thích? d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng? Câu 2: Hãy giải thích: a. Tại sao khi bón nhiều phân cho cây còn non dẫn đến hiện tượng cây bị “chết sót”? b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được? Câu 3: Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định nitơ? Vai trò của quá trình cố định nitơ? Câu 4: Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau: a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu? b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông? Câu 5: Cho một lọ glucozơ, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi: a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào? b. Số thí nghiệm có CO 2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào? Câu 6: So sánh thực vật C 3 , thực vật C 4 về: đại diện, chất nhận CO 2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO 2 , hô hấp sáng, năng suất sinh học? Câu 7: Thí nghiệm chứng minh vai trò của CO 2 với quang hợp như sau: Cho 2 cành rong đuôi chó tương tự nhau vào 2 cốc đựng nước đun sôi để nguội. Thêm ít muối Na 2 CO 3 vào cốc 1. Đổ 1 lớp dầu thực vật lên mặt nước để ngăn cản không khí hoà tan vào nước. Đặt thí nghiệm ra ngoài ánh sáng. Hãy cho biết kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả? Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật? Câu 9: Hãy trình bày: a. Đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh? b. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống? Câu 10: Trình bày cơ chế truyền tin qua xináp? Giải thích cơ sở của việc uống thuốc giảm đau? HẾT Họ, tên thí sinh: SBD Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG 2010-2011 MÔN: SINH HỌC 11 Câu Đáp án Điểm 1 (1 điểm) a. Khi tế bào nhận nước T xuất hiện, nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì T tăng. b. T cực đại khi tế bào bão hòa nước và lúc đó T=P. Khi tế bào mất nước thì T giảm và tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T=0. c. Có, khi đó S=P+T, tức là S>P. Do tế bào mất nước đột ngột, không bào co lại, nhưng chất nguyên sinh không kịp tách rời khỏi thành tế bào, làm thành tế bào lõm vào trong và T xuất hiện với chiều ngược lại, mang dấu S=P-(-T) =P+T. d. T chỉ có thể tăng trong trường hợp tế bào nhận nước mà không thoát được nước. T tăng trong trường hợp sau: +Cây đưa vào trong tối, bão hòa hơi nước trong không gian trồng cây, tăng hàm lượng AAB làm khí khổng đóng. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1 điểm) a. Bón phân quá nhiều > P tt dịch đất tăng > ức chế quá trình hút nước của rễ > cây không hút được nước mà vẫn phải thoát hơi nước > cây héo lá và chết. b. Ở vùng đất ngập mặn có P tt của dịch đất rất cao nên cây không lấy được nước nên bị chết. -Những cây thích nghi với vùng ngập mặn thì trong không bào rễ cây tích luỹ muối nên duy trì P tt rất cao, cao hơn P tt của dịch đất nên cây vẫn hút được nước. Mặt khác cây còn lấy nước qua lá từ nước sương và hút nước chủ động nhờ bơm hút nước có tiêu tốn ATP. 0,5 0,5 3 (1 điểm) *Điều kiện quá trình cố định nitơ: -Có enzim Nitrogenaza và các nguyên tố vi lượng Mo, Fe, Mg. -Có đủ năng lượng ATP. -Có lực khử mạnh Feredoxin, coenzim NAD + , NADP + . -Trong điều kiện kị khí. Do vậy những vi sinh vật nào có đủ 4 điều kiện trên thì sống tự do, còn nếu không đủ 4 điều kiện thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ. *Vai trò: cung cấp lượng nitơ dư thừa cho cây và bổ sung nitơ cho đất. *Sinh vật cố định nitơ: +VSV cộng sinh: Vi khuẩn lam Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu, Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu Rhizobium. +VSV sống tự do gồm dạng hiếu khí, kị khí: Azotobacter, Clostridium, 0,5 0,25 0,25 4 (1 điểm) a. Cúc là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu thời gian ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày thích hợp cho cúc nở hoa. Thắp đèn vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để Cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm vào mùa đông có cuống dài hơn đoá hoa to, đẹp hơn và bán được giá hơn. b. Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè, mùa hè có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. Mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, Thanh long không ra hoa. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để rút ngắn thời gian đêm dài > cây ra hoa. 0,5 0,5 5 (1 điểm) a. Có thể bố trí được 6 thí nghiệm về hô hấp tế bào. b. Số thí nghiệm có CO 2 bay ra là 3 thí nghiệm? -Glucozơ + dịch nghiền tế bào chứa bào quan. -axit pyruvic + dịch chứa ti thể. -axit pyruvic + dịch nghiền tế bào chứa bào quan. 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1 điểm) Đặc điểm Thực vật C 3 Thực vật C 4 I ánh sáng Điểm bão hoà AS bằng 1/3 AS toàn phần Không xác định gần bằng I ánh sáng toàn phần. I quang hợp thấp 40-60mg CO 2 /dm 2 /h Cao 65-80 Điểm bù CO 2 Cao 30-70 ppm thấp 5-10 ppm Chất nhận CO 2 đầu tiên RiDP PEP, RiDP Sản phẩm QH đầu tiên APG ( 3C ) AOA, APG 1,0 Hô hấp sáng Có, tiêu hao 30-40% sản phẩm QH Không hoặc rất nhỏ Năng suất sinh học Trung bình Cao gấp đôi cây C 3 Đối tượng TV ôn đới, cận nhiệt đới: lúa, đậu, khoai, sắn… TV nhiệt đới: Ngô, lúa mì, kê, vừng, rau dền, cỏ lồng vực… 7 (1 điểm) Kq: +Ống nghiệm chỉ có nước đun sôi để nguội không có bọt khí. +Ống nghiệm có Na 2 CO 3 có nhiều bọt khí thoát ra. -Giải thích: +Dùng nước đun sôi để nguội để loại bỏ khí CO 2 hoà tan trong nước. +Thí nghiệm này chứng tỏ CO 2 cần cho cây xanh quang hợp. 0,5 0,5 8 (1 điểm) Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt -Răng nanh giống răng cửa. -Răng nanh phát triển, cong, nhọn, nhô ra. -Răng hàm to, bề mặt nghiền rộng. -Răng hàm bé, bề mặt nghiền hẹp. -Dạ dày có 4 túi (động vật nhai lại), và 1 túi (ở động vật không nhai lại): ngựa, thỏ, chuột. -Dạ dày có 1 túi. -Hệ tiêu hoá có hệ VSV phát triển. -Hệ tiêu hoá không có VSV hoặc VSV kém phát triển. -Ruột dài. Ruột ngắn hơn. -Manh tràng lớn tiếp tục tiêu hoá nhờ hệ VSV. -Manh tràng tiêu biến không có ý nghĩa trong tiêu hoá. 9 (1 điểm) a. Đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh: -Tỉ lệ S/V khá lớn do giun có kích thước nhỏ. -Da ẩm, dưới da có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp. -Có sự chênh lệch phân áp CO 2 , O 2 trong và ngoài cơ thể. b. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống: -Nhịp thở nhanh, tăng thông khí, tăng tiếp nhận O 2 . -Tim đập nhanh tăng tốc độ tuần hoàn máu. Tập trung nhiều máu cho các bộ phận quan trọng như tim, não. -Do hồng cầu gắn được ít O 2 nên thận tiết ra Erythroetin theo máu tới tuỷ xương kích thích sản xuất hồng cầu đưa vào máu. -Tăng thể tích phổi và thể tích tâm thất. 0,5 0,5 10 (1 điểm) a. Quá trình truyền tin qua xinap -Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh truyền tới xinap tiếp tục truyền 1 chiều từ màng trước đến màng sau xinap. -Khi có kích thích truyền đến xinap, làm kênh Ca + mở, Ca + đi vào chuỳ xinap làm bọc chất trung gian di chuyển đến gắn vào màng trước xinap và giải phóng chất axetyl-colin vào khe xinap. -Axetyl-colin gắn vào thụ thể màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng với Na + làm phát sinh điện thế hoạt động ở màng sau và hưng phấn tiếp tục được lan truyền. -Ở màng sau enzim Axetyl colinesteraza phân huỷ axetyl colin thành axetat và colin quay trở lại màng trước đi vào chuỳ xinap để tái tạo chất axetyl-colin. b. -Thuốc giảm đau: Atropin phong bế màng sau làm xung thần kinh không truyền về trung ương thần kinh, nên ta không có cảm giác đau. 0,75 0,25 HẾT . TRƯỜNG THPT LÊ XOAY Năm học 2010-2011 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: Cho tế bào thực vật đã phát. sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống? Câu 10: Trình bày cơ chế truyền tin qua xináp? Giải thích cơ sở của việc uống thuốc giảm đau? HẾT Họ, tên thí sinh: . tên thí sinh: SBD Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG 2010-2011 MÔN: SINH HỌC 11 Câu Đáp án Điểm 1 (1 điểm) a. Khi tế bào nhận nước T xuất hiện,

Ngày đăng: 01/05/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w