Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
100,5 KB
Nội dung
NGÂN HANG ĐỀ TỰ LUẬN 12 Câu 1 (3,0 điểm) : Trình bày khái quát diễn biến và kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. ĐÁP ÁN * Diễn biến: Gồm 3 đợt: + Đợt 1 (13/3/1954 – 17/3/1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, diệt và bắt 2.000 tên, phá hủy 26 máy bay. + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954) quân ta tấn công khu đông Mường Thanh (trận đánh ác liệt: đồi A1, C1) khép chặt vòng vây khu trung tâm bằng một hệ thống giao thông hào, khống chế sân bay, cắt đường tiếp tế duy nhất của địch, Pháp lâm vào tình thế vô cùng nguy khốn. + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954) quân ta tiêu diệt quân khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm. 17h30 ngày 7/5/1954, tướng De Castrie và bộ tham mưu bị bắt: chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. * Kết quả: a. Trong nước: - Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Pháp – Mỹ. - Giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn. - Đập tan kế hoạch Nava và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp – Mỹ. - Đây là chiến thắng oanh liệt nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ . - Thể hiện cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta. - Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng đắn. - Góp phần quyết định vào thắng lợi của hội nghị Genève về Đông Dương. b. Thế giới: - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Góp phần làm lung lay và tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. - Chứng minh một chân lý của thời đại: một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo. Câu 2 (4,0 điểm) : Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông 1950. ĐÁP ÁN A Hoàn cảnh: a. Trong nước: sau chiến thắng Việt Bắc ta giành nhiều thắng lợi: + Chính quyền được củng cố. + Chiến tranh du kích đẩy mạnh. + Lực lượng cách mạng được phát triển mọi mặt. + Pháp tập trung giữ Bắc Bộ , khóa chặt biên giới Việt-Trung, thiết lập hành lang Đông Tây, âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần hai. + Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diêt sinh lực địch, khai thông biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc. + Ta chuẩn bị sức người: 121.700 dân công; sức của: 4.000 tấn lương thực, súng đạn; thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”. b. Thế giới: + Cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949). Liên xô và Trung Quốc ủng hộ ta. + Cuộc kháng chiến Lào - Campuchia có bước phát triển mới. + Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và thế giới phát triển. B. Kết quả và ý nghĩa: * Kết quả: + Tiêu diệt và bắt sống: 8.300 tên. + Thu 3.000 tấn vũ khí. + Khai thông 750 km Biên giới. + Chọc thủng hành lang Đông - Tây. + Căn cứ Việt Bắc được giữa vững. * Ý nghĩa: + Thắng lợi về quân sự, chính trị, đẩy địch vào thế phòng ngự. + Giành quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). + Bộ đội ta liên tiếp mở những cuộc tấn công lớn và giành thắng lợi trên mặt trận quân sự. Câu3:(4 điểm) Phân tích những điểm giống &khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) & “Việt Nam hoá chiến tranh”(1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? ĐÁP ÁN *Giống nhau: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ,nhằm biến MN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.(1.0đ) * Khác nhau: -Lực lượng: + “CTCB”:Tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ,quân đồng minh,quân đội Sài Gòn.Trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.(0.5đ) + “VNH chiến tranh”:Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn đựơc sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” quân sự Mỹ.Trong đó quân đội Sài Gòn giữu vai trò chủ yếu.(0.5đ) -Biện pháp:(0.5đ) + “ CTCB”: Mỹ tiến hành các cuộc hành quân “Tìm diệt” & “Bình định” vào căn cứ quân giải phóng + “VNHCT”:Rút dần quân Mỹ, tăng cường xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn.Tăng cường viện trợ quân sự -Quy mô:(0.5đ) + “CTCB”: Tiến hành chiến tranh xâm lược ở VN. + “VNHCt”: Mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương. Câu4:(4 điểm) Vì sao ta chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975? Diễn biến,kết quả,ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên? ĐÁP ÁN *Vì sao ta chọn Tây nguyên? - Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng,cả ta & địch đều cố nắm giữ.(0,5đ) - Địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta,nên chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng,bố phòng sơ hở (0,25đ) - vì vậy,Bộ chính trị TW Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 (0,25đ) * Diễn biến: -10/3/1975,ta tiến công T.X Buôn Mê Thuột giành thắng lợi (0,5đ) -12/2/1975,địch phản công chiếm lại Buôn mê Thuột nhưng không thành (0,5đ) -14/3/1975,Nguyễn văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên (0,5đ) -24/3/1975: Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi (0,5đ) * Kết quả: Giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân (0,5đ) * Ý nghĩa:Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cuứ nước sang gđ mới: Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến luợc trên toàn chiến trường MN. .(0,5đ) Câu5( 3.0 điểm). Đảng và chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương và sách lược như thế nào đối với Trung Hoa Quốc dân Đảng và bọn phản cách mạng ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8 năm 1945? ĐÁP ÁN -Chủ trương là tạm thời hoà hoãn,tránh xung đột với quân Trung Hoa Quốc dân đảng.(0,5đ) - Quốc hội khoá I đồng ý nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội ,4 ghế Bộ trưởng và 1 phó chủ tịch nước.(0,7đ) - Ta nhân nhượng cho Trung Hoa Quốc dân đảng một số quyền lợi về kinh tế:Cung cấp một phần lương thực thực phẩm,phương tiện giao thông,nhận tiêu tiền Trung Quốc.(0,75đ) - Đối với các tổ chức phản cách mạng ,tay sai của TH Quốc dân đảng:Kiên quyết trừng trị theo pháp luật.0,5đ -Ý nghĩa: Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của TH Quốc dân đảng và tay sai ,làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. (0,5đ) Câu 6 ( 4 điểm) Trình bày diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh( 26/4-30/4/1975).Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)? ĐÁP ÁN *Diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh( 26-30/4/1975) -26/4/1975 ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang.(0,25đ) -18/4/1975 Mĩ di tản.(0,25đ) -21/4/1975 ta chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức.(0,25đ) -17h 26/4 5 cánh quân cuả ta vượt tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.(0,25đ) - 10h45’ ngày 30/4 xe tăng ta tiến vào dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ chính phủ TW SG (0,5đ) -11h 30’ cùng ngày, cờ CM tung bay trên phủ TT, chiến dịch HCM toàn thắng (0,5đ) * Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh GPDT BVTQ, chấm dứt ách thống trị của CNĐQ & chế độ phong kiến ở nước ta.(0,5đ) -Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước (0,5đ) -Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập , thống nhất đi lên CNXH.(0,5đ) -Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và TG.(0,25đ) -Cổ vũ phong trào CM thế giới, nhất là phong trào GPDT.(0,25đ) Câu7 (2,5 điểm) Tại sao Đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những năm 1946 – 1947. ĐÁP ÁN 1- Nguyên nhân dẫn đến việc Đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là do sự bội ước của thực dân Pháp. - Sau khi kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành một loạt các hành động khiêu khích. + Tại Hải Phòng, ngày 20-11-1946, quân Pháp giành quyền thu thuế quan, gây xung đột với lực lượng vũ trang của ta; ngày 24-11, chúng bắn đại bác vào các khu phố và đến ngày 27-11-1946, quân Pháp chiếm đóng Hải Phòng, trên thực tế đã chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc nước ta. + Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp nhiều lần xung đột với công an và tự vệ của ta. Ngày 17-12, chúng bắn đại bác và súng cối vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta; ngày 18-12, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho chúng quyền kiểm soát thủ đô. + Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19-12-1946, hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng 20-12, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 2- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh do Đảng ta đề ra trong những năm 1946-1947. - Ngày 22-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Bản chỉ thị nêu lên một cách khái quát những nội dung cơ bản về đường lối của cuộc kháng chiến như: mục đích, tính chất, chính sách, cách đánh, chương trình kháng chiến… Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. - Đến tháng 3-1947, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng, đã viết một loạt bài đăng trên báo “Sự thật” để giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng như: Chúng ta đánh ai? Đánh để làm gì? Tính chất của cuộc kháng chiến: kháng chiến về mặt quân sự, kháng chiến về mặt chính trị, kháng chiến về mặt kinh tế, kháng chiến về mặt văn hóa Những bài viết này được tập hợp lại và in thành sách “Kháng chiến nhất định thắng lợi” trong dịp kỉ niệm lần thứ hai ngày Nam Bộ kháng chiến. Câu8 (3,0 điểm) Cuối năm 1974 – mùa Xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam? ĐÁP ÁN 1- Chủ trương khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất ở miền Bắc, ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam.(0,5đ) 2. Quyết định tổng tiến công và nổi dậy, thực hiện kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. - Cuối năm 1974 – đầu 1975, sau thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh đường 14 – Phước Long, quân ngụy đưa quân để chiếm lại vùng mới giải phóng song thất bại, trong khi Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực từ xa và đe dọa (0,5đ) - Diễn biến của tình hình đã khẳng định rõ nhận định của Đảng tại Hội nghị Bộ chính trị (từ 30-9 đến 7-10-1974) về sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng lớn của quân ta, về sự suy yếu và bất lực của quân ngụy, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 18-12-1974 đến 8-1-1975) quyết định bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch 2 năm (1975-1976) hoàn thành giải phóng miền Nam đề ra từ Hội nghị tháng 10-1974. Cụ thể là năm 1975 tranh thủ thời cơ bất ngờ tiến công địch trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo điều kiện để đến năm 1976 tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam. .(1.0đ) - Tuy đề ra kế hoạch 2 năm, song Bộ Chính trị nhận định: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa, phải đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa…, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh (0,5đ) - Ngay trong khi chiến dịch Tây Nguyên còn tiếp diễn, thấy được thời cơ chiến lược hết sức thuận lợi, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời về kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, xác định nhiệm vụ chiến lược trước mắt là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975 đã nêu rõ “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975). Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc hoàn toàn thắng lợi mở ra bước ngoặt của lịch sử dân tộc, đồng thời càng khẳng định sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những chủ trương và quyết định sáng suốt, kịp thời của Đảng ta (0,5đ) Câu 9 (2 điểm): Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là gì? Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới (từ sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954) được Đảng ta xác định như thế nào? ĐÁP ÁN - Đặc điểm nổi bật của đất nước ta sau ngày kí Hiệp định Giơnevơ là: đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc .( 0.5đ) Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến lược riêng cho cách mạng mỗi miền: -Miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa và xây dựng CNXH để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. ( 0.5đ) - Miền Nam: Tiếp tục làm cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà. ( 0.5đ) - Tuy mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược riêng nhưng cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết với nhau vì mục tiêu chung của cách mạng cả nước. Trong đó, CMXHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất; CMDTDCND ở miền Nam có tác dụng trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, thực hiện thống nhất đất nước. ( 0.5đ) Câu 10 (5 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam nước ta (cuối năm 1959 – đầu năm 1960). ĐÁP ÁN a.Diễn biến -Sau Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2.1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8.1959 đã trở thành một cao trào cách mạng khắp miền Nam, tiêu biểu là Bến Tre.( 0.75đ) -Ngày 17.1.1960: Nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) với vũ khí thô sơ đã đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. Từ 3 xã điểm này, phong trào lan ra toàn huyện Mỏ Cày và khắp tỉnh Bến Tre( 0.75đ) -Phong trào nói trên đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch ở cấp thôn xã, lập nên các UBND tự quản – tức là chính quyền cách mạng. ( 0.75đ) -Từ Bến Tre, “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam bộ, Tây nguyên và một phần miền Trung. ( 0.75đ) b.Kết quả Thắng lợi của “Đồng khởi” đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn. Đến cuối năm 1960 quần chúng cách mạng đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam bộ; 904/3829 thôn ở Trung bộ; 3200/5721 buôn làng ở Tây Nguyên.( 0.75đ) c.Ý nghĩa -Thắng lợi của “Đồng khởi” đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.( 0.75đ) -Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam; chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. ( 0.75đ) Câu 11 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch Biên giới năm 1950. ĐÁP ÁN -Từ giữa năm 1949 nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã vạch ra kế hoạch Rơve, thiết lập hai tuyến phòng ngự để bao vây Việt Bắc. Tuyến thứ nhất trên đường số 4 (Lạng Sơn – Cao Bằng).(0.5đ) -Tuyến thứ hai chính là Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La) nhằm cắt đứt liên lạc giữa căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV.( 0.5đ) -Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị kế họach quy mô lớn tấn công Việt Bắc lần thứ hai nhằm sớm kết thúc chiến tranh. ( 0.25đ) -Tháng 10.1949 cách mạng Trung Quốc thành công. Ngày 18.1.1950 chính phủ CHNDTrung Hoa, ngày 30.1.1950 chính phủ Liên Xô và sau đó các nước XHCN khác đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngọai giao với VNDCCH. Với những sự kiện trên đây, nước ta đã thoát khỏi thế cô lập về ngọai giao trong 5 năm sau cách mạng Tháng Tám. ( 0.75đ) Câu 12 (5 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới năm 1950. ĐÁP ÁN a.Diễn biến: -Để phá thế bao vây của địch và tận dụng lợi thế của hoàn cảnh quốc tế, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; mở đường liên lạc với CHNDTH và thế giới xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. ( 0.75đ) -Ngày 16.9.1950 bộ đội ta nổ súng đánh Đông Khê. Đến 18.9.1950, toàn bộ cụm cứ điểm này đã bị ta tiêu diệt, làm cho Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.( 0.75đ) -Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường 4, phối hợp với một binh đoàn từ Thất Khê đánh lên Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng rút về.( 0.75đ) -Kế hoạch nói trên của địch không thành vì chúng bị quân ta liên tục chặn đánh, diệt gọn 7 tiểu đoàn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch đánh lên Thái Nguyên cũng không đạt được mục đích.( 0.75đ) -Bị thất trận, quân Pháp buộc phải rút khỏi hàng lọat cứ điểm trên đường số 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn.( 0.5đ) b. Kết quả, ý nghĩa -Kết thúc chiến dịch, ta lọai khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng dải biên giới dài 750 km từ Cao Bằng tới Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thủng hành lang Đông – Tây … ( 0.75đ) -Với chiến thắng này, bộ đội ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Đông Dương), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.( 0.75đ) Câu 13 (3 điểm): Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). ĐÁP ÁN Thắng lợi của kháng chiến 9 năm (1945-1954) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân sau đây: -Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh có đường lối kháng chiến đúng đắn. Đó là đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính”. Đường lối này vừa phù hợp với thực lực của ta lúc bấy giờ, vừa phù hợp với kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của tổ tiên … kết hợp được sức mạnh của dân tộc ta và quốc tế. ( 0.75đ) -Nhân dân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Trong suốt 9 năm, nhân dân ta đã dũng cảm trong chiến đấu, tích cực trong lao động sản xuất …( 0.75đ) -Hậu phương của ta trong kháng chiến được xây dựng vững chắc về mọi mặt, chính quyền nhân dân được củng cố, đã động viên cao nhất sức người, sức của cho kháng chiến. ( 0.75đ) -Thắng lợi của quân dân ta trong kháng chiến 9 năm còn là thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế. Đó là liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương chống kẻ thù chung. Đó còn là sự ủng hộ to lớn, có hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới. ( 0.75đ) Câu 14: (2 điểm). Tại sao trong thời gian từ 1961 đến 1965 Mĩ thực hiện chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam Việt Nam ? ĐÁP ÁN Tại vì: -Sau “Đồng khởi” ( 1959 -1660) .Miền Nam tiếp tục nổi dậy ĐTCT và ĐTVT chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.(1.0đ) - PTGPDT TG dâng lên mạnh, đe doạ hệ thống thuộc địa của CNĐQ.(0,5đ) - Để đối phó Ken-nơ-đi đề ra chiến lược toàn cầu “ Phản ứng linh hoạt” và chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (0,5đ) Câu 15: ( 5 điểm ). Quân dân Miền Nam đả đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào? ĐÁP ÁN Miền Nam đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt” - 20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN ra đời.(0,5đ) - 15-2-1961 các LLVT thống nhất thành QGPMN.(0,5đ) - 1-1-1961 TW cục MN thành lập.(0,5đ) - Đấu tranh ACL : Cuối 1962 CM kiểm soát trên nữa tổng số ấp với gần 70% nông dân.(0,5đ) - 1961-1962 : + Tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch (0,25đ) + 1962,Ta đánh tan nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh.(0,25đ) -2/1/1963 .Ta giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc,loại khỏi vòng chiến hơn 450địch ,bắn rơi 8 máy bay,bắn cháy 13 xe bọc thép 113 (0,5đ) - Đông – Xuân 1964-1965 ta chiến thắng lớn ở Bình Giả ( Bà Rịa),loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1700 địch (0,5đ) -Các chiến dịch An Lão ,Ba Gia , Đồng Xoài (0,5đ) -ĐTCT ở các đô thị Sài Gòn, Huế , Đà Nẳng (0,25đ) -1-1-1963 Mĩ đảo chính Diệm-Nhu (0,25đ) Câu 116: (3 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. ĐÁP ÁN So sánh Giống : Là loại hình CT xâm lượcTD mới của Mĩ nhằm biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. (0,5đ) Khác : Chiến tranh ĐB (1961-1965) Chiến tranh CB (1965-1968) +Lực lượng quân đội tay sai cố vấn Mĩ chỉ huy (Quân nguỵ tay sai quan trọng).(0,5đ) + Quân viễn chinh Mĩ,chư hầu và quân Nguỵ tay sai (quân Mĩ, quan trọng). (0,5đ) + Phạm vi chiến tranh : M Nam.(0,25đ) + MN và mở rộng “CT phá hoại MB”(0,25đ) + Quy mô : Không lớn và ác liệt bằng CTCB. (0,25đ) +Qui mô lớn và ác liệt hơn nhiều so với CTĐB.(0,25đ) Câu 17: (1,5 điểm). Tại sao trong thời gian từ 1965 đến 1968 Mĩ thực hiện chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam Việt Nam ? ĐÁP ÁN * Tại sao - Sau thất bại trong “ CTCB” Mĩ đẩy mạnh CT xâm lược Miền Nam ,chuyển sang chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và mở rộng “ Chiến tranh phá hoại” Miền Bắc .(1,5đ) Câu 18: (5,5 điểm). Quân dân Miền Nam đánh bại “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ như thế nào ? ĐÁP ÁN * Quân dân Miền Nam đánh bại “ CTCB” - Quân sự: + Trận Vạn Tường ( Quảng Ngãi) 18-8- 1965, ta loại 900 địch,22 xe tăng và xe bọc thép,hạ 13 máy bay (1.0,đ) + Mùa khô thứ nhất (Đ-X 1965- 1966) địch (720.000 quân) mở cuộc phản công với 450 cuộc hành quân Ta loại 104.000 địch bắn rơi 1430 máy bay (1.0đ) + Mùa khô thứ hai (Đ- X 1966-1967) địch với lực lượng hơn 980.000 quân mở 895 cuộc hành quân trong đó có ba cuộc hành quân lớn “ Tìm diệt” và “Bình định” lớn nhất là cuộc hành quân Gian-Xơn- Xi-ti Ta loại 151.000 địch bắn rơi 1231 máy bay (1.0đ) + Cuộc TTC và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tuy ta có tổn thất song làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ,buộc Mĩ tuyên bố “Phi Mĩ hoá” CT xâm lược chấm dứt không điều kiệnCTPH Miền Bắc, đến bàn đàm phán Pa-ri mở ra bước ngoặt của cuộc K/C (1.0đ) - ĐT phá “ACL” , ACL bị phá vở từng mảng (0,5đ) - ĐTCT ở thành thị của GCCN,các tầng lớp NDLĐ khác ,HS,SV,Phật tử,binh sỉ SG đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ (0,5đ) - Vùng giải phóng mở rộng,uy tín MTDTGP Miền Nam nâng cao trên trường Quốc tế.(0,5đ) Câu19:(2 điểm) Điền tên các chiến lược chiến tranh & tên các tống thống Mỹ thực hiện chiến lược đó tương ứng với thời gian ghi trong bản sau: Thời gian Tên các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ bị quân ta đánh bại Tên các tổng thống Mỹ thực hiện chiến lược đó 1961-1965 1965-1968 1969-1973 ĐÁP ÁN Thời gian Tên các chiến lược c/ tranh xâm lược của Mỹ bị quân ta đánh bại Tên các tổng thống Mỹ thực hiện chiến lược đó 1961-1965 Chiến lược “CTĐB”. Kennơđi-Giôn Xơn. 1965-1968 Chiến lược “CTCB”. Giôn Xơn 1969-1973 Chiến lược “VNH” chiến tranh. Ních Xơn Câu 20: (4,0đ) Tại sao thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc? Khái quát diễn biến và nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử của dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947. ĐÁP ÁN * Pháp tấn công lên Việt Bắc vì: - Sau khi đánh chiếm được các đô thị (1946-1947) Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh và khó khăn về KT-TC-CT (0,5đ) - 4.1947 Bô- la- e làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương với âm mưu mới: (0,25đ) + Đánh phá căn cứ địa Việt Bắc,tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực,triệt đường liên lạc quốc tế của ta.(0,25đ) + Dùng thắng lợi quân sự để tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn,nhanh chóng kết thúc chiến tranh. (0,25đ) *Khái quát diển biến chiến dịch Việt Bắc Thu –Đông 1947 - 7.10.1947 + Pháp cho 12.000 quân nhảy dù xuống Bắc Cạn,Chợ Mới (0,25đ) + Mt binh on b binh t Lng Sn theo ng s 4 tin lờn Cao Bng ,mt b phn theo ng s 3 xung Bc Cn kp mt sau Vit Bc.(0,25) - 9.10.1947 Binh on hn hp t H Ni ngc sụng Hng,Sụng Lụ lờn Tuyờn Quang,Chiờm Hoỏ,ỏnh vo i Th, bao võy Vit Bc t phớa tõy to thnh hai gng kỡm.(0,5) - Ta ch ng phỏ tan cuc hnh quõn mựa ụng ca Phỏp:Tn cụng ch b góy hai gng kỡm ụng v Tõy : (0,5) +Mt trn ng s 3: nờu trn Ch n, Ch Ró (0,25) +Mt trn ng s 4:nờu trn ốo Bụng Lau v kt qu (0,25). +Mt trn sụng Lụ: nờu trn oan Hựng v kt qu (0,25) - 19.12.1947 i b phn quõn Phỏp rỳt khi Vit Bc (0,5) * Kt qu: Hn 6000 tờn ch b loi khi vũng chin u,16 mỏy bay b h,11 tu chin v ca nụ b ỏnh chỡm; hng trm xe b phỏ (0,25) Cn c a Vit Bc c gi vng,c quan u nóo khỏng chin c an ton,b i ch lc trng thnh (0,25) * í ngha: Phỏp khụng thc hin c ý ỏnh nhanh,thng nhanh Cuc khỏng chin chuyn sang giai on mi (0,5) Cõu 21: (3,0) Trỡnh by ni dung c bn v ý ngha lch s ca Hip nh Pa-ri v Vit Nam nm 1973. P N - Hip nh Pa-ri c kớ chớnh thc ngy 27-1-1973. * Ni dung: + Hoa Kỡ v cỏc nc cam kt tụn trng c lp, ch quyn thng nht v ton vn lónh th ca Vit Nam. +Cuc ngng bn c thc hin vo 24 gi 27-1-1973.Hoa Kỡ cam kt chm dt mi hot ng quõn s chng MBVN. + Hoa Kỡ rỳt ht quõn vin chinh v quõn ng minh khụng can thip vo cụng vic ni b ca min Nam Vit Nam. + Min Nam Vit Nam t quyt nh tng lai chớnh tr thụng qua tng tuyn c t do + Hai min Nam-Bc thng lng thng nht t nc khụng cú s can thip ca nc ngoi. + Cụng nhn thc t Min Nam Vit Nam cú hai chớnh quyn,hai quõn i,hai vựng kim soỏt,ba lc lng chớnh tr. + Cỏc bờn ngng bn,trao tr tự binh,dõn thng b bt. + HK cam kt gúp phn hn gn vt thng chin tranh VN v ụng Dng *í ngha: - H c 12 nc cụng nhn v mt phỏp lớ quc t. - L thng li kt hp u tranh QS,CT,NG,kt qu ca cuc u tranh kiờn cng ca quõn dõn ta m ra bc ngot mi ca cuc khỏng chin chng M cu nc. - M phi cụng nhn cỏc quyn dõn tc c bn ca nhõn dõn ta - L thng li lch s quan trng to thi c thun li ta ỏnh cho Ngu nho. Câu22: (3điểm) :Hoàn thành bảng tóm tắt thể hiện diển biến chiến dịch Đông- Xuân. Thời gian Hớng tấn công của ta Nơi ta giải phóng Nơi địch bị ta uy hiếp Nơi địch tập trung quân Điểm 11/1953 12/1953 01/1954 01/1954 P N [...]... gian 11/1953 12/ 1953 01/1954 01/1954 Hớng tấn công của ta Nơi ta giải phóng Tây Bắc Trung Lào Bắc Tây Nguyên Thợng Lào Lai Châu Thà Khẹt Kon Tum Phongxali Nơi địch bị ta uy hiếp Nơi địch tập trung quân Điện Biên Phủ Sê nô Pleiku,An Khê Luông Phabang,Mờng Sài Điểm 0,75 0,75 0,75 0,75 Cõu 23( 2 im) Xỏc nh mc thi gian (ngy , thỏng , nm) tng ng vi nhng s kin lch s c trỡnh by trong bng sau: Thi gian S kin... 2 im) Xỏc nh mc thi gian (ngy , thỏng , nm) tng ng vi nhng s kin lch s c trỡnh by trong bng sau: Thi gian S kin ng Khi Bn Tre Chin thng p Bc Chin thng Vn Tng Chin thng Bỡnh Gió P N Thi gian 17/1/1960 2/1/1963 18/8/1965 2 /12/ 1964 S kin ng Khi Bn Tre Chin thng p Bc Chin thng Vn Tng Chin thng Bỡnh Gió 0,5 0,5 0,5 0,5 . ta, về sự suy yếu và bất lực của quân ngụy, về khả năng can thi p trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 18 -12- 1974 đến 8-1-1975) quyết định bổ sung và hoàn. im) Xỏc nh mc thi gian (ngy , thỏng , nm) tng ng vi nhng s kin lch s c trỡnh by trong bng sau: Thi gian S kin ng Khi Bn Tre Chin thng p Bc Chin thng Vn Tng Chin thng Bỡnh Gió P N Thi gian S kin 17/1/1960. ngày 18 -12, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho chúng quyền kiểm soát thủ đô. + Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19 -12- 1946,