BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ––––– Số: 7714/GDTrH Về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THPT phân ban và THPT kỹ thuật thí điểm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––––– Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2003 Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch dạy học của lớp 10 thí điểm theo chương trình phân ban, trong khi chờ ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông về hạnh kiểm và học lực. Bộ hướng dẫn đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực đới với học sinh trung học phổ thông phân ban áp dụng từ năm học 2003-2004. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Hướng dẫn này quy định tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông về hạnh kiểm và học lực (sau đây gọi chung là đánh giá, xếp loại); về sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; về trách nhiệm trong thực hiện đánh giá, xếp loại. 2. Những căn cứ để đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông: a) Mục tiêu đào tạo và chương trình và kế hoạch dạy học trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 3/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. b) Điều lệ trường trung học ban hành theo Quyết định số 23/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 11/7/2000. c) Quá trình tiếp thu sự giáo dục và kết quả cụ thể trong rèn luyện hạnh kiểm, học tập của học sinh. 3. Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học sinh theo mục tiêu giáo dục trung học phổ thông và xếp loại về hạnh kiểm và học lực. 4. Không dùng kết quả học lực để đánh giá hạnh kiểm hoặc ngược lại, tuy nhiên có chú ý đến mối quan hệ và tác động qua lại giữa xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực. II. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM: 1. Nội dung đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm theo những nội dung được quy định trong nhiệm vụ học sinh bao gồm: hành vi đạo đức và phong cách giao tiếp ứng xử, ý thức và thái độ phấn đấu vươn lên trong học tập, thái độ và hành vi đối với lao động, tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. 2. Xếp loại và tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm: a) Xếp loại: Học sinh được đánh giá và xếp thành 4 loại theo từng học kỳ và cả năm: Tốt, khá, trung bình, yếu. b) Tiêu chuẩn xếp loại: b.1) Loại tốt: - Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều 36 Điều lệ trường trung học như sau: + Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện Điều lệ và nội quy nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội. + Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo của nhà trường. + Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường. + Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn THCS Hồ Chí Minh, giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội. - Tham gia đầy đủ, tích cực 4 hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch dạy học và các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông. - Bản thân không phạm vào những hành vi bị cấm đối với học sinh theo quy định tại Điều 39 Điều lệ trường trung học như sau: + Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. + Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi. + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn; đánh nhau, gây rốu trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội. + Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại; lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy. + Hút thuốc, uống rượu, bia. - Có thái độ tích cực đấu tranh ngăn chặn những hành vi bị cấm ở trong trường và giúp bạn cùng tiến bộ. b.2) Loại khá: - Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh (theo điểm b.1 – trích Điều 36 - của mục này), có những vi phạm nhỏ nhưng không thường xuyên, không tái phạm sau khi được giáo dục. - Không phạm vào những hành vi bị cấm đối với học sinh quy định tại Điều 39 Điều lệ trường trung học (theo điểm b.1 – trích Điều 36 - của mục này), nhưng chưa có thái độ rõ ràng trước những vi phạm của bạn. b.3) Loại trung bình: 2 - Thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều 36 Điều lệ trường trrung học (điểm b.1 – trích Điều 36 - của mục này), được nhắc nhở và giáo dục thì có tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ chậm, đôi khi còn tái phạm. - Bản thân không vi phạm vào những hành vi bị cấm đối với học sinh nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm, đôi khi còn hùa theo những vi phạm của bạn. b.4) Loại yếu: Học sinh bị xếp hạnh kiểm vào loại yếu nếu mắc vào một trong hai sai phạm dưới đây: - Không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh, được giáo dục nhưng tỏ ra ít tiếp thu nên không tiến bộ hoặc tiến bộ rất chậm. - Phạm vào một trong những hành vi bị cấm đối với học sinh. Chú ý: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh chủ yếu dựa vào kết quả xếp loại học kỳ hai, nhưng nếu do một yếu tố nào đó (không phải do bị kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật) học sinh xếp loại tốt ở học kỳ I mà học kỳ II bị xếp loại yếu thì được xem xét để được xếp loại trung bình. III. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC: 1. Nội dung đánh giá, xếp loại học lực: Đánh giá xếp loại học lực là đánh giá kết quả cụ thể đối với từng môn học của học sinh theo kế hoạch dạy học bằng tính điểm trung bình hoặc xếp loại. 2. Hình thức đánh giá, xếp loại: a) Hình thức đánh giá: - Kiểm tra cho điểm và tính điểm trung bình: + Trung học phổ thông phân ban đối với các môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Ngoại ngữ, Thể dục. + Trung học phổ thông kỹ thuật: Ngoài các môn học như trung học phổ thông phân ban có thêm: Công nghệ và kỹ thuật nghề. - Kiểm tra cho điểm đối với các chủ đề tự chọn. b) Xếp loại: Kết quả về học lực được xếp thành 5 loại theo từng học kỳ và cả năm: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. 3. Cho điểm, các loại bải kiểm tra và số lần kiểm tra cho điểm: a) Cho điểm theo thang điểm 10. b) Hình thức kiểm tra và các loại bài kiểm tra như sau: * Kiểm tra thường xuyên (KTtx): - Kiểm tra miệng. 3 - Kiểm tra viết dưới 1 tiết. - Kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. * Kiểm tra định kỳ (KTdk): được quy định trong phân phối chương trình gồm: - Kiểm tra từ 1 tiết trở lên. - Kiểnm tra thực hành từ 1 tiết trở lên. * Hệ số điểm các bài kiểm tra: - Bài kiểm tra thường xuyên: Hệ số 1. - Bài kiểm tra định kỳ: Hệ số 2. * Bài kiểm tra học kỳ được tính riêng và có hệ số 3. c) Hệ số môn học đối với trung học phổ thông phân ban: * Ban khoa học tự nhiên: - Hệ số 3: Toán. - Hệ số 2: Hoá học, Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ. - Hệ số 1: Các môn học còn lại. * Ban khoa học xã hội – nhân văn: - Hệ số 3: Ngữ văn. - Hệ số 2: Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ. - Hệ số 1: Các môn học còn lại. đ) Đối với trung học phổ thông kỹ thuật: - Hệ số 3: Kỹ thuật nghề. - Hệ số 2: Toán, Ngoại ngữ, Công nghệ. - Hệ số 1: Các môn học còn lại. d) Số lần kiểm tra cho điểm: - Thực hiện đủ các bài kiểm tra định kỳ được quy định trong phân phối chương trình của từng môn học. - Ngoài số lần kiểm tra định kỳ, một học sinh trong một học kỳ phải có số lần kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 45 phút, bài kiểm tra thực hành ngoài số bài kiểm tra thực hành ghi trong phân phối chương trình như sau: + Những môn học có từ 0.5 đến 1 tiết/1 tuần: ít nhất 2 lần. + Những môn học có từ 2 đến 3 tiết/1 tuần: ít nhất 3 lần. + Những môn học có từ 4 tiết/1tuần trở lên: ít nhất 5 lần. + Điểm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ là số nguyên. 4 - Những học sinh không đủ số bài kiểm tra định kỳ sẽ được kiểm tra bù cho đủ số lần quy định (theo kế hoạch của nhà trường). Nếu học sinh cố tình không dự kiểm tra bù theo quy định sẽ cho điểm 0. 4. Các chủ đề tự chọn theo môn học (TC) : Các chủ đề tự chọn chỉ áp dụng cho các trường THPT phân ban, không áp dụng cho các trường THPT kỹ thuật). Trong một học kỳ, học sinh phải học ít nhất 3 chủ đề tự chọn để đảm bảo số tiết tự chọn theo quy định của kế hoạch dạy học. Chủ đề tự chọn chỉ kiểm tra cho điểm khi kết thúc chủ đề, tính điểm trung bình và được coi như một môn học tham gia vào tính điểm trung bình các môn học kỳ. Cách tính điểm trung bình các chủ đề tự chọn ĐTBtc: Là trung bình cộng điểm các chủ đề tự chọn. ĐTBtc = Điểm chủ đề 1 + Điểm chủ đề 2 + + Điểm chủ đề n ———————————————————————— n 5. Điểm trung bình môn học: a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk): Là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (đã tính hệ số). ĐTBmhk = Điểm các bài KTtx + điểm các bài KTdk + điểm bài KT học kỳ ———————————————————————— Tổng số hệ số b) Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn): ĐTBmcn = ĐTBmhk1 + 2 . ĐTBmhk2 ——————————— 3 c) Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk): Là trung bình cộng của các ĐTBmhk ( gồm cả ĐTBtc ) sau khi đã tính hệ số môn học. d) Điểm trung bình các môn học cả năm (ĐTBcn): Là trung bình cộng của điểm trung bình các môn học kỳ một với 2 lần điểm trung bình các môn học kỳ hai. ĐTBcn = ĐTBmhkI + 2 . ĐTBmhkII ——————————— 3 đ) Điểm trung bình môn chỉ có một chữ số thập phân, lấy đến chữ số thập phân thứ hai và làm tròn theo nguyên tắc dưới đây: Từ 5.41 đến 5.44 làm tròn thành 5.4 Từ 5.45 đến 5.49 làm tròn thành 5.5 4.95 được làm tròn thành 5.0; 9.95 được làm tròn thành 10.0 … 5 6. Tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm a) Loại giỏi ( G ): Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) đạt từ 8.0 trở lên, không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 6.5. b) Loại Khá ( K ): Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) đạt từ 6.5 trở lên, không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 5.0. c) Loại Trung bình ( TB ): Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) đạt từ 5.0 trở lên, không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 3.5. d) Loại Yếu ( Y ): Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) đạt từ 3.5 trở lên, không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 2.0. đ) Loại Kém ( K ): Các trường hợp còn lại Chú ý: Nếu do điểm trung bình môn học mà học sinh bị xếp loại thấp xuống hai bậc thì được điều chỉnh xếp thấp hơn một bậc, nếu thấp xuống ba bậc thì được điều chỉnh xếp thấp xuống hai bậc. VD: * Trường hợp thứ nhất: + Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) từ 8.0 trở lên. + Nhưng có một hoặc hai môn học có điểm trung bình trong khung từ 3.5 đến 4.9: các môn học khác đều từ 6.5 trở lên. Học sinh này từ loại giỏi bị xếp xuống loại trung bình, thì được điều chỉnh xếp loại khá. * Trường hợp thứ hai: + Điểm trung bình các môn học kỳ ( hoặc cả năm ) từ 8.0 trở lên. + Nhưng một môn học có ĐTB dưới 3.5: các môn học khác đều từ 6.5 trở lên. Học sinh này từ loại giỏi bị xếp xuống loại yếu, thì được điều chỉnh xếp loại trung bình. IV. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI: 1. Xét cho lên lớp. thi lại các môn học: a) Cho lên lớp nếu học sinh có đủ hai điều kiện: - Nghỉ học không quá 45 ngày trong một năm học (nghỉ liên tục hoặc nghỉ học nhiều lần cộng lại). - Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực từ trung bình trở lên. b) Cho ở lại lớp những học sinh phạm vào một trong các tiêu chuẩn sau: 6 - Nghỉ học qía 45 ngày trong một năm học (nghỉ liên tục hoặc nghỉ học nhiều lần cộng lại). - Học lực cả năm xếp loại kém. - Học lực và hạnh kiểm cả năm đều xếp loại yếu. - Xếp loại học lực cả năm không đạt loại trung bình sau khi đã thi lại các môn học tính điểm trung bình hoặc kiểm tra lại các môn học xếp loại. - Không đạt yêu cầu rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm. c) Cho thi lại các môn học: Những học sinh Hạnh kiểm đạt ừ loại trung bình trở lên nhưng xếp loại yếu về học lực được kiểm tra lại các môn học sau hè. điểm bài kiểm tra được thay thế cho ĐTBmcn của môn học đề tham gia vào tính ĐTBcn. Những học sinh thuộc diện này được chọn trong số các môn học có điểm trung bình dưới 5.0 để dự kiểm tra và tính lại ĐTBcn nếu đạt loại trung bình sẽ được xét cho lên lớp. d) Những học sinh xếp loại cả năm về học lực từ trung bình trở lên, nhưng hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, đều phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè theo yêu cầu và công việc cụ thể do Hiệu trưởng nhà trường giao. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoặc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường chịu trách nhiệm phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã, phường tổ chức các hoạt động giáo dục và nhận xét kết quả rèn luyện của những học sinh này trong hè. Nếu được nhận xét tốt về hoàn thành các yêu cầu và công việc được giao, về tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương sẽ được đề nghị xét xếp loại hạnh kiểm trung bình và được xét cho lên lớp. 2. Khen thưởng và kỷ luật. a) Khen thưởng: - Công nhận là học sinh giỏi những học sinh có hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại giỏi. - Công nhận là học sinh tiên tiến những học sinh có hạnh kiểm và học lực đều xếp từ loại khá trở lên. b) Kỷ luật: Những học sinh có sai phạm trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm hoặc phạm vào một trong những hành vi bị cấm, tùy theo mức độ sai phạm khác nhau sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây: - Phê bình trước lớp, trước trường. - Khiển trách có thông báo với gia đình. - Cảnh cáo ghi Học bạ. - Buộc thôi học có thời hạn. V. TRÁCH NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH: 7 1. Giáo viên bộ môn: a) Thực hiện kiểm tra, cho điểm, xếp loại theo quy định tại văn bản này và ghi vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm của lớp. b) Tính điểm trung bình hoặc xếp loại môn học theo học kỳ, cả năm của môn học do mình phụ trách, ghi vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm và vào Học bạ học sinh theo quy định. 2. Giáo viên chủ nhiệm lớp: a) Thường xuyên kiểm tra Sổ Gọi tên và Ghi điểm của lớp, giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định của văn bản này. b) Thực hiện việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh. c) Tính điểm trung bình các chủ đề tự chọn, thực hiện xếp loại học lực cho học sinh theo quy định của văn bản này. d) Ghi xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh trong lớp vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm cuối mỗi học kỳ và cả năm. Ghi vào Học bạ xếp loại hạnh kiểm, học lực và nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh vào cuối năm học. đ) Đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, phải thi lại môn học, phải rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm, phải ở lại lớp. e) Hoàn thành việc ghi vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm, vào Học bạ những học sinh được lên lớp sau khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt. g) Lập danh sách đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh. 3. Hiệu trưởng: a) Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong trường nắm chắc và thực hiện đúng theo quy định trong văn bản này. b) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kiểm tra cho đfiểm của giáo viên bộ môn, nhắc nhở hoặc có hình thức kỷ luật đối với những giáo viên không thực hiện tốt. c) Từng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào Sổ Gọi tên và ghi điểm của tất cả các lớp trong trường. d) Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại và việc ghi kết quả đánh giá, xếp loại vào sổ Gọi tên và Ghi điểm, vào Học bạ học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. đ) Xác nhận kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong Học bạ sau khi đã có nhận xét và chữ ký của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. e) Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, ở lại lớp, phải thi lại của các lớp. g) Duyệt và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh hoặc đề nghị các cấp chính quyền, cấp quản lý giáo dục khen thưởng học sinh. 8 h) Tổ chức thi lại cho học sinh phải thi lại các môn học, các môn học xếp loại, duyệt danh sách học sinh được lên lớp sau thi lại các môn học, các môn xếp loại và rèn luyện về hạnh kiểm trong hè. i) Xét và quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh. 4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong các nhà trường thuộc bậc trung học có trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác giáo dục học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể có tính giáo dục cao, tổ chức các phong trào thi đua học tốt trong học sinh, tổ chức giáo dục học sinh yếu về hạnh kiểm trong hè. Các chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các chi đội TNTP Hồ Chí Minh cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục trong từng lớp, giáo dục cá biệt để tất cả học sinh trong lớp cùng tiên bộ về hạnh kiểm và học lực. 5. Trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh: a) Học sinh trường trung học phổ thôngcó trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều lệ trường trung học. Tích cực rèn luyện về hạnh kiểm và nỗ lực học tập để thực hiện tốt các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại quy định tại văn bản này. b) Cha mẹ, người giám hộ, người đỡ đầu có trách nhiệm tìm hiểu, nắm vững những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện cho con em thực hiện các tiêu chuẩn quy định, Chịu trách nhiệm về những hành vi phạm lỗi của con em hoặc học sinh được đỡ đầu. Nhận được văn bản này, các Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương triển khai, chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm học. Nếu có những quy định chưa hợp lý cần có văn bản báo cáo Bộ để kịp điều chỉnh. Nơi nhận: - Như trên - Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c) - Lưu VP, Vụ GDTrH TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC (Đã ký) Nguyễn Văn Trang 9 . học kỳ II bị xếp loại yếu thì được xem xét để được xếp loại trung bình. III. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC: 1. Nội dung đánh giá, xếp loại học lực: Đánh giá xếp loại học lực là đánh giá kết quả. quan hệ và tác động qua lại giữa xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực. II. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM: 1. Nội dung đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm theo những nội. trường. 2. Xếp loại và tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm: a) Xếp loại: Học sinh được đánh giá và xếp thành 4 loại theo từng học kỳ và cả năm: Tốt, khá, trung bình, yếu. b) Tiêu chuẩn xếp loại: b.1) Loại