1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRẦN TẾ XƯƠNG

7 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Trần Tế Xương Tác phẩm Khoa Thi Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. [2] Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến, Váy lê quét đất, mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà! [3] Tự cười mình Ở phố Hàng Nâu [4] có phỗng sành Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh. [5] Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh. Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành. Lúc túng toan lên bán cả trời Trời cười: thằng bé nó hay chơi Cho hay công nợ là như thế Mà vẫn phong lưu suốt cả đời. Tiền bạc phó cho con mụ [6] kiếm Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi. Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột Khéo khéo không mà nó cũng rơi. [7] Đi thi Tập tễnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chõng cũng vào thi. Tiễn chân, cô [8] mất hai đồng chẵn, Sờ bụng: thầy không một chữ gì! Lộc nước còn mong thêm giải ngạch [9] Phúc nhà nay được sạch trường qui. Ba kì trọn vẹn thêm kì nữa, Ú ớ u ơ ngọn bút chì. [10][11] Thói Ðời Người bảo ông điên, ông chẳng điên Ông thương, ông tiếc, hóa ông phiền. Kẻ yêu người ghét, hay gì chữ [12] Ðứa trọng thằng khinh, chỉ vị tiền. Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch [13] Ðược voi tấp tểnh lại đòi tiên. Khi cười khi khóc khi than thở Muốn bỏ văn chương học võ biền. [14] Chúc Tết Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu Phen này ông quyết đi buôn cối Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước; đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp hết ở trong đời Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước Sao được cho ra cái giống người. [15] Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông [16] Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! [17] Có chồng hờ hững cũng như không! [18] Ông Cò Hà Nam danh giá nhất ông Cò, Trông thấy ai ai chẳng dám ho. Hai mái trống Tung, đành chịu dột; Tám giờ chuông đánh, phải nằm co. Người quên mất thẻ, âu trời cãi; Chó chạy ra đường, chủ phải lo. Ngơ ngẩn đi xia, may vớ được, Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to! [19] Ghi chú 1. ▲ Trần Duy Uyên thi hương bị hỏng nhiều lần nên đổi thành Trần Tế Xương, rồi Trần Cao Xương, rồi lại Trần Tế Xương. Nhưng sau 8 kỳ thi ông chỉ đậu tú tài nên mọi người gọi là Tú Xương (Theo Họ và tên người Việt Nam- PGS.TS Lê Trung Hoa- NXB Khoa học xã hội-2005). 2. ▲ Toàn quyền Paul Doumer vừa ở Pháp sang nhậm chức, lần đầu chứng kiến cảnh thi của Việt Nam (và cũng là lần đầu trường Nam có một "quan Tây to" đến dự lễ xướng danh và phát quà thưởng (1 đồng hồ vàng hay bạc v.v ). Sau này trong hồi ký L'Indo-Chine française (Souvenirs) Doumer dành mấy tờ nhắc lại quang cảnh trường thi, nhưng vì không hiểu rõ nên viết nhiều điều sai lầm, chẳng hạn: sĩ tử vào trường được mang theo người hầu, trong khi thầy ngồi làm văn thì tớ nằm khểnh một góc đợi giờ sửa soạn cơm nước v.v. có lẽ Doumer đã lầm quan trường với thí sinh? Doumer còn ở lại đến 1901 mới về nước, và được chứng kiến thêm khoa 1900 nữa ở Nam Định. 3. ▲ Trích ở trang Khoa cử: Ai là chủ khảo trường Hà Nam khoa Đinh Dậu (1897)? 4. ▲ Phố Hàng Nâu (Nam Định), nơi Tú Xương ở. 5. ▲ Có bản chép: "mắt thời nhanh" 6. ▲ Chỉ vợ tác giả (nói bỡn) 7. ▲ Trích ở trang Chủ đề: Thơ Tú Xương 8. ▲ Tức vợ của tác giả 9. ▲ Mong lấy thêm người đỗ 10. ▲ Từ 1897, kỳ thứ tư phải thi quốc ngữ viết các chữ như a, ă, â, v.v. nhà nho dùng bút chì vẽ các chữ này, vừa tức cười, vừa tủi nhục 11. ▲ Trích ở trang Chủ đề: Thơ Tú Xương 12. ▲ Biết gì chuyện chữ nghĩa 13. ▲ Tục ngữ: ở bể vào ngòi 14. ▲ Trích ở trang Trần Tế Xương 15. ▲ Trích từ trang Trần Tế Xương 16. ▲ Tức sông Vị (Nam Định) 17. ▲ Tác giả tự trách mình một cách chua chát, đồng thời cũng chửi vào mặt đời bạc bẽo 18. ▲ Trích ở trang Chủ đề: Thơ Tú Xương 19. ▲ Trích từ trang Trần Tế Xương . chú 1. ▲ Trần Duy Uyên thi hương bị hỏng nhiều lần nên đổi thành Trần Tế Xương, rồi Trần Cao Xương, rồi lại Trần Tế Xương. Nhưng sau 8 kỳ thi ông chỉ đậu tú tài nên mọi người gọi là Tú Xương. ▲ Trích ở trang Chủ đề: Thơ Tú Xương 12. ▲ Biết gì chuyện chữ nghĩa 13. ▲ Tục ngữ: ở bể vào ngòi 14. ▲ Trích ở trang Trần Tế Xương 15. ▲ Trích từ trang Trần Tế Xương 16. ▲ Tức sông Vị (Nam Định) 17 chát, đồng thời cũng chửi vào mặt đời bạc bẽo 18. ▲ Trích ở trang Chủ đề: Thơ Tú Xương 19. ▲ Trích từ trang Trần Tế Xương

Ngày đăng: 29/04/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w