ĐỀ, ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA

4 249 0
ĐỀ, ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NGA SƠN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I NĂM HỌC 2009-2010 MÔN ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài180 phút, không kể giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8điểm ) CâuI.(2điểm) Phân tích ảnh hưởng của địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp đến cảnh quan thiên nhiên việt nam? CâuII.(3điểm) Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Anh,( chị) hãy: a. Chứng minh công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ? b. Giải thích vì sao có sự phân hoá đó? Câu3.(3điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kì 1990- 2003 Năm Diện tích lúa ( Nghìn ha) Sản lượng lúa (Nghìn tấn) Cả năm Chia ra Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa 1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 2000 7666,3 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3 2003 7449,3 34518,6 16822,9 9390,0 8305,7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta thời kì 1990- 2003? b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy nhận xét về tình hình sản xuất lúa và giải thích? II.PHẦN RIÊNG (2 điểm ) Câu IV. a. theo chương trình chuẩn Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Em hãy trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta ? Câu IV. b. Theo chương trình nâng cao Hãy nêu các nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta ? - - - Hết - - - (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8điểm ) CâuI.(2đ) Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. Cụ thể: - Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1điểm) + Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất fẻalit chiếm ưu thế: Ở độ cao dưới 700m ở miền bắc và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn. Do vậy cảnh quan là rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế. (0,5điểm) + Quá trình hình thành đất fẻalit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%).0,5điểm) - Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1điểm) Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa ô (đông- tây và bắc - nam) + Theo độ cao: 3 đai. +Theo bắc- nam. + Theo đông- tây. CâuII.(3điểm) a. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta: (2điểm) * Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực sau: - Ở Bắc bộ: ĐBSHồng và vùng phụ cận mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. (1điểm) Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các cụm công nghiệp có tính chuyên môn hoá cao: +Hướng Hải phòng- hạ long- cẩm phả: Khai thác than, cơ khí. + Hướng Đáp Cầu- Bắc Giang:Phân hoá học, vật liệu xây dựng. + Hướng Đông Anh- Thái Nguyên:Luyện kim, cơ khí. + Hướng Việt trì- Lâm Thao-Phú Thọ:Hoá chất, giấy. + HướngHà Đông- Hoà Bình:Thuỷ điện +Hướng NamĐịnh-Ninh Bình -Thanh Hoá:Dệt, xi măng,điện. - ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, với các trung tâm CN lớn như: TPHCMinh, Biên Hoà, Vũng tàu, Thủ dầu Một, hướng chuyên môn hoá rõ rệt (0,5điểm) - Dọc duyên hải miền trung một vài trung tâm CN lớn :Đà nẵng,Vinh, Quy Nhơn ở các khu vực còn lại, nhất là miền núi CN phát triển chậm, phân tán , nhỏ lẻ. (0,5điểm) b. Sự phân hoá lãnh thổ CN của nước ta do chịu tác động của các nhân tố sau: (1điểm) - Những khu vực tập trung CN cao thường gắn liền với sự thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có trình độ tay nghề, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.(như ĐNB, ĐBSH) (0,5điểm) -Những khu vực còn lại hoạt động CN hạn chế là do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên, nhất là kết cấu hạ tầng. (0,5điểm) CâuIII. (3điểm) a. Vẽ biểu đồ.(1,5đ) Biểu đồ kết hợp đường và cột chồng(dạng khác không cho điểm) Yêu cầu: chính xác, trực quan, tên biểu đồ, chú giải. b. Nhận xét và giải thích(1,5đ) Trong thời gian từ 1990- 2003, tình hình sản xuất lúa nước ta có sự thay đổi: - Diện tích: (0,5đ): Có biến động, từ 1990- 2000 tăng(số liệu), do khai hoang, mở rộng diên tích đất canh tác và tăng vụ. Từ 2000-2003 diện tích giảm(số liệu) vì một phần đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư và chuyên dùng. - Sản lượng(0,25đ) Tăng liên tục(số liệu) chủ yếu do tăng năng suất, tăng diện tích.thâm canh. - Cơ cấu mùa vụ(0,75đ) + Vụ đông xuân có sản lượng lớn nhất và liên tục tăng(số liệu) do năng suất cao nhất và trở thành vụ chính. + Vụ hè thu sản lượng tăng liên tục (số liệu) do đây là vụ sớm, thời gian ngắn, năng suất cao, đưa vào trồng đại trà. + Vụ mùa sản lượng có biến động: Từ 1990-2000 sản lượng tăng, từ 2000 - 2003 sản lượng giảm(số liệu) vì năng suất thấp so với 2 vụ trên. . II.PHẦN RIÊNG (2 điểm) Câu IV. a. theo chương trình chuẩn - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta: Tỷ lệ thất nghiệp 2,1%, thiếu việc làm 8,1%. Khu vực thành thị thất nghiệp 5,3%, nông thôn 1,1%; Tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, nông thôn 9,3%(2005)(0,5 điểm). - Hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí lao động ở nước ta(1,5 điểm): + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động (0,25 điểm). + Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình(0,25 điểm). + Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (0,25 điểm). + Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu (0,25 điểm). + Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng lao động(0,25 điểm). + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (0,25 điểm). . TRƯỜNG THPT NGA SƠN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I NĂM HỌC 2009-2010 MÔN ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài180 phút, không kể giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8điểm. nghiệp và thi u việc làm ở nước ta: Tỷ lệ thất nghiệp 2,1%, thi u việc làm 8,1%. Khu vực thành thị thất nghiệp 5,3%, nông thôn 1,1%; Tỷ lệ thi u việc làm ở thành thị là 4,5%, nông thôn 9,3%(2005)(0,5 điểm). -. hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các cụm công nghiệp có tính chuyên môn hoá cao: +Hướng Hải phòng- hạ long- cẩm phả: Khai thác than, cơ khí. + Hướng Đáp Cầu- Bắc Giang:Phân hoá học, vật

Ngày đăng: 29/04/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan