1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đê KT Địa HK 2

6 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

SỎ GIÁO DỤC & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN ĐỊA LÝ- LỚP 12 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ( Thời gian: 45’ ) *** ĐỀ 1 Câu 1 (3 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày thế mạnh và hạn chế về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 2: ( 2 điểm ): Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu định hướng chính trong tương lai. Câu 3: ( 5 điểm ) Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm( năm 2005) (Đơn vị: nghìn ha) Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3 Cà phê 497,4 3,3 445,4 Chè 122,5 80,0 27,0 Cao su 482,7 - 109,4 Các cây khác 531,0 7,7 52,5 a. Tính tỉ trọng các loại cây công nghiệp của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước và các vùng trên. b. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ , Tây Nguyên. c. Dựa vào bảng số liệu rút ra nhận xét về tình hình phát triển cây công nghiệp của 2 vùng trên. Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN ĐỊA LÝ- LỚP 12 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ( Thời gian: 45’ ) *** ĐỀ 2 Câu 1 ( 3 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp,cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 2: ( 2 điểm ): Phân tích thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. Câu 3: ( 5 điểm ) Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (Đơn vị: nghìn ha) Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3 Cà phê 497,4 3,3 445,4 Chè 122,5 80,0 27,0 Cao su 482,7 - 109,4 Các cây khác 531,0 7,7 52,5 a.Tính tỉ trọng các loại cây công nghiệp của cả nước,Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước và các vùng trên. b.Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ , Tây Nguyên. c.Dựa vào bảng số liệu rút ra nhận xét về tình hình phát triển cây công nghiệp của 2 vùng trên. Học sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam Đáp án đề kiểm tra học kì II- Môn Địa Lý- Lớp 12 Đề 1 Nội dung Điểm Câu 1 ( 3 điểm ) a. Thế mạnh về khai thác khoáng sản ỏ TDMNBB * Đây là vùng tập trung nhiều khoáng sản nhất nước ta 3 điểm 2,0 0,25 * Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao - Khoáng sản nhiên liệu: + Than đá: trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh Năm 2005 khai thác được hơn 30 triệu tấn, một phần khai thác cung cấp cho nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc, xuất khẩu gần 18 triệu tấn than đá. + Than nâu ( Lạng Sơn) + Than mỡ dùng để luyện cốc ( Thái Nguyên, Tuyên Quang) - Khoáng sản kim loại. + Kim loại đen: Sắt ( Thái nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái…), Măng gan( Cao Bằng, Tuyên Quang), Ti tan ( Tuyên Quang) + Kim loại màu: Chì- Kẽm ( Bắc Cạn), Thiếc ( Cao Bằng, Tuyên Quang), Đồng, Vàng…… - Khoáng sản phi kim loại: Apatít ( Lào Cai) sản xuất mỗi năm 600.000tấn/ năm dùng để sản xuất phân lân; Đá vôi phân bố rộng khắp…. b.Hạn chế - Phần lớn các mỏ khoáng sản nằm ở nơi GTVT chưa phát triển, địa hình hiểm trở xa đường giao thông. Các mỏ quặng nămg sâu trong lòng đất, khi khai thác đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí cao. - Công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu dễ bị lãng phí tài nguyên, giá thành khai thác cao. Câu 2( 2 điểm ) a.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang diễn ra theo hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển biến này diễn ra còn tương đối chậm. Thể hiện - Giảm tỉ trọng của khu vực I ( số liệu dẫn chứng ) - Tăng tỉ trọng khu vực II ( số liệu ), nhưng xu hướng tăng còn chậm - Tỷ trọng khu vực III có xu hướng tăng nhanh hơn ( số liệu ) b. Định hướng phát triển trong tương lai. - Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nề kinh tế: Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II,III… - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành…. Câu 3 ( 5 điểm ) a. Tính tỉ trọng các loại cây công nghiệp của cả nước, TDMNBB, Tây Nguyên trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước và 2 vùng (Đơn vị: %) Cả nước TDMNBB Tây Nguyên Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30,4 3,6 70,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29,5 - 17,2 0,25 0,5 0,5 0,5 1,0 2,0 điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 Các cây khác 32,6 8,5 8,3 b. Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 vùng; TDMNBB và Tây Nguyên ( Vẽ đầy đủ chính xác, đẹp, bán kính hình tròn vùng Tây Nguyên lớn hơn bán kính hình tròn vùng TDMNBB).R c.Nhận xét: - Cả 2 vùng đều tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm, và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tây nguyên là vùng chuyên cành cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước, TDMNBB là vùng chuyên canh cây cônbg nghiệp lớn thứ 3 cả nước. - Hướng chuyên môn hoá: TDMNBB quan trọng nhất là cây chè,Tây Nguyên quan trọng nhất là cây cà phê… 2,0 1,5 Đáp án đề kiểm tra học kì II- Môn Địa Lý- Lớp 12 Đề 2 Nội dung Điểm Câu 1 ( 3 điểm ) a.Khả năng phát triển cây công nghiệp ở TDMNBB 3 điểm 1,5 - Có diện tích đất feralit lớn phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loịa đá mẹ khác, đất phù sa cổ ở trung du - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi(ĐB TB ) thích hợp để trồng nhiều loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như: chè, tam thất, dương quy, đỗ trọng, đào, lê, mận… - Người dân có kinh ngiệm trong việc trồng và chăm sóc các loại cây trên. - Các điều kiện thuận lợi khác b. Hiện trạng - Cây công nghiệp: + Chè: Đây là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta,chiếm 60%Dt và sản lượngchè của cả nước. Chè được trồng ở khắp các tỉnh nhưng nhiều nhất Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang với các loại chè nổi tiếng + Ngoài ra còn trồng cây Hồi ở Cao Bằng, Lạng Sơn ; Quế ở Yên Bái - Cây dược liệu và cây ăn quả: - Trồng rau vụ đông và sản xuất rau quanh năm -Khả năng mở rộng DT và nâng cao năng suất cây CN còn rất lớn. Câu 2 ( 2 điểm ) a. Thuận lợi -ĐH:Đồi núi phía tây Đồng bằng ở giữa Biển ở phía đông pt N-L-Ngư. - Đất đai: Dải đồng bằng ven biển có điều kiện triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày và trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn. - Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh - Sông ngòi: Dày đặc với một số sông lớn tạo nên các đồng bằng tương đối màu mỡ như đồng bằng sông Mã, sông Cả. Đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho trồng trọt,thuỷ điện, phần hạ lưu có giá trị giao thông đường thuỷ. - Tài nguyên rừng: Rừng có diện tích tương đối lớn, chỉ đứng sau Tây Nguyên-> nhiềugiá trị. - Tài nguyên biển - Khoáng sản: Tương đối phong phú chỉ đứng sau TDMNBB. Có quặng sắt ( Hà Tĩnh); thiếc, măng gan ( Nghệ An); crômít ( Thanh Hoá) b. Khó khăn: - Các đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp, đất pha cát khả năng giữ nước kém, gây ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất trên diện rộng. - Thời tiết khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước: cát bay lấn sâu vào đồng ruộng; gió Lào khô nóng, bão, lũ lụt, hạn hán, triều cường bất thường - Sông ngòi ngắn dốc, lũ lên nhanh gây thiệt hại lớn về người và của. Câu 3 ( 5 điểm ) a. Tính tỉ trọng các loại cây công nghiệp của cả nước, TDMNBB, Tây Nguyên trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước và 2 0,5 0,5 0,25 0,25 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 2,0 điểm 1,25 0,75 5 điểm 1,5 vùng (Đơn vị: %) Cả nước TDMNBB Tây Nguyên Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30,4 3,6 70,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29,5 - 17,2 Các cây khác 32,6 8,5 8,3 b. Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 vùng; TDMNBB và Tây Nguyên ( Vẽ đầy đủ chính xác, đẹp, bán kính hình tròn vùng Tây Nguyên lớn hơn bán kính hình tròn vùng TDMNBB). c.Nhận xét: *Cơ cấu cây CN của từng vùng: -TDMNBB:chiếm tỉ trọngcao nhất thứ hai (số liệu) -Tây Nguyên: chiếm tỉ trọngcao nhất thứ hai (số liệu) *So sánh 2vùng: -Cây cà phê:TN chiếm tỉ trọng >TDMNBB? -Cây chè: TDMNBB>TN ? -Cây cao su: *KL: Cả 2 vùng đều tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm, và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tây nguyên là vùng chuyên cành cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước, TDMNBB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước. - Hướng chuyên môn hoá: TDMNBB quan trọng nhất là cây chè,Tây Nguyên quan trọng nhất là cây cà phê… 2,0 1,5 . Nguyên trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước và 2 0,5 0,5 0 ,25 0 ,25 1,5 0,5 0,5 0 ,25 0 ,25 2, 0 điểm 1 ,25 0,75 5 điểm 1,5 vùng (Đơn vị: %) Cả nước TDMNBB Tây Nguyên Tổng. nước và 2 vùng (Đơn vị: %) Cả nước TDMNBB Tây Nguyên Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30,4 3,6 70 ,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29 ,5 - 17 ,2 0 ,25 0,5 0,5 0,5 1,0 2, 0 điểm 0,5 0,5 . nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30,4 3,6 70 ,2 Chè 7,5 87,9 4,3 Cao su 29 ,5 - 17 ,2 Các cây khác 32, 6 8,5 8,3 b. Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 vùng; TDMNBB và Tây Nguyên ( Vẽ đầy đủ chính

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w