Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
118,5 KB
Nội dung
NHỮNG CON TÒ HE Vậy là hôm nay ngày giỗ dượng , mà không là ba mới đúng. Thắp nén nhang lên bàn thờ ba mẹ lòng tôi thổn thức ân hận. Nhớ lại thời gian qua, một thước phim chưa một lần quay cứ tái hiện trong đầu tôi. Bố bỏ mẹ và bốn chị em ra đi cùng người đàn bà khác lúc chị Hai mười hai tuổi. cu Bin bước vào đầu bậc tiểu học. Chị Ba tật một chân khó khăn trong đi lại. Mẹ một naéng hai sương gồng mình với gánh xôi buổi sáng, gánh chè buổi chiều để lo cho các con ăn học. Ý thức được nổi khổ của mẹ, ba chị em ngoài giờ học giúp mẹ việc nhà. Ngày tháng dần trôi, mẹ tần tảo sớm hôm rồi chúng tôi cũng khôn lớn.Chị Hai nay đã là một cô giáo, còn tôi bước vào năm cuối phổ thông trung học. Mẹ đỡ cực hơn nhưng dạo đó sức khoẻ mẹ dần yếu vì những lo toan. gia đình tôi cứ bình lặng như thế nếu không có một chuyện xảy ra. Một hôm chị Hai đến trường, đứng đối diện cổng trường có một người đàn ông lớn tuổi cùng chiếc xe đạp cũ với những con tò he được gắn trên những chiếc que tre nhỏ. Bác bảo vệ đuổi đi nhiều lần nhưng đâu lại vào đấy, học sinh quây quanh ông đông nghịt. Chị thấy thế bảo bác bảo vệ : - Bác à, để cho ông ấy ở đó cũng được, những con tò he ấy không có hại gì cho học sinh đâu ! Nghe tiếng chị, ông quay sang chị : - Cảm ơn cô giáo ! Ôi Hương, đúng là Hương rồi ! anh đây ! Dựng vội chiếc xe ông ấy chạy đến định nắm tay chị. Chị ngạc nhiên: - Xin lỗi bác cháu không phải là Hương! Rồi chị đi nhanh vào cổng trường. Chị nghĩ rằng ông ta đã nhầm chị với một phụ nữ nào đó. Suốt buổi dạy chị cứ đặt câu hỏi cho mình : “ Sao người đàn ông đó gọi tên mẹ nhỉ, ông ta ở đâu cách gọi tên mẹ cũng rất thân mật ”Về nhà định hỏi mẹ nhưng chị lại sợ. Bao thắc mắc trong lòng làm chị không ngủ, trời vừa sáng chị không ăn cơm vội vàng đến trường sớm trước sự ngạc nhiên của mẹ. Từ xa chị đã thấy người đàn ông cùng chiếc xe và những con tò he nặn sẵn . Có lẽ đến sớm chưa có học sinh nên chị hai đến và dễ dàng bắt chuyện. Ông ta hỏi chị về quê quán, bố mẹ ở đâu ? chị nói ra tên của mẹ. Người đàn ông đã kể lại cho chị nghe chuyện tình cảm giữa ông ta và mẹ khi hai người trong quân ngũ. Ngày đó mẹ chỉ là cô y tá chăm sóc thương bệnh binh nặng năm 1972 ở Quảng Trị. Còn ông là thương binh nằm điều trị ở đây gần hai tháng nhưng chưa lành hẳn. Rồi họ bén duyên nhau, khi trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu họ chia tay trong ngậm ngùi hẹn ngày đất nước vẹn toàn sẽ gặp lại nhau. Sau giải phóng Miền Nam họ bặt tin nhau người thương binh không dám quay trở về tìm mẹ do mặc cảm vì trên người mang đầy vết đạn cùng một mắt hỏng nặng.Nhưng rồi 1 nổi nhớ thương càng ngày càng lớn khi tuổi về già. Ông đã về lại chốn xưa tìm mẹ tôi và được biết hoàn cảnh của mẹ , ông dò dẫm mấy năm trời rong ruổi khắp Tây Nguyên cùng với những con tò he làm lộ phí , ông tự trách mình vì ông nên mẹ tôi mới khổ như thế. Riêng mẹ tôi chờ đợi người yêu trong 13 năm ròng rã không một tin tức. tuổi đã lỡ thì nên mẹ nhận lời lấy bố tôi, ông không chịu nổi sự nghèo hèn với đám con thơ dại nheo nhóc nên đã tìm cho mình một chỗ sung sướng.Mẹ xin ông bà ngoại dắt díu các con vào Tây Nguyên sinh sống. Cuối buổi học chị đưa ông ấy về nhà. Nhận ra nhau mẹ vui sướng trong nước mắt. Còn tôi và cu Bin đứng tựa cửa cứ hậm hực vì có người đàn ông trong nhà . ( Lúc đó toi chưa hiểu gì về chuyện hai người ). Bác Đức, mẹ gọi như thế. Xin mẹ và 4 chị em chúng tôi được ở và sống quãng đời bên mẹ và chúng tôi. Cả nhà đồng ý riêng tôi và cu Bin im lặng. Nhìn mẹ trẻ trung hơn, cười nói với dượng nhiều hơn , mẹ quan tâm chăm sóc dượng mỗi khi trái gió trở trời vết thương cũ tái phát, và những khi làm về mệt dượng xoa bóp nắn chân tay cho mẹ làm cho 2 chị em buồn nhiều, giận mẹ và ghét dượng Đức đã cướp đi tình cảm mẹ con chúng tôi. Tôi tốt nghiệp phổ thông và đi theo con đường của chị hai. Những năm là sinh viên tôi đều dựa vào sức lực của mẹ. Mẹ dạo đó yếu hơn nhiều, bệnh khớp tái phát do lao lực còn em trai tôi không chấp nhận dượng nên thường bỏ nhà đi chơi, quậy phá không lo học hành cùng đám bạn hư hỏng. Mej và dượng khuyên nhủ em bảo : - Ông có phải là bố tôi đâu mà dạy tôi ? Mẹ buồn và kéo theo bệnh suy tim, sau 2 năm chữa bệnh mẹ bỏ chúng tôi đi. Em tôi càng hận dượng và em cho rằng nguyên nhân chính là sự có mặt của dượng. Đau buồn và mất mát dượng chỉ im lặng cần mẫn với công việc hàng ngày rong ruổi từ buôn này đến làng khác. Sau ngày mẹ, nhiều đêm tôi mất ngủ , một đêm tôi lặng ngồi lẽ bên di ảnh mẹ nước mắt rơi vì thương mẹ. Tôi định quay về phòng thì chợt thất ánh sáng le lói sau phòng kho. Tôi rón rén nhìn qua khe cửa thì thấy dượng lúi húi nhồi bột và pha màu bên chiếc thau cùng những con tò he đã nặn từ bao giờ. Dáng dượng gầy gò đến tội nghiệp. Đôi tay thoăn thoắt làm việc : Tôn ngộ không, Trư bát giới, những bông hoa đầy màu sắc . . .lần lượt hiện ra trước mắt tôi. Lần đầu tiên tôi được chiêm ngương tài nghệ tuyệt chiêu như thế, bao năm sống chung nhà nhưng dượng làm việc tôi đâu có biết.Trỏ lại phòng tôi thấy chị hai chưa ngủ, chị ôm tôi vào lòng và kể cho tôi nghe câu chuỵen của dượng và mẹ. chị còn nói những năm tôi đi học số tiền mẹ gửi cho tôi đều do đôi tay của dượng, vì mẹ đau ốm luôn không đi bán được. Chiếc xe máy em trai đi là tiền thương binh hàng tháng dượng tiết kiệm được. Ôi dượng của tôi ! tại sao lúc ấy chúng tôi hồ đồ không hiểu tấm lòng của dượng chứ !Sáng trở dậy tôi đến nhanh phòng dượng để nói lời xin lỗi. Dượng đã đi 2 làm từ sáng sớm. Tôi quay ra đi tìm cu Bin nói cho nó hiểu về dượng thì chị hai điện về bảo vào bệnh viện gấp. Tôi bàng hoàng cứ nghĩ chuyện gì đã xảy ra với em rồi. Đến phòng cấp cứu , mọi người đều ở đó, nét mặt ai cũng lo lắng. Chị cho tôi hay dượng bị một thanh niên chạy xe ẩu tông phải. Dượng nằm đó đầu quấn chặt băng trắng, bất động. tôi ngồi bên dượng suốt thời gian dượng hôn mê , một tình cảm cha con trổi dậy. tôi thấy ông thật gần gũi, đáng kính. Khi tỉnh lại nhìn thấy chúng tôi dượng rơm rớm nước mắt : - Cảm ơn các con ! Không ai bảo ai 4 chị em quỳ xuống bên giường cùng gọi : “ Ba”. Cu Bin cầm tay ông : - Con xin lỗi ba, ba tha thứ cho con những việc con đã gây ra cho ba bấy lâu nay ba nhé ! Ông ôm chặt em tôi và nước mắt tuôn rơi. Và cu Bin đi học trở lại. Có lẽ những ngayd ấy em đã hiểu mọi chuyện. Giờ đây, Chị hai, chị ba đã có gia đình riêng còn tôi cũng ra trường về nhận công tác tại một trường tiểu học xa nhà hơn 250km. cu Bin đã là thợ sữa chữa các loại xe máy lành nghề. Ba tôi ở ngôi nhà cũ vùng vợ chồng em trai. Sau một thời gian bệnh cũ tái phát, ba về với mẹ dưới chín suối khi lo lắng trọn vẹn cho con của vợ yêu bề gia thất. Ngày giỗ ba chíng tôi về đầy đủ đứng trước vong linh ba mẹ chúng tôi xin nguyện sẽ làm người thật tốt xứng đáng là con của ba Đức mẹ Hương. Dưới suối vàng ba mẹ chắc sẽ tự hào và yên lòng về chúng tôi hơn. *********************************** KÍ ỨC GIA ĐÌNH TÔI. Chuyện của dì Năm nay nghỉ tết dài ngày nên tôi quyết định về ăn tết cùng hai mẹ con dì. Gặp lại dì, nhìn khuôn mặt vui, đầy sắc hồng, cơ thể khỏe mạnh hơn năm trước tôi đoán dì có gì vui lắm. Bao tò mò nhưng không dám mở lời, dì nói cười nhiều hơn trước, lăng xăng đi nấu cơm chiều, vừa làm vừa hỏi tôi đủ thứ, tôi không làm sao trả lời kịp. Tôi rụt rè: -Dì ơi ! con hỏi chút xíu được không ? mà dì hứa là trả lời thiệt với con đó nha ? -Mồ tổ con nhỏ này, bây về đây để hỏi cung dì đó hả ?Thôi được dì hứa, nhưng để ăn cơm tối đã rồi bây muốn hỏi dì chuyện gì cũng được ! Tôi phụng phịu nhưng sợ dì rút lại lời hứa đành tiu nghỉu đi tắm rửa. Chiều Buôn Mê se se lạnh đứng trên ban công nhìn xuống vườn cà phê đang mùa trổ bông. Từng chùm hoa trắng muốt tinh khiết lan tỏa hương thơm lãng bãng quanh căn nhà nhỏ.Tôi hít mãi mùi hương ngọt ngào kì diệu ấy. Xa một chút là 3 màu của hoa dã quỳ vàng rực chạy theo triền dốc và những vườn cà phê trải đầy bông. Ở nơi này thật yên tĩnh và thoáng đãng Ôi thiên nhiên thật là tuyệt: Màu xanh của lá cây hòa quyện cùng hai loại hoa làm cho tôi không rời mắt cứ đứng ngắm như thế rất lâu rất lâu. Lúc không còn nhìn thấy mọi vật nữa, tôi đành quay vào nhà với sự luyến tiếc của thiên nhiên ban tặng cho đất trời khi mái tóc tôi ướt sương. Dì la: -Con nhỏ này lại như thế rồi, cứ lội dưới sương là cảm đó con ? Thôi vào ăn cơm kẻo đói. Vào bàn ăn cơm, tôi ngạc nhiên thấy một người đàn ông lạ đã ngồi đó. Tôi nhìn dì , hai má của dì ửng đỏ như đang thẹn thùng rồi dì cũng can đảm giới thiệu: - Đây là dượng Minh Tuấn ba của bé Thùy Linh con à! Chào dượng đi con ? Tôi lí nhí chào. Tôi nhớ lâu rồi dì nói với tôi là dượng đã chết khi bé Thùy Linh chưa ra đời .Vậy mà… Có lẽ hiểu được tâm trạng tôi, đêm đó dì nằm cạnh và kể cho tôi nghe cuộc đời của dì. Khi còn là một cô bé học sinh cấp ba, dì Thắm có một nét đẹp rất riêng của con gái quê: Dịu dàng, đằm thắm nhỏ nhẹ…làm bao anh chàng trong xóm và ngoài làng để ý. Vậy mà chỉ một người con trai xóm trên làm cho trái tim dì thổn thức bởi vì chàng trai ấy lặng lẽ giúp đỡ, an ủi, chia sẻ những lúc dì gặp chuyện không vui nhưng tuyệt nhiên không một lời ngỏ. Một lần dì trượt chân ngã xuống suối lúc đang mải mê hái rau cho lợn, cũng may Minh Tuấn câu cá gần đó nghe tiếng kêu cứu lao nhanh đưa dì lên bờ và rồi thời gian đưa họ gần nhau, họ yêu nhau và quyết định đến hôn nhân. Nhưng điều cản trở lớn nhất mà dì biết trước là gia đình Minh Tuấn sẽ không chấp nhận dì là con dâu ( Nhà ngoại hồi đó nghèo lắm) không môn đăng hộ đối như con gái ông Bí thư xã mà gia đình nhà Minh Tuấn đã chọn. Chán nản và buồn cho số phận mình khi dì biết Minh Tuấn không dám vượt qua vòng lễ giáo bảo vệ hạnh phúc của mình. Dì bỏ làng ra đi thật xa để quên đi những kỉ niệm hạnh phúc. Ra đi dì không biết mình đã mang trong mình giọt máu của Minh Tuấn. Đến nơi ở mới mặc dù làm thuê làm mướn cực khổ nhiều, nhiều bữa đói ăn thiếu mặc,ốm nặng một mình không dám nhờ vả bên ngoại. Dì sống thui thủi một mình cam chịu vượt qua, ráng sống nơi đất lạ, vượt qua mọi cám dỗ của đời thường khi xung quanh dì có bao gã đàn ông si mê “gái một con” sẵn sàng bảo bọc hai mẹ con dì. Dì nhất quyết từ chối tất cả để nuôi con gái yêu thương trở thành con ngoan của dì, có lẽ điều đó giúp dì đứng vững hơn mỗi lần dì kiệt sức vì lao lực. Sau hai mươi năm no đói có nhau cô bé Thùy Linh nay đã lớn và học xong ngành du lịch về công tác ở gần nhà. Không một bà mẹ nào vui sướng 4 nhìn con gái nhí nhảnh vui tươi sau những ngày làm hướng dẫn viên cho khách du lịch về, lòng dì như được sưởi ấm lại tạm quên ngày tháng mệt nhọc Còn Thùy Linh ngày ngày rong ruổi cùng các đoàn khách đi tham quan các thắng cảnh, em thấy hình như có một đôi mắt dõi theo em từng bước từng ngày và em đã tìm ra đôi mắt ấy, đôi mắt của người một đàn ông lớn tuổi rất buồn, xa xăm vời vợi ẩn chứa điều gì muốn nói với em. Thùy Linh lấy làm lạ và lân la hỏi thăm. Người đàn ông tên Tuấn đã kể cho em nghe về cuộc đời buồn của ông ấy. Ông bị người yêu bỏ đi lúc ông đang thuyết phục gia đình cưới cô ấy về làm vợ. Buồn chán ông làm bạn với ma men để quên người con gái ấy nhưng càng uống càng say ông càng nhớ đến quắt lòng.Ông quyết đi tìm người yêu nhưng biết tìm đâu và từ bấy đến nay ông không lập gia đình cũng chẳng yêu thương ai mặc dù gia đình để cho ông lựa chọn theo ý muốn. Lo làm ăn ngoảnh đi ngoảnh lại tóc ông đã nhuốm màu, sự nghiệp vững chãi lúc ấy ông mới thấy cô đơn muốn đi đâu đó giải khuây và tình cờ gặp em là cô bé hướng dần viên du lịch của đoàn ông. Ông như thấy lại được hình ảnh ngày xưa cũng vóc dáng đó cũng mái tóc dài thướt tha xõa xuống bờ vai tròn ôm khuôn mặt đầy đặn …đó. Em đã cảm động trước tình cảm thủy chung của người đàn ông xa lạ lớn tuổi đã lay động tâm hồn trắc ẩn trong hai mươi năm qua ( dì cấm em tiếp xúc với những người con trai giàu sang) để rồi hai chú cháu kể cho nhau nghe những thăng trầm trong cuộc sống quá khứ và hiện tại. Từ đó cứ mỗi buổi chiều sau giờ làm việc hai chú cháu lại gặp nhau khi họ biết họ là đồng hương của nhau, Thùy Linh cảm thấy thật thân thiết, gần gủi với người đàn ông ấy và lần đầu tiên cô bé mời người ấy về nhà thăm gia đình. Vui lây trước sự yêu đời của con gái dì cũng sửa soạn đón người bạn lớn tuổi của con mình. Dì nghĩ hay là con bé đang yêu ( Cô bé thường xuyên kể cho mẹ nghe ).Một chiều chủ nhật, trời đang chuyển sang mùa nắng, cao, xanh gió thổi cuộn những bụi đất đỏ Ba zan lên tít trên cao rồi tan vào khoảng không, ít hạt nắng còn vương vãi trên hiên nhà. Hai mẹ con dọn dẹp nhà cửa, cô bé vừa cắm hoa dã quỳ vào lọ vừa líu lo hát, ngắm nghía từng bông đang xòe cánh khoe sắc. Nhìn con gái dì chạnh lòng nhớ về quá khứ, dì hận người ấy nhưng rồi cứ nhớ về chốn xưa. Mải mê suy tư dì không biết có người đứng ở cửa vội quay ra. Thùy Linh chỉ nghe : Trời ,ông – Bà” rồi dì ngất xỉu. Thùy Linh không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mẹ của em. Đầu óc mụ mị đi vì lần đầu tiên thấy mẹ như thế, còn người đàn ông nhìn dì với đôi mắt như hối lỗi, Dì nhìn con gái, nhìn người đàn ông nước mắt nhạt nhòa. Người ấy ngày xưa của dì, người cha của con gái dì, và là bạn của con gái dì đứng đó hiển hiện trước mắt không phải là mơ. Sao ông trời cứ trêu ngươi cuộc đời dì đến thế chẳng lẽ dì và Thùy Linh đã khóc thật nhiều. Khóc vì trớ trêu oan trái đến với họ. Cũng may cô bé mới chỉ cảm mến chú Tuấn mà thôi. 5 Khi bình tĩnh lại người đàn ông đã giải bày sự hèn kém của nình để mất dì, xin dì tha thứ và làm lại từ đầu, thêm sự hỗ trợ của con gái thế rồi dì cũng tha thứ cho dượng. Còn dượng Minh Tuấn đã chuyển vào Tây Nguyên sống cùng vợ con dì từ đó đến nay. Nghe câu chuyện của dì tôi không khóc, sao nước mắt cứ chảy ra, thương dì tôi ôm dì thật chặt như truyền hơi ấm lời an ủi âm thầm mừng cho hạnh phúc đến với dì, dù muộn mằn. Thương em gái tôi từ nay có cha. Tôi hỏi : -Dì ơi ! sao dì không cho mẹ con và bà ngoại biết chuyện này vậy? Dì ôm tôi vào lòng bảo: -Ra tết chờ em con nghỉ phép rồi dì và dượng về luôn, lúc đó bà ngoại con biết chưa muộn con à! Mùa xuân 2010 đã về trên mọi miền Tổ quốc, chưa có năm nào tôi nghỉ tết vui và có ý nghĩa như năm nay. Hạnh phúc đã đến với dì một phụ nữ “Hồng nhan bạc phận”mà mẹ tôi thường nói với mọi người. Những ngày du xuân tôi được dì dượng dẫn đi khắp nơi : Thác Dray Hling hùng vĩ chúng tôi thỏa sức đùa nghịch dưới làn nước mát, trên bành voi Bản Đôn chúng tôi lang thang ngắm nghía khu du lịch …Ôi cuộc đời thật đẹp. Ngày 19 tháng 2 năm 2010 Trần Thị Lệ Thủy. GV trường tiểu học Võ Thị Sáu Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ – Tỉnh Gia Lai ************************************* KÍ ỨC GIA ĐÌNH TÔI. HỐI HẬN Tết về quê, tôi ghé thăm gia đình em. Ngôi nhà ngày xưa chú thím tôi để lại khang trang, ấm cúng, gọn gàng, sạch sẽ mà giờ đây trông nhìn tiêu điều xác xơ. Ván xung quanh đã mục nát lấm tấm những chỗ bị mối gặm thưa thớt, mái ngói rêu mốc đen xỉn lại. Hàng hiên trước nhà những cây cảnh của chú không còn thay vào đó một dây phơi quần áo đủ loại và nhuộm màu nâu của đất, của bùn.Trước sân gạch từng khoảnh sân loang lổ vết nứt của thời gian. Phía trong, gần giếng nước là chiếc lu ngày chú thím chưa mất vẫn còn nguyên vẹn, chỉ khác hơn là cái nhà tắm bên cây khế ngọt quả chín vàng rộm lủng lẳng trông đến thích bây giờ không còn nữa .( ngày xưa cây khế này là món bọn con gái tụi tôi thích nhất lúc nào cũng đi bẻ trộm lúc chú thím và em vắng nhà.) 6 Tôi ngạc nhiên . . . và em bước ra. Thân thể gầy còm, da xanh tái, bủng beo em tôi ngày xưa đâu rồi ? Thấy tôi đứng trân nhìn, em cười và mời tôi vào nhà. Uống xong li trà nóng và chờ tôi tỉnh trí lại em bồi hồi kể cho tôi nghe khoảng thời gian qua. Nước mắt tôi nhạt nhòa theo lời kể của em. Ngày chưa có vợ, em họ tôi là một thanh niên điển trai thêm tính hài hước nên có bao cô gái thầm yêu trộm nhớ. Và rồi em cũng chọn cho mình một cô gái chân chất hiền lành và ngoan ngoãn. Dự định cho ngày cưới thì ba em ốm nặng, hai năm chạy chữa thuốc thang nhưng rồi bệnh không qua khỏi và mất sau khi bệnh viện trả về. Mẹ em đau đớn buồn bã trước cái chết của ba em và rồi thím cũng đổ bệnh và mất sau đó một năm. Trước lúc đưa tang thím, các bác các chú trong dòng họ kịp đưa cô gái em yêu về cưới chạy tang. Ai cũng thương em ngày đầu về nhà chồng với vành khăn trắng trên tóc. Thế rồi cuộc sống xoay vần theo qui luật vợ em đã sinh cho gia đình chú thím 2 thằng cu nối dõi tông đường. Gia đình em sống hạnh phúc chăm chỉ làm ruộng làm rẫy để kịp với bạn bè. Nhưng sự đời không được như con người mong muốn. Cà phê năm đó bị tụt giá, các vườn cà phê trong tỉnh chết hàng loạt do một loại nấm độc lan nhanh không có nhà nào trở tay kịp tìm cách hồi phục . Năm đó họ chặt làm củi và cải tạo lại vườn với cây nông nghiệp loại khác. Riêng em nhìn vườn cà phê tươi tốt, mơn mởm, từng chùm quả trĩu cành, chỉ chờ ít tháng nữa là bội thu giờ đây lá héo rũ, khô quắt, quả rụng đầy gốc, lòng em thắt lại. Để giải cơn buồn em tụ tập bạn bè cùng uống rượu. Lúc đầu giải khuây nhưng dần dần chiều nào không có em lại thèm và uống một mình. Cứ như thế ngày qua ngày em nghiện rượu lúc nào không hay. Bỏ bê công việc cho vợ làm gì thì làm. Kinh tế ngày một sa sút, không có tiền uống rượu khi em xách ký gạo, khi ký nếp đi đổi. Dần dần em bán luôn ti vi và đồ dùng trong nhà. Không còn gì để bán em quay lại mắng chửi, đánh đập vợ tím bầm mặt mày. Hai cháu cũng bị vạ lây bởi những cú đá, cú đấm không thương tiếc của bố. Thân thể em gầy còm, chỉ còn da bọc xương, hai tay lẻo khẻo không làm nổi một việc gì vì ít ăn cơm, giờ nào cũng say, mới sáng là đã có hơi men, chân nam đá chân xiêu lúc ngủ trên hiên nhà khi dưới góc sân… Chỉ thương hai đứa nhỏ. Đứa lên năm, đứa lên hai ngày ngày theo mẹ xuống ruộng, thằng anh trông thằng em. Cu lớn ốm tong teo do những trận đòn vô cớ và ăn uống không đủ bữa. nhiều lần hai anh em chơi tha thẩn dưới gốc cây vú sữa, mải mê chơi, mệt quá lăn ra bãi cỏ ôm nhau ngủ quên cả chiều tối làm mẹ chúng tìm thót tim, rồi có lần thằng anh đang bắt cào cào trên bãi cỏ, thằng em đòi anh đưa về nhà, hai anh em dắt nhau về, giữa đường có lẽ gió đồng thổi hiu hiu mát, thêm dãy chuối xanh rì làm em cu không chịu nổi cơn buồn ngủ thế là em cu chui vào đó ngủ ngon lành mặc cho muỗi đốt, kiến cắn hay những bông hoa nắng rọi xuyên qua lớp lá chuối đu đưa trên khuôn mặt lấm lem bùn đất của nó. Thằng 7 anh lay lay gọi em dậy về nhưng không làm sao gọi được, ì à ì ạch bế em cu lên nhưng đành đặt xuống vì nặng và ngồi cạnh nước mắt lã chã gọi ba mẹ. Hết ngủ thằng anh lại dắt em cu về nhà tắm rửa, hai anh em té nước vào nhau cười khoái chí đến lúc thấy ba chúng xuất hiện chúng mới len lén vào lấy áo quần mặc.Bữa cơm chiều đạm bạc chỉ có ba mẹ con cũng qua nhanh, không còn ti vi để xem hơn nữa chúng sợ những cơn say bất chừng của ba hai anh em leo tót lên giường trùm chăn kín để rồi thiếp vào giấc ngủ trẻ thơ. Còn vợ em, bất lực với chồng em dâu chỉ biết than ngắn thở dài một mình, thui thủi không nói chuyện cùng ai, ngay cả với anh em họ hàng nội tộc, chăm chỉ hết ruộng đến vườn, xong việc nhà lại đi làm thuê làm mướn để có cái ăn cho cả nhà. em già trước tuổi do những lo toan, những nỗi đau thân xác do chồng em mang lại. Vậy mà nào có được yên. Mùa về, lúa chưa kịp khô đã có người đến đòi nợ, chăm chỉ trồng và thu hoạch các loại nông sản ngắn ngày mong cải thiện cho con bữa cơm nhưng rồi em cũng biết và tìm chỗ giấu tiền lại nướng vào ma men. Có lẽ “con giun xéo mãi cũng quằn”, lần đó vợ em vùng dậy, nước mắt ráo hoảnh, tiến đến và đánh lại chồng mấy cái đấm và mấy cái bạt tai làm cho em tỉnh hẳn cơn say và trố mắt nhìn vợ. Lần đầu tiên thấy vợ phản kháng như thế, nhìn vào mắt vợ mình, em đã sợ và vợ em bỏ đi cùng hai con cho đến bây giờ. Em dâu bỏ đi vì thấy mình đã làm trái với thuần phong mĩ tục của người phụ nữ Việt Nam . Sống một mình trong ngôi nhà vắng lạnh em ân hận nhớ con, nhớ người vợ tần tảo sớm hôm cùng mình chia sẽ buồn vui, và nhớ lại những ngày gia đình sống đầm ấm hạnh phúc, mỗi chiều về gia đình quây quần bên mâm cơm, tiếng hai đứa nhỏ líu lo hỏi ba đủ thứ: tại sao cá không sống trên đất ? Tại sao trong ti vi có người sao họ không ra ngoài này ? tại sao con gái biết đẻ mà con trai không đẻ được ? Nhớ để mà nhớ thôi, nhớ để lấy đó làm bàn đạp nhấn bước chân bước qua khỏi vũng lầy men say. Em đã tự mình đứng dậy, đứng thẳng lên nhìn chính mình nhìn lại quá khứ và quyết tâm cai rượu làm lại từ đầu. Em đã cai được rượu còn thể xác em và tinh thần đang dần dần chuyển đổi chỉ mong muốn vợ và con em tha thứ và quay về. Tôi viết lại những dòng tâm sự, sự hối cải của em chỉ mong một điều duy nhất vợ và con em ở một nơi nào đó hãy tha thứ cho em, hãy quay về với em và bắt đầu làm lại từ đầu Ngày 25 tháng 2 năm 2010 Trần Thị Lệ Thủy. 8 GV trường tiểu học Võ Thị Sáu Thị trấn Chư Ty - Huyện Đức Cơ – Tỉnh Gia Lai *************************************** Tham dự cuộc thi KÍ ỨC GIA ĐÌNH báo Gia đình LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG Chào cô giáo ! Sao lâu nay thấy ít bài viết của cô giáo trên báo kiến thức gia đình thế ! Anh Vũ vừa đi vào nhà vừa lên tiếng hỏi tôi. Tôi dừng tay trên máy vi tính chào đáp lễ : - Chào anh ! Nghỉ hè em đi du lịch vừa về, hơn nữa chuyện gia đình em thì hết rồi anh à. Anh có chuyện gì hay kể cho em nghe được không ? - Anh thì nhiều chuyện lắm chỉ sợ cô giáo không muốn nghe đấy chứ. À cô nè anh có câu chuyện lâu lắm rồi cứ day dứt mãi không làm sao nói ra được, anh muốn giải bày trên trang giấy được không ? Như đã hứa tối hôm ấy anh qua nhà tôi và kể cho tôi nghe câu chuyện thời thơ ấu của anh . Ngày anh còn là học sinh tiểu học, Anh là đứa bé ngỗ nghịch, bướng bỉnh, lém lỉnh nhưng học giỏi nên được bạn bè, thầy cô yêu mến, Vào ngày 20 – 11 lớp cuối cấp của anh tổ chức đi thăm chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam với những bó hoa dại hái ở vườn. Các bạn của anh ríu rít vào nhà chúc cô giáo riêng anh thấy bé Hà Mi con gái cô giáo chơi trước sân một mình liền rủ bé ra sau chơi và đưa cho bé chiếc hộp diêm trong túi áo ( Mẹ đưa ban sáng dặn ở nhà nấu cơm trưa ) Anh bật diêm tạo ra những ngọn lửa nhỏ cho em xem, bé cười thích thú và bắt chước anh những que diêm cháy gần hết làm nóng tay bé em vội vứt vào đống rơm bên cạnh mà anh không để ý. Ngọn lửa gặp gió bùng cao táp vào mái nhà cô giáo.Anh vội vàng bế bé ra khỏi đó hoảng hốt gọi cô giáo. Nghe tiếng kêu cứu mọi người trong làng đến dập lửa, khi ngọn lửa ngừng cháy thì ngôi nhà của cô chỉ còn ít đồ đạc không nguyên vẹn, cháy sém, cô giáo đau đớn khóc ngất trên tay chị gái anh. Còn anh khuôn mặt lúc đó cắt không có giọt máu, anh vội vã rời khỏi nhà cô giáo run rẩy trốn trong góc nhà mình , mọi người trong làng không hiểu ngọn lửa ấy do đâu mà ra ? thế rồi sự quan tâm đùm bọc của bà con làng xóm, họ cũng dựng cho hai mẹ con cô ngôi nhà tranh nhỏ trên nền cũ. Năm ấy do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn anh cùng bố mẹ vào nơi đây làm ăn để lại nơi quê hương một bí mật của tuổi thơ. Một nỗi ám ảnh day dứt 9 của chú bé lên mười tạm lắng dần theo thời gian. Tốt nghiệp Đại học loại ưu anh được bố mẹ cho về thăm quê sau mười lăm năm xa cách .Đầu tiên anh đi về ngôi làng là anh bước ngay đến nhà cô giáo nhưng không dám vào chỉ đứng nhìn lâu thật lâu, bao kí ức hiện về làm anh đau nhói, anh muốn vào nhà cô hỏi thăm cô nhưng anh lại sợ nhìn vào đôi mắt ấy. Qua bạn bè anh được biết thời gian ấy cô giáo sống rất vất vả, đồng lương eo hẹp, chồng hi sinh ngoài mặt trận, một mình ngoài giờ lên lớp cô giáo anh cũng phải lăn lộn với đồng áng, vườn rau để nuôi con gái ăn học.Ăn uống kham khổ, công việc nặng nhọc nên sức khoẻ của cô giảm sút kéo theo bệnh lao phổi, thuốc thang nhiều nhưng không khỏi có lẽ cô điều trị không đến nơi đến chốn, cô ốm liệt giường với những cơn ho thắt ruột kéo dài. Vào thăm cô giáo nhìn dáng vóc mảnh mai ngày xưa của cô giờ chỉ còn da bọc xương, đôi tay gầy guộc, run rẩy nắm tay anh ấp vào ngực thều thào nói với anh : “ Cô chúc mừng em đã thành đạt, cảm ơn em đã nhớ về cô. ” Nước mắt anh tuôn rơi anh thật ân hận : Giá như ngày đó anh đừng chơi diêm, giá như. . . bao giá như cứ ùa về trong anh, thì cô giáo anh không vất vả, không đau ốm đến như thế này.Nhìn mái nhà tranh giờ đã xơ xác xiêu vẹo chỉ có điều là gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ. Cô bé con cô giáo giờ đã nối theo nghề mẹ, ngoan ngoãn xinh xắn dễ thương. Sự day dứt bao đêm làm anh không ngủ anh muốn làm một điều gì đó để chuộc lại lỗi lầm của thời thơ dại. Có công ăn việc làm ổn định anh tiến hành đưa cô giáo đi khám và điều trị bệnh ở bệnh viện lớn, Trước sự chăm sóc chân thành thuốc thang đầy đủ ,bệnh của cô giáo anh thuyên giảm , những cơn ho dần dần hết hẳn. Ngày cô giáo anh ra viện cũng là ngày anh ngỏ lời yêu cô bé Trà Mi, Sự đồng cảm, sự chăm sóc của cậu học trò xưa đối với mẹ mình làm trái tim cô bé chuyển nhịp và tình yêu đã đến với họ.Cô giáo hạnh phúc khi thấy mình thật may mắn có đứa học trò hiếu thuận như Vũ, Cô đâu hiểu được rằng tại cái ngày xưa ấy Vũ mới quay về chuộc lại lỗi lầm và trở thành con rể cô giáo. Đã nhiều lần anh muốn giải bày nói một lời xin lỗi cùng cô và vợ của anh, nhưng anh sợ, sợ tình cảm bấy lâu cô và Trà Mi đã dành cho anh sẽ mất tất cả. Giá như anh nói được được điều ấy . . .thì đến hôm nay anh không phải khổ thế này anh cứ thấy mình là một kẻ phạm tội.Qua trang báo này anh muốn nói với cô giáo rằng Xin cô hãy tha thứ cho anh, tha thứ tất cả ( không phải vì như thế anh lấy vật chất bù đắp cho cô mà đó là một tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của cậu học trò nhỏ ngày xưa đứng trước hoàn cảnh của cô giáo mình) Mong cô giáo của anh mãi mãi khoẻ mạnh và luôn luôn vui vẻ bên gia đình anh. Anh tự hứa sẽ sống tốt hơn yêu thương gia đình và vun đắp hạnh phúc. Kể cho tôi nghe xong tâm sự nét mặt anh Vũ rạng rỡ như trút được gánh nặng trong lòng, hớp một ngụm nước trà anh khà sảng khoái và chào tôi ra về. 10 . chăn kín để rồi thiếp vào giấc ngủ trẻ thơ. Còn vợ em, bất lực với chồng em dâu chỉ biết than ngắn thở dài một mình, thui thủi không nói chuyện cùng ai, ngay cả với anh em họ hàng nội tộc,. Mùa về, lúa chưa kịp khô đã có người đến đòi nợ, chăm chỉ trồng và thu hoạch các loại nông sản ngắn ngày mong cải thiện cho con bữa cơm nhưng rồi em cũng biết và tìm chỗ giấu tiền lại nướng