Đề thi Lí 6 HKI

6 337 0
Đề thi Lí 6 HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (ĐỀ 1) Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo thể tích của chất lỏng: - Đơn vị đo thể tích. -Ý nghĩa số chỉ đơn vị thể tích ghi trên bao bì của chai nước khoáng. -Tính lượng nước tiêu thụ trong một tháng của người dân Thành Phố. 2Câu (1đ) 2Câu (1đ) 2. Đo thể tích của vật rắn không thấm nước: Cách đo thể tích vật rắn bằng bình tràn và bình chứa. 1Câu (0,5đ) 1Câu (2đ) 2Câu (2,5đ) 3. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực: -Ví dụ minh họa các kết quả tác dụng của lực. -Vật bị biến dạng dưới tác dụng của lực 2Câu (1đ) 2Câu (2,5đ) 4Câu (3,5đ) 4. Trọng lực – đơn vị lực: -Tính trọng lượng của các vật nặng, dựa vào khối lượng đã cho. -Giải thích tác dụng lực hút của trái đất lên vật. 1Câu (0,5đ) 1Câu (1,5đ) 1Câu (1đ) 3Câu (3đ) TỔNG 6Câu (3đ) 3Câu (4đ) 2Câu (3đ) 11Câu (10đ) PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỀM TRA HKI (ĐỀ 1) Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1:Trên một chai nước khoáng có ghi 1 lít, số đó chỉ gì : A. Khối lượng của chai nước. B. Thể tích của chai nước. C. Sức nặng của nước trong chai. D. Thể tích của nước trong chai. Câu 2: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của thể tích? A. dm B. lít C. m 3 D. cc Câu 3: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có hình dạng không xác định thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích của bình tràn. B. Thể tích của bình chứa. C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa D. Thể tích phần nước còn lại trong bình tràn. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến dạng? A. Đất sét để trong hộp. B. Thợ săn giương cung bắn thú. C. Gió thổi thuyền căng buồm ra khơi. D. Móc một quả nặng vào lò xo đang được treo trên giá đỡ. Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có biến đổi chuyển động? A. Một xe đạp đang chạy, bổng hãm phanh đột ngột. B. Một xe máy chạy đều với vận tốc 40km/h. C. Một quả bóng đang lăn từ từ dừng lại. D. Một xe máy đang chạy bổng tăng ga xe chạy nhanh hơn. Câu 6: Quả cân 100g tại mặt đất có trọng lượng là: A. 0,1N B. 1N C. 10N D. 100N II/. TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: (1,5 đ) Tím thí dụ minh họa về các kết quả tác dụng của lực: - Vật bị biến dạng - Chuyển động của vật bị biến đổi - Vật vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động Bài 2: (1 đ) Tại sao khi ta ấn ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút Bài 3: (1 đ) Tại sao khi ném hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng, bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao một đoạn rồi dừng lại và rơi xuống? Bài 4: (2 đ ) Hiện nay, trung bình mỗt người dân trong Thành Phố tiêu thụ 80 lít nước mỗi ngày. Nếu gia đình có 4 người thì trong một tháng (30 ngày) sẽ tiêu thụ bao nhiêu mét khối nước? Bài 5: (1,5 đ) Tính trọng lượng của các vật sau: -Một quả cân nặng 200g -Một quả trứng nặng 50g -Một quả cầu kim loại nặng 3,5 kg. PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI ( ĐỀ 1) Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. D 2. A 3. C 4. A 5. B 6. B II/. TỰ LUẬN:(7 điểm) Bài 1: (1,5đ) Ví dụ về các kết quả tác dụng của lực: -Vật bị biến dạng: Dùng tay kéo hai đầu của lò xo, dưới tác dụng lực kéo của tay lò xo bị dãn ra….(0,5đ) -Chuyển động của vật bị biến đổi: Xe đang chạy trên đường thẳng, bổng rẻ sang phải…(0,5đ) -Vật vừa bị biến dạng, vừa biến đổi chuyển động: Quả bóng đang nằm yên. Dưới tác dụng lực đá của chân cầu thủ trong thời gian ngắn, quả bóng bị biến dạng đồng thời quả bóng chuyển động nhanh dần….(0,5đ) Bài 2: (1đ) Khi ta ấn ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút vì: Lực của bàn tay đã tác dụng một lực lên ngón tay làm cho các đầu ngón tay bị biến dạng. Bài 3: (1đ) Khi ném hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng, bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao một đoạn rồi dừng lại và rơi xuống vì: Hòn sỏi luôn chịu tác dụng của trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới làm cho chuyển động của hòn sỏi bị biến đổi. Bài 4: (2đ) Lượng nước bốn người tiêu thụ trong một ngày là: 80 × 4 = 320(lít) (0,5đ) Lượng nước bốn người tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) là: 320 × 30 = 9600(lít) (1đ) Mà: 1lít = 1dm 3 nên 9600lít = 9,6m 3 (0,5đ) Vậy trung bình một tháng bốn người tiêu thụ 9,6m 3 nước. Bài 5: (1,5đ) Mỗi câu đúng được 0,5đ -Một quả cân nặng 200g có trọng lượng là 2N. -Một quả trứng nặng 50g có trọng lượng là 0,5N. -Một quả cầu kim loại nặng 3,5 kg có trọng lượng là 35N. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI (ĐỀ 2) Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Khối lượng riêng – trọng lượng riêng: +Khái niệm trọng lượng riêng, công thức tính, đơn vị… +Khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng. +Tính thể tích của thanh sắt. 2Câu (1đ) 1Câu (2đ) 3Câu (3đ) 2. Máy cơ đơn giản: +Tác dụng của việc sử dụng máy cơ đơn giản. +Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. +Các công việc cần sử dụng máy cơ đơn giản. 2Câu (1đ) 1Câu (2đ) 3Câu (3đ) 3. Mặt phẳng nghiêng: +Lực cần thiết để kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng. +Các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng. 1Câu (1đ) 2Câu (1đ) 1Câu (1đ) 1Câu (1đ) 5Câu (4đ) TỔNG 4Câu (2đ) 1Câu (1đ) 2Câu (1đ) 2Câu (3đ) 2Câu (3đ) 11Câu 10(đ) PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HKI- ĐỀ II Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Đơn vị của trọng lượng riêng là: A. N B. N/m 3 C. N/m 2 D. N.m 3 Câu 2: Biểu thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng cảu cùng một chất: A. d = 10D B. d = V.D C. d = P.V D. P = 10m Câu 3: Khi kéo một vật lên cao theo phương thẳng đứng cần dùng một lực như thế nào so với trọng lượng của vật: A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật C. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật Câu 4: Tác dụng của máy cơ đơn giản: A. Để hoàn thành công việc dễ hơn B. Để thực hiện công việc nhiều hơn C. Để vận chuyển các vật to D. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn Câu 5:Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng Câu 6:Để đưa thùng hàng nặng 1500N lên ôtô bằng tấm ván nghiêng cần dùng một lực kéo: A. F < 1500N B. F > 1500N C. F = 1500N D. F =2500N II/. TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: (2đ) Tính thể tích của một thanh sắt có khối lượng 23,4kg. Biết khối lượng riêng của sắt là7800kg/m 3 ? Bài 2: ( 2đ) Mỗi người đều dùng một lực là 200N thì bốn người có thể kéo trực tiếp một vật nặng 150kg lên cao theo phương thẳng đứng được không? Tại sao? Bài 3: (1đ) Để làm các công việc sau, người ta thường dùng các loại máy cơ đơn giản nào? a) Dùng kéo cắt vải b) Kéo lá cờ lên đỉnh cột cờ c) Đẩy xe máy lên thềm nhà d) Kéo nước từ giếng sâu lên Bài 4:(1đ) Tại sao đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? Bài 5:(1đ) Người ta dùng hai tấm ván để đưa hàng hóa từ mặt đất lên xe tải. Tấm ván thứ hai dài gấp 1,5 lần tấm thứ nhất. Em cho biết dùng tấm ván nào được lợi về lực hơn. Vì sao? PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI (ĐỀ 2) Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. B 2. A 3. C 4. D 5. B 6.A II/. TỰ LUẬN:(7 điểm) Bài 1: (2đ) Tóm tắt m = 23,4kg D = 7800kg/m 3 (0,5đ) V = ? Giải Thể tích của thanh sắt là m m 23,4 D V= 0,003 V D 7800 = → = = (m 3 ) (1,5đ) Đáp số: 0,003(m 3 ) Bài 2: (2 đ) Trọng lượng của vật nặng là: P = 10m =10×150 =1500(N) (0,5đ) Lực của 4 người dùng để kéo vật lên là: 4người × 200N = 800(N) (0,5đ) Vậy: Lực của 4 người không thể kéo vật nặng lên được vì lực của bốn người nhỏ hơn trọng lượng của vật nặng (800N < 1500N) (1đ) Bài 3: (1đ) Các máy cơ đơn giản thường dùng là: Mỗi câu đúng (0,25đ) a) Đòn bẩy b) Ròng rọc c) Mặt phẳng nghiêng d) Ròng rọc Bài 4: (1đ) Đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài vì khi đó dộ nghiêng của đường ít, ôtô lên dốc đỡ tốn lực hơn. Bài 5: (1đ) Người ta sẽ dùng tấm ván thứ hai để đưa hàng hóa từ mặt đất lên xe tải vì tấm ván hai có chiều dài lớn hơn tấm ván thứ nhất, mặt phẳng nghiêng ít dốc hơn và được lợi về lực hơn. . phúc ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI ( ĐỀ 1) Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. D 2. A 3. C 4. A 5. B 6. B II/ phúc ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI (ĐỀ 2) Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1. B 2. A 3. C 4. D 5. B 6. A II/ NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HKI- ĐỀ II Môn thi : Vật lí – Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm ) Khoanh tròn vào một

Ngày đăng: 27/04/2015, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan