UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 18 tháng 02 năm 2011 Kính gửi: - Các phòng Giáo dục và Đào tạo; - Các trường THPT, PTDTNT. Thực hiện quyết định số 6289/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giaó dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ hội thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn quốc lần thứ IX-2011; Nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động văn hóa của tuổi trẻ học đường cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Để thiết thực chào mừng thành công đại hội đại biểu Đảng CSVN lần thứ XI, các ngày lễ lớn trong năm 2011 và thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010-2011, Sở GDĐT thông báo kế hoạch tổ chức hội thi : “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Lâm Đồng năm 2011 như sau: I. Kế hoạch tổ chức hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Lâm Đồng 2011. 1) Thời gian: - Cấp cơ sở (huyện, thành phố): thời gian hoàn thành trước ngày 26-3-2011 - Cấp tỉnh: thời gian dự kiến từ ngày 10 đến ngày 15-4-2011 - Toàn quốc: cuối tháng 6-2011 2) Nội dung: - Tên hội thi: hội thi “Giai điệu tuổi hồng- tỉnh Lâm Đồng, năm 2011” (viết tắt là: GĐTH-LĐ, 2011). - Chủ đề: “Ước mơ xanh” (theo chủ đề chung của hội thi GĐTH toàn quốc) - Đối tượng tham gia: Học sinh tham gia hội thi hiện đang học tập tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học năm học 2010-2011 trong toàn tỉnh.Thành phần các đoàn tham gia vòng tỉnh là những thí sinh đã đạt thành tích tại các cuộc thi cấp cơ sở, xếp loại học tập từ trung bình trở lên và xếp loại hạnh kiểm từ hạnh kiểm khá trở lên. - Tổng số thí sinh mỗi đoàn tham gia không quá 15 người (kể cả phụ họa, dẫn chương trình). 3) Thể loại dự thi: Gồm các thể loại sau: Đơn ca, song ca, tốp ca, múa, nhạc và các hình thức khác. Số: 132 / SGDĐT – GDTrH V/v Hướng dẫn tổ chức hội thi “Giai điệu tuổi hồng”tỉnh Lâm Đồng năm 2011. - Các bài hát dự thi phải thể hiện bằng tiếng Việt. Các thí sinh hát các bài hát bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất một lần hát bằng tiếng Việt (hoặc thuyết minh phần lời dịch ra tiếng Việt). - Các tiết mục hát nếu dùng băng, đĩa cho phần cho phần nhạc đệm thì không được dùng băng, đĩa ghi sẵn phần lời hát (trừ phần hát bè, hát phụ họa). Người ngoài sân khấu không được hát thay thí sinh đang biểu diễn. Các tiết mục biểu diễn nhạc cụ (nếu có) không được dùng băng đĩa ghi sẵn phần biểu diễn. Thí sinh nếu thi đơn ca thì không được tham gia quá 1 tiết mục cùng thể loại trong chương trình. - Khuyến khích các đoàn xây dựng chương trình có các tiết mục mang âm hưởng dân gian, dân tộc như hát múa đồng dao, mô phỏng các trò chơi, trò diễn dân gian…phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông. - Khuyến khích sử dụng các tác phẩm viết về tuổi trẻ học đường và về ngành giáo dục. - Các đoàn tự giới thiệu chương trình dự thi của mình và tự chuẩn bị nhạc đệm cho phần biểu diễn của mình. Nếu có nhu cầu sử dụng dàn nhạc của ban tổ chức phải đăng kí theo quy định của BTC hội thi mà đoàn tham gia và gửi kèm theo bản nhạc. 4) Thời gian,phương thức đánh giá: - Thời gian biểu diễn của mỗi đoàn không quá 20 phút (tính từ lúc đoàn tự giới thiệu chương trình dự thi của đoàn mình). - Thứ tự biểu diễn của mỗi đoàn được xác định bằng cách rút thăm hoặc do sự sắp xếp của BTC. - Nếu chương trình vượt quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm theo nguyên tắc cứ quá 01 phút thì bị trừ 01 điểm vào tổng điểm chương trình của các giám khảo. - Các tiết mục dự thi được chấm theo thang điểm 10, chính xác đến 0,1. Điểm tiết mục là điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm cho tiết mục. - Điểm chương trình của mỗi đoàn được chấm theo thang điểm 10, chính xác đến 0,1 và được đánh giá căn cứ vào mức độ bám sát chủ đề, sắc thái dân tộc, sắc thái địa phương. Sự hồn nhiên thân thiện, tươi trẻ của học sinh phổ thông. Ấn tượng để lại cho người xem về mặt nghệ thuật, nét mới trong nội dung và hình thức biểu diễn. Sự kết cấu hài hòa giữa các tiết mục của toàn bộ chương trình. - Ban tổ chức khuyến khích các chương trình biểu diễn liên tục, tạo sự lôi cuốn theo đúng chủ đề. - Điểm toàn đoàn bằng điểm trung bình cộng của các tiết mục nhân hệ số 2, cộng với điểm chương trình. Đoàn có điểm cao xếp trên, nếu số điểm bằng nhau đoàn nào có điểm chương trình cao hơn được xếp trên, sau đó sẽ xét đến giải nhất, nhì, ba, khuyến khích. 5) Ban giám khảo và khen thưởng : - Ban giám khảo do ban tổ chức hội thi mời, GK gồm các thành viên là nhạc sĩ, các giáo viên giảng dạy âm nhạc có trình độ chuyên môn cao, gần gũi và am hiểu phong trào văn nghệ học sinh phổ thông. Ban tổ chức căn cứ vào điểm toàn đoàn để tặng cờ, giấy khen nhất, nhì, ba và các giải khác. - Tặng giấy khen (hoặc chứng nhận) kèm phần thưởng nhất, nhì, ba, khuyến khích cá nhân cho các tiết mục đạt điểm cao nhất tính từ trên xuống theo tỉ lệ số tiết mục từng thể loại trên tổng số tiết mục của hội thi.Ban tổ chức sẽ chọn 4 tiết mục xuất sắc của các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca cấp trung học phổ thông để dàn dựng thành chương trình dự thi vòng chung khảo toàn quốc. - Kết quả tham gia hội thi “GĐTH-LĐ, 2011” là một trong những căn cứ để sở GDĐT đánh giá thi đua khen thưởng các mặt công tác của cơ sở. II. Tổ chức thực hiện: - Phòng giáo dục đào tạo tổ chức hội thi cho bậc tiểu học, cấp THCS trên địa bàn (kể cả trường trực thuộc sở có cấp THCS), sau đó chọn ra 2 tiết mục đạt giải cao nhất để dự thi vòng tỉnh (trong đó bậc tiểu học 1 tiết mục và cấp THCS 1 tiết mục). - Các trường THCS, DTNT, THPT (có cấp THCS) ở các huyện, thành phố phối hợp với phòng GDĐT trong việc tổ chức hội thi cấp THCS. - Lập kế hoạch và thực hiện hội thi cấp trường đối với cấp THPT sau đó thành lập các đội tuyển tham gia vòng thi cấp tỉnh. - Các đơn vị tham gia “GĐTH-LĐ, 2011” vòng tỉnh lập danh sách thí sinh tham gia và chương trình dự thi có đóng dấu của lãnh đạo cơ quan gửi về Ban tổ chức. III. Kinh phí thực hiện - Kinh phí tổ chức hội thi cấp cơ sở được dự trù và chi trong ngân sách và các nguồn quỹ của đơn vị. - Các phòng GDĐT, các trường THPT, DTNT cần tranh thủ các nguồn tài trợ để tăng cường điệu kiện tổ chức và giải thưởng cho hội thi. - Các đơn vị sau khi tổ chức GĐTH ở cơ sở gửi báo cáo, bản đăng kí tham gia vòng tỉnh theo mẫu đính kèm trước ngày 01/04/2011 về địa chỉ: Phòng GDTrH - Sở GDĐT, số 1 Lương Thế Vinh Đà Lạt; Email: PhongGDTrH.solamdong@moet.edu.vn hoặc liên hệ với bà Trần Thị Kim Ngân, ĐT: 0915354445, email: trankimngan1968@yahoo.com./. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như trên (để thực hiện); PHÓ GIÁM ĐỐC - UBND tỉnh (để báo cáo); (Đã kí) - Sở VH-TT-DL (để phối hợp chỉ đạo); - Tỉnh Đoàn TNCSHCM (để phối hợp); Huỳnh Văn Bảy - Lưu VT,GDTrH. Số đến : 128 – ngày 21/02/2011 Sao : Ông Khoa nhận triển khai , chỉ đạo thực hiện . - CV THCS , TH - Các trường TH, PTCS, THCS - ( * ) Trưởng Phòng ( đã ký ) Từ Ngọc Thanh . 2010-2011, Sở GDĐT thông báo kế hoạch tổ chức hội thi : Giai điệu tuổi hồng tỉnh Lâm Đồng năm 2011 như sau: I. Kế hoạch tổ chức hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Lâm Đồng 2011. 1) Thời gian: -. 6-2011 2) Nội dung: - Tên hội thi: hội thi Giai điệu tuổi hồng- tỉnh Lâm Đồng, năm 2011” (viết tắt là: GĐTH-LĐ, 2011). - Chủ đề: “Ước mơ xanh” (theo chủ đề chung của hội thi GĐTH toàn quốc) - Đối. trình). 3) Thể loại dự thi: Gồm các thể loại sau: Đơn ca, song ca, tốp ca, múa, nhạc và các hình thức khác. Số: 132 / SGDĐT – GDTrH V/v Hướng dẫn tổ chức hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Lâm Đồng