Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông Tuần 26 Ngày soạn: 16/02/2011 Tiết 49 Ngày dạy: 18/02/2011 Bài 32. PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi). 2. Kĩ năng: Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phương trình hóa học cụ thể. Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng đã học. Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo phương trình hóa học. 3. Thái độ: Sử dụng các đồ dùng cẩn thận, bảo quản tốt. 4. Trọng tâm: Khái niệm chất khử , chất oxi hóa ( nhắc lại), sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV: Bảng phụ có bài tập về các loại phản ứng. b. HS: Xem bài mới ở nhà trước ki lên lớp. 2. Phương pháp: Vấn đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1……/…… 8A2……/…… 8A3… /… 2. Kiểm tra bài cũ (5’): HS1: Nêu các tính chất hoá học của hidro? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ? Tại sao hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nỗ? HS2: Làm bài tập 5 SGK/ 109. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong thực tế chúng ta thấy sắt bị gỉ, hiđro khử CuO, đó là những phản ứng oxi hoá – khử.Vậy thì phản ứng c thuộc loại phản ứng nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Sự khử và sự oxi hoá(10’). -GV: Yêu cầu HS theo dõi PTHH H 2 + CuO và nêu nhận xét về thành phần của các chất tham gia và sản phẩm. -GV:CuO đã bị tách O ra khỏi hợp chất của nó tạo ra Cu. Quá trình này gọi là sự khử. -GV: Vậy sự khử là gì? -GV: Yêu cầu HS nhắc lại sự oxi hoá là gì? -HS: H 2 chiếm O của CuO để tạo thành H 2 O. - Nghe giảng -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Trả lời và ghi vở. -HS: Sự tác dụng của oxi với một chất goi là sự oxi hoá. I. Sự khử và sự oxi hoá 1. Sự khử - Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử 2. Sự oxi hoá - Sự tác dụng của oxi với một chất goi là sự oxi hoá GV Lê Anh Linh Trang 1 Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông -GV: Vậy phản ứng trên có xảy ra sự oxi hoá hay không? Vì sao? -GV: Hãy xác định sự khử và sự oxi hoá trong các phản ứng sau: H 2 + Fe 2 O 3 0 t → Fe + H 2 O H 2 + O 2 0 t → H 2 O -HS: Có. Vì H đã kết hợp với O để tạo ra nước. -HS: Làm bài tập vào vở trong vòng 3 phút. Sau đó lên bảng làm bài tập Hoạt động 2. Chất khử và chất oxi hoá (8’). -GV: Giới thiệu 2 ví dụ: CuO + H 2 0 t → Cu + H 2 O C + O 2 0 t → CO 2 -GV: Giới thiệu: H 2 , C là những chất khử.Vậy thế nào là chất khử? Chất nào chất oxi hóa? -GV: CuO, O 2 là chất oxi hoá. Vậy, chất oxi hoá là gì -HS: Quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi: Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử -HS: Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. II. Chất khử và chất oxi hoá - Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử - Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Hoạt động 3. Phản ứng oxi hoá – khử (7’). -GV: Treo sơ đồ phản ứng CuO + H 2 . Yêu cầu HS nêu nhận xét về sự có mặt của sự khử, sự oxi hoá. -GV: Tất cả các phản ứng đó ta gọi là phản ứng oxi hoá khử. Vậy phản ứng oxi hoá khử là gì? -HS: Cả sự khử và oxi hoá đều có mặt trong 1 phản ứng. -HS: Trả lời và ghi vở. III. Phản ứng oxi hoá khử Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử Sự oxh CuO + H 2 0 t → Cu + H 2 O Oxh Kh Sự khử Hoạt động 4 . Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá- khử (5’). - GV: Gọi HS đọc phần 4 SGK và cho biết phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng như thế nào ? - HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi. 4. Cũng cố - Đánh giá - Dặn dò(8’) : a. Củng cố: Hãy lập PTHH theo các sơ đồ sau: Fe 2 O 3 + CO o t → CO 2 + Fe Fe 3 O 4 + H 2 o t → H 2 O + Fe CO 2 + Mg o t → MgO + C Các phản ứng hó học này có phải là phản ứng oxi hoá – khử không ? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hoá – khử , cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hoá? Vì sao ? b. Dặn dò : Làm bài tập 1 ,2, 3 ,4 ,5 trang113 SGK Dặn các em xem bài “ điều chế hidro và phản ứng thế” . IV. RÚT KINH NGHIỆM : ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GV Lê Anh Linh Trang 2 . có mặt của sự khử, sự oxi hoá. -GV: Tất cả các phản ứng đó ta gọi là phản ứng oxi hoá khử. Vậy phản ứng oxi hoá khử là gì? -HS: Cả sự khử và oxi hoá đều có mặt trong 1 phản ứng. -HS: Trả lời. hoá. II. Chất khử và chất oxi hoá - Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử - Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Hoạt động 3. Phản ứng oxi hoá – khử (7’). -GV: Treo sơ đồ phản ứng CuO. tâm: Khái niệm chất khử , chất oxi hóa ( nhắc lại), sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV: Bảng phụ có bài tập về các loại phản ứng. b. HS: Xem