1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4

23 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 229,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT GIÁ RAI Trường TH Phong Tân SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (ĐỀ TÀI : “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4”) Họ và tên : Trương Vũ Phương. Năm sinh : 02/09/1979. Trình độ chuyên môn : Đại học. Đơn vị công tác : Trường TH Phong Tân. Nhiệm vụ được phân công năm học 2011 - 2012: Dạy lớp. ******* I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Nhân cách con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, thì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người muốn giao tiếp hay trao đổi thông tin thường thông qua hai hình thức là sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Về ngôn ngữ viết thì yêu cầu trước tiên là phải viết đúng chính tả. Vì chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị cản trở giữa các địa phương, các vùng trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước với các thế hệ đời sau. Trong các vấn đề về ngôn ngữ, vấn đề chính tả được đặt ra trong nhà trường là một cách hết sức cần thiết. Vì vậy, việc dạy chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Trong nhà trường, việc rèn luyện cho học sinh viết chính tả là một khâu rất cần thiết và vô cùng quan trọng . Dạy chính tả là dạy kỹ năng sử dụng âm tiết, chữ viết, tiến tới hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách 1 chính xác. Việc viết đúng chính tả giúp học sinh trong quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao trong đời sống. Viết sai lỗi chính tả là hiện tượng thường gặp trong tất cả các học sinh ở các cấp học. Vì vậy, muốn giảm bớt được điều này thì ngay ở bậc Tiểu học, người giáo viên cần phải có sự uốn nắn, rèn luyện bước đầu tạo đà phát triển cho các em ở các cấp học trên, nghĩa là rèn luyện cho các em kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết ở cấp hạ tầng cơ sở. Hơn nữa, việc sai chính tả không chỉ xảy ra ở các âm tiết, phụ âm cuối mà còn xảy ra ngay ở phụ âm đầu như: s/x; v/d ; tr/ch ;ng/ngh; g/gh ; g/r;. . . Do vậy, nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy kiểu bài chính tả ( so sánh phụ âm đầu ) là việc làm cần thiết trong việc giảng dạy ở cấp Tiểu học hiện nay, góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở cấp học này. II/ NỘI DUNG: 1/ Thực trạng: Trong tình hình chung hiện nay trường tiểu học đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt chú trọng đến học sinh yếu kém, học sinh cá biệt v.v. Tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu môn học thì việc dạy học chưa đạt kết quả như mong muốn như: nhiều học sinh còn viết sai chính tả, sách giáo khoa vẫn còn một số hạn chế như sách giáo khoa không có nêu các trọng điểm chính tả cần dạy ở các vùng phương ngữ cơ bản. Do đó khi dạy giáo viên gặp khó khăn. Trước trực trạng ấy tìm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đó là điều rất cần thiết để việc dạy học ở tiểu học có hiệu quả mục tiêu chương trình đề ra. Vì mục tiêu tôi chọn là:”Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4” làm đề tài. 2/ Nhiệm vụ và phương pháp thực hiện: Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này ta cần xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ học như hệ thống ngữ âm Tiếng Việt làm cơ sở lý luận cho đề tài. 2 - Khảo sát các tài liệu dạy học như sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác để phân tích ngững thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh. Khi dạy học chính tả ở trường Tiểu học nói chung ở lớp 4 nói riêng. - Khảo sát thực trạng dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, để tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm, những thành tựu và hạn chế của hoạt động dạy học chính tả lớp 4 ở trường Tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học. 3/ Cơ sở lý luận: a) Cơ sở tâm lý học: - Mục đích dạy chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả. - Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá, không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của ý chí. Để dạt được điều này, có thể tiến hành theo hai cách: Có ý thức và không có ý thức. Cách không có ý thức (còn gọi là phương pháp máy móc, cơ giới) chủ trương dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những cơ sở từ vựng và ngữ pháp chính tả, mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể. Cách dạy học này tốn nhiều thời giờ, công sức và không thúc đẩy được sự phát triển của tư duy, chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định. Cách có ý thức (còn gọi là phương pháp có ý thức, có tính tự giác) chủ trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các quy tắc, các mẹo luật chính tả. Trên cơ sở đó, tiến hành và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh tiểu học cần vận dụng cả hai cách nói trên. Trong đó cách không có ý thức chủ yếu được sử dụng ở các lớp đầu cấp, còn cách có ý thức cần được sử sụng thích hợp 3 chủ yếu ở các lớp cuối cấp. Gần đây một số nhà nghiên cứu vấn đề dạy - học chính tả lại có xu hướng khẳng định trong các cách học, cách “nhớ từng chữ một” (cách không có ý thức) được coi là giải pháp hữu hiệu hơn cả, hợp lý hơn cả, nhất là đối với học sinh tiểu học (bởi vì học sinh độ tuổi tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt, khả năng học thuộc khá nhanh). Theo cách này, học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỷ lệ không nhiều, do đó, học sinh có thể ghi nhớ được. Vì vậy việc dạy học chính tả ở trường tiểu học không nên tập trung vào các “trọng điểm chính tả” mà gây sự dàn trải, tản mạn, được như vậy thì chất lượng, hiệu quả dạy học chính tả sẽ được nâng cao. b) Cơ sở ngôn ngữ học: - Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác các âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. - Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có qui trình hoạt động trái ngựơc nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm, còn tập viết (viết chính tả) có cơ sở là chính tự (chính tự là sự biểu hiện của qui tắc chính tả ở một đơn vị . Một từ xét về mặt chính tả được gọi là một chính tự. Nói rằng chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau là nói về nghuyên tắc chung, còn trong thực tế, về biểu hiện của mỗi quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú, đang dạng. Cụ thể chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào (Phương ngữ là cách phát âm khác biệt, lệch so với chuẩn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương). Cách phát âm thực tế các phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, 4 cho nên không thể thực hiện phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy” được. (Ví dụ : không thể viết ra dề, da đình, chời đất……như cách phát âm miền Nam Bộ). - Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Ví dụ nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc gia đình hoặc da thịt hay ra vào (đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt mà khi dạy chính tả, giáo viên cần chú ý. 4/ Một số nguyên tắc dạy chính tả: a) Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực: - Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Tức là phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Ví dụ phương ngữ Nam bộ: Có hiện tượng đồng nhất hoá hai phụ âm đầu /v/ và /z/ và đồng nhất hoá hai cặp phụ âm cuối /n/, /ng / và /t/ , /k/ khi phát âm. Ví dụ : áo len – leng keng -> Phát âm tiếng “len “và tiếng “leng” hoàn toàn giống nhau. Xem xiếc – xiết chặt -> Phát âm tiếng “xiếc “và tiếng “xiết” hoàn toàn giống nhau. - Nguyên tắc này giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp. Nguyên tắc này giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp 5 mình dạy. b) Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức: Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp có ý thức và không có ý thức một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao. Trong giờ dạy, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, từ vựng – ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả để nhằm giúp học sinh xây dựng các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ : + Những từ ngữ nghi ngờ viết ch hay tr : Thì ta viết là “ch” nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình (hoặc chỉ những người thân trong gia đình) : chai, chén, chảo , chiếu, chum, chậu, chăn…(hoặc: chú, cha, chồng, chị, cháu, chắt…) + Những từ nghi ngờ viết s hay x : Ta viết là “s” nếu chúng chỉ cây cối, hoa quả và rau : sung, si, sứ, vú sữa, sa sâm, sắn, sầu riêng, cao su, su su, sú vẹt,… Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thời giờ và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể, hơn nữa còn gây được hứng thú cho học sinh. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh. c) Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực( xây dựng cái đúng loại bỏ cái sai): - Phương pháp tích cực là cung cấp cho học sinh các qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả. - Phương pháp tiêu cực là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng. - Về các loại lỗi chính tả của học sinh cơ bản có ba loại sau: + Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự. Lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: d/gi, tr/ch, ng/ngh, s/x,…Để sửa lỗi này, học sinh cần nắm vững các qui tắc chính tả, nhớ kĩ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn. 6 + Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Ví dụ: quyét sạch, qoanh co, khúc khuỷ…Để sửa lỗi này học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành phần, là những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm tiết… + Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác. Có vùng viết d thành r, có vùng viết l thành n…Để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm trong Tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà địa phương mình thường mắc. Giáo viên có thể xây dựng các “ mẹo” để giúp học sinh viết đúng. - Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh mình tự phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng. - Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán, đồng thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh. Phương pháp tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực. Trong quá trình giảng dạy chính tả giáo viên cân phối hợp một cách hợp lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp này. 5/ Cơ sở thực tiển: a) Chương trình và sách giáo khoa: Chương trình phân môn chính tả lớp 4, ngoài các tuần ôn tập thì các bài học chính tả được trình bày trong 31 tuần. Mỗi tuần có một tiết, học kỳ 1 có 16 tiết, học kỳ 2 có 15 tiết. Bài chính tả được bố chí song song với tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Bài chính tả gồm các dạng bài chính tả : nghe - viết, nhớ - viết. * Chính tả đoạn bài: - Về nội dung: Bài viết chính tả có thể được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc, có thể là nội dung biên soạn mới có 7 cùng chủ đề (độ dài khoảng 80 - 90 chữ). - Về hình thức: Có hai hình thức. Chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả nghe - viết và chính tả nhớ - viết. Sách chú trọng hình thức chính tả nghe - viết và nhớ - viết. Hình thức chính tả nhớ - viết chỉ có ở HKI (3 bài), HKII (5 bài). Hình thức chính tả so sánh được lồng ghép trong tất cả các bài chính tả âm vần. *Chính tả âm vần: - Học sinh luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do cả ba nguyên nhân: Do bản thân các âm, vần, thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp), do học sinh không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. + Phụ âm: l/n, s/x, tr/ch, d/gi/r. + Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, im/iêm, ât/âc, ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, ên/ênh, in/inh, êt/êch, iu/iêu, o/ô. + Thanh: thanh hỏi/ thanh ngã. - Về nội dung: Bài chính tả âm vần là bài tập lựa chọn được đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ : (2), (3). Mỗi bài tập lựa chọn gồm hai đến ba bài tập dành cho những vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên căn cứ vào đặt điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới thích hợp. - Về hình thức: Hình thức bài tập chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng. Nội dung bài tập mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. Hình thức bài tập chính tả âm vần mới xuất hiện ở lớp 3 vẫn tiếp tục được sử dụng ở lớp 4 như: + Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, trong đoạn văn. + Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp. + Tự rút ra quy tắc chính tả qua các bài tập thực hành. + Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn. + Giải đố để phân biệt từ ngữ có âm vần thanh dễ lẫn. + Nối tiếng từ ngữ đã cho để tạo thành từ ngữ hoặc câu đúng. 8 + Tìm từ ngữ chứa âm vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa,… Ngoài cáchính thức bài tập chính tả âm vần vừa nêu, ở sách lớp 4 có thêm một số hình thức chính tả mới như: + Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. + Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả. + Xếp các từ ngữ cho sẵn thành hai cột (cột gồm các từ viết đúng và cột gồm các từ viết sai chính tả). + Tìm các từ láy có tiếng chứa âm hoặc thanh cho sẵn. + Viết lại các câu cho đúng chính tả. + Tìm các tính từ có âm đầu hoặc vần cho trước. + Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện câu chuyện hoặc đoạn văn cho trước. + Tìm các trường hợp chỉ viết với một hình thức chính tả duy nhất (không có đối lập). Học sinh được tiếp cận với những kiến thức nêu trên sẽ được rèn những kĩ năng như sau: + Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. + Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sửng dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. + Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. * Các bài so sánh phụ âm đầu được sắp xếp như sau : + l/n : Học kỳ I : 5 tiết ; Học kỳ II : 3 tiết. + s/x : Học kỳ I : 4 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết + tr/ch : Học kỳ I : 4 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết + r/d/gi : Học kỳ I : 3 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết. Trong các phần trên học sinh Nam Bộ thường hay bị mắc lỗi s/x, tr/ch, r/d/gi là đa số, phần lớn l/n học sinh rất ít mắc lỗi. 9 Trong khi đó ngoài các trường hợp dễ bị mắc lỗi trên học sinh vẫn còn bị mắc một số lỗi khác tương đương như : v/d, ng/ngh, g/gh. Nhưng sách giáo khoa Tiếng Việt 4 không đề cập đến. Ví dụ : - v/d : da chạm (va chạm); dá áo ( vá áo); duốt de (vuốt ve); dò đầu ( vò đầu),… - ng/ngh: nghề nghiệp (ngề ngiệp); nghỉ ngơi (ngỉ ngơi); ngành học (nghành học), - g/gh : gánh lúa (ghánh lúa); bàn ghế (bàn gế), b) Sách giáo viên: - Phần hướng dẫn dạy chính tả trong sách giáo viên được sắp xếp sau phần tập đọc. Phần hướng dẫn : Từ trang 15 đến trang 18 bao gồm các mục sau : A. Mục đích yêu cầu (chung cho cả phân môn). B. Nội dung dạy - học: gồm ba phần. C. Các biện pháp dạy - học. D. Quy trình dạy học. - Phần hướng dẫn cụ thể bao gồm các mục sau: I. Mục đích yêu cầu. II. Đồ dùng dạy học. III. Các hoạt động dạy học. Hầu hết các bài này chỉ để tên phân môn không có để tên bài cụ thể: Vì vậy khi dạy giáo viên ghi tên bài thường lấy tên bài của bài cần viết chính tả. Về nội dung: Theo tôi thấy là vừa đủ có hướng dẫn rõ ràng từng tiết cụ thể. Phần bài tập lựa chọn tác giả củng đề cập đến việc: Giáo viên tuỳ chọn bài tập phù hợp với cùng phương ngữ của mình. Điều đó giúp giáo viên chủ động trong việc dạy học, giúp giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả thiết thực nhất. c) Phương tiện: Đối với phân môn này đồ dùng dạy học hầu như ít hơn tất cả các môn học khác. Nhưng để thực hiện tiết dạy đạt kết quả cao giáo viên, học sinh cũng cần những 10 [...]... biện pháp khi dạy chính tả cho học sinh lớp 4 như sau: 6/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI DẠY CHÍNH TẢ SO SÁNH PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 4 6.1/ Những biện pháp chính: 6.1.1/ Giáo viên phải chú trọng trong việc phát âm đúng: Theo tôi muốn rèn cho học sinh viết đúng chính tả, điều trước tiên nhất, cần nhất là giáo viên phải làm gương cho học sinh trong việc phát âm đúng Cho nên 11 giáo viên... biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy cũng như nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh Thực trạng như vừa phân tích cho thấy cần khai thác nội dung và lựa chọn hình thức thích hợp để nâng cao chất lượng dạy học chính tả nói riêng Tiếng Việt nói chung cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Phong Tân chúng tôi đang công tác Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một số biện pháp khi dạy chính. .. lỗi chính tả kịp thời cho học sinh trong tất cả các hoạt động học tập Trong dạy học tất cả các môn , các tiết học, khi học sinh viết bảng con trong lớp, làm bài tập, chơi trò chơi, Khi GV chấm bài, xem vở học sinh cần luôn chú 18 ý thực hiện và sửa lỗi chính tả kịp thời cho học sinh, rèn cho các em ý thức viết đúng chính tả Ví dụ : Khi chấm bài xong GV nêu ra những lỗi phổ biến trong bài, rồi cho. .. chính đã được giải quyết: Trên đây là đề tài sáng kiến, tôi đã phân tích những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiển của đề tài đó là một số vấn đề ngôn ngữ học liên quan đến đề tài, các ưu điểm về chương trình SGK, nội dung và phương pháp dạy học chính tả lớp 4 Thực trạng dạy học chính tả lớp 4 trên cơ sở những vấn đề đã được trình bày, tôi nêu một số kinh nghiệm dạy chính tả phù hợp với học sinh lớp 4. .. phương pháp dạy học thích hợp cho từng loại bài chính tả nói chung Trong các tiết chính tả, giáo viên cần chú ý thực hiện đầy đủ có chất lượng trong hướng dẫn chính tả, luyện viết từ khó, giải nghĩa từ Học sinh chỉ viết tốt bài chính tả khi nào các em hiểu được nghĩa và nắm được cách viết các từ khó trong bài 6.1.2/ Sửa sai phát âm - rèn cho học sinh ý thức đọc đúng để viết đúng chính tả: Học sinh thường... kể ở nhà và ở lớp ( trong các giờ tự học, giờ sinh hoạt lớp để các em luỵên nhớ và quen với các hình thức chữ viết - GV hướng dẫn cho học sinh thuật nhớ các trường hợp chính tả trên bắng cách + Cho học sinh luyện viết từ khó kĩ trước khi viết bài vào vở (Viết nháp) + Cho học sinh luyện thêm bài tập chính tả theo từng trường hợp 6.1.7/ Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả Như chúng... (dễ 12 lẫn lộn) trong bài nhanh hơn và làm cho học sinh khắc sâu những từ ngữ đó 6.1.3/ Gây hứng thú học tập cho học sinh qua việc tổ chức các trò chơi học tập trong tiết dạy học chính tả: Để học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động giáo viên cần tạo sự hướng thú học tập cho các em trong giờ học Bởi vì làm việc gì có hứng thú thì kết quả sẽ cao hơn Nhà giáo dục học nổi tiếng Nga K.D.Usin-xki... so t, sột so t, sờ so ng Ngoài ra còn một số cách khác để phân biệt như: dựa vào đặc điểm từ láy âm; dựa vào nghĩa của từ để phân biệt c Đối với g – gh: - GV chú ý hướng dẫn HS vận dụng có ý thức một số qui tắc để làm căn cứ, giúp cho học sinh biết phân loại, so sánh và viết đúng các trường hợp chính tả - GV gợi cho học sinh nhớ lại qui tắc chính tả và nêu ra : + “ngh” kết hợp được với các nguyên âm: ... thường xuyên về chính tả - Phải phân loại các lỗi chính tả để tìm cách khắc phục thích hợp từng loại - Phải phối hợp sinh động giữa phương pháp dạy có ý thức với phương pháp không có ý thức, phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực ** Một số bài minh hoạ: 1 Một số ví dụ về bài khó và cách dạy a) Bài: (Nghe –viết) “Người tìm đường lên các vì sao” Tuần 13 – TV4 tập 1trang 126 *Nội dung : Bài tập (2).a)... định của mỗi loại bài chính tả (Văn xuôi - thể thơ) - Sau đó GV cho lớp quan sát bài viết đẹp, nêu gương học sinh viết và trình bày bài viết sạch đẹp, có điểm cao cho cả lớp xem - GV thường xuyên nhận xét chữ viết của học sinh qua mỗi bài viết, tuyên dương những học sinh tiến bộ trong việc rèn chữ viết Hình thức này đã giúp cho học sinh ý thức rèn chữ viết, cẩn thận hơn trong khi viết - Cho HS làm sổ . biện pháp khi dạy chính tả cho học sinh lớp 4 như sau: 6/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI DẠY CHÍNH TẢ SO SÁNH PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 4. 6.1/ Những biện pháp chính: 6.1.1/. chế của hoạt động dạy học chính tả lớp 4 ở trường Tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học. 3/ Cơ sở lý. TÀI : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4 ) Họ và tên : Trương Vũ Phương. Năm sinh : 02/09/1979. Trình độ chuyên môn : Đại học. Đơn

Ngày đăng: 24/04/2015, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w